Lợi nhuận cao từ trồng kiểng bonsai
Với anh Nguyễn Văn Đại (bên trái), vườn kiểng là niềm đam mê, sáng tạo và tình yêu thiên nhiên mà anh gửi vào đó.
Anh Đại chia sẻ, trước đây, anh làm nhiều nghề như thầu xây dựng, chạy xe tải bỏ mối nông sản nhưng trong anh luôn có niềm đam mê với cây cảnh, đặc biệt là bonsai. Công việc lái xe đang ổn định, bỗng sau một đêm suy nghĩ, anh bỏ ngang để đầu tư trồng kiểng.
“Trước đây, tôi chỉ trồng vài cây trước nhà, rảnh thì chăm sóc, cắt tỉa giải trí. Thấy lợi nhuận cao nên tôi quyết định theo nghề trồng mai thương mại. Thời điểm đó, thanh long giá rất cao 50.000 - 60.000 đồng/kg, nhiều người nói tôi “điên” vì dồn vốn vào bonsai. Sở dĩ tôi chọn trồng kiểng bonsai bởi vì nó ít rủi ro. Nếu cây năm nay không bán được thì năm sau bán tiếp. Cây càng để lâu càng có giá trị" - anh Đại chia sẻ.
Sau hơn 8 năm làm nghề, vườn nhà anh Đại có trên 3.000 cây kiểng bonsai các loại. Với diện tích 2ha, anh trồng chủ yếu là bông giấy Mỹ, mai nu, mai chiếu thủy, linh sam,... Theo anh Đại, một cây bonsai đẹp không đơn giản cắt tỉa là nó ra dáng mà phải trải qua quá trình dài, có những cây phải cắt gần như hết cành, chỉ chừa lại một khúc, chờ mầm mới rồi lại nuôi tiếp. Để có cây kiểng đẹp phải trải qua 4 - 5 lần cắt, tương đương khoảng 3 - 4 năm là ít. Có những cây kiểng già, đẹp thì mất thời gian nhiều hơn, phải chọn cành, uốn hướng nào cho đẹp.
Anh Đại thổ lộ: “Ban đầu khởi nghiệp, tôi gặp nhiều khó khăn. Tôi cố gắng tham gia các lớp tập huấn, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, mạng xã hội về kỹ thuật trồng và uốn bonsai. Năm 2022, tôi thu mua và cung cấp cho thị trường trên 10.000 cây linh sam”. Trung bình mỗi phôi cây, anh Đại bán với giá từ 7.000-15.000 đồng. Những cây bonsai thành phẩm, anh bán từ 200.000 đồng đến hàng chục triệu đồng, tùy theo từng cây. Thị trường tiêu thụ kiểng bonsai của anh là những khách hàng đến từ tỉnh Bến Tre, TP.HCM, người dân địa phương và trên mạng xã hội. Anh Đại còn thu mua cây con để nhân giống và tạo kiểu dáng sau đó bán lại. Trung bình mỗi năm, anh Đại thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.
Hiện tại, anh Nguyễn Văn Đại là Hội trưởng Hội Sở thích trồng cây kiểng do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Hiệp Thạnh thành lập có 8 thành viên. Anh chia sẻ nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và tìm đầu ra cho các thành viên, giúp nhau phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Bài, ảnh: Trà Long
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái
11:07 | 15/09/2023 Khởi nghiệp

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen
11:21 | 13/09/2023 Khởi nghiệp

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống
10:33 | 12/09/2023 Khởi nghiệp

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú
09:15 | 25/08/2023 Khởi nghiệp

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa
12:13 | 22/08/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp
08:52 | 18/08/2023 Khởi nghiệp
Tin khác

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối
08:52 | 16/08/2023 Khởi nghiệp

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm
09:43 | 14/08/2023 Khởi nghiệp

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop
15:58 | 04/08/2023 Khởi nghiệp

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương
14:35 | 24/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
10:18 | 05/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất khó
09:10 | 29/06/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng
14:01 | 21/06/2023 Khởi nghiệp

Phát triển kinh tế nhờ kết hợp du lịch gắn với nông nghiệp
11:00 | 13/06/2023 Khởi nghiệp

Sắp thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia
09:34 | 08/06/2023 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp tại mảnh đất quê nhà
13:40 | 31/05/2023 Khởi nghiệp

Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 | 30/05/2023 Khởi nghiệp

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Nhà máy sữa Vĩnh Tường góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.
11:35 | 16/03/2023 Khởi nghiệp

Nghệ An: Chàng trai khởi nghiệp trồng dâu tây Đà Lạt
15:33 | 28/02/2023 Khởi nghiệp

Làm chủ công nghệ sản xuất gà giống
10:37 | 22/02/2023 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
15:42 | 13/02/2023 Khởi nghiệp



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










