Lời giải cho bài toán bảo vệ môi trường nông thôn
Huy động sức mạnh của toàn dân vào bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Việt Nam với dân số 96 triệu người thì có đến hơn 60 triệu người sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn 73% dân số cả nước. Những năm gần đây, khi về vùng nông thôn, điều mà ai cũng nhận thấy đó là các công trình điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc của xã, nhà văn hóa thôn, xóm đều được xây dựng khang trang. Cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới, sự cố gắng nỗ lực trong chính mỗi người dân, đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam được nâng lên một cách rõ nét. Thế nhưng, đây chỉ là bề nổi, thực chất mối quan hệ làng xã đang có xu thế lỏng lẻo, việc xây dựng các thiết chế văn hóa thiếu thiết thực, chưa tạo được thói quen vứt rác, xử lý rác thải đúng nơi quy định.
Theo số liệu thống kê, ở khu vực nông thôn phát sinh hơn 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt/năm và khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt khoảng 40%; tỷ lệ tái chế đạt khoảng 3,24%; còn lại phần lớn được xả thải trực tiếp vào môi trường ( số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Còn theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí môi trường giữ vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng đời sống người dân. Có một thực tế là, sau 12 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, môi trường khu vực nông thôn vẫn đối mặt với nhiều thách thức, nguy cơ ô nhiễm. Bảo vệ môi trường, giải được bài toán rác thải đang là vấn đề “đau đầu” các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là hầu hết các bãi rác ở khu vực nông thôn vẫn trong tình trạng tạm bợ, với quy mô nhỏ, lại không được đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định và luôn trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, do dân cư nông thôn phân bố theo từng thôn, xóm với quy mô từ 50 -100 hộ, khối lượng nước thải phát sinh từ 10-40 mét khối/ngày đêm, rất khó khăn cho việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại và quản lý công trình theo hướng chuyên nghiệp. Điều này khiến cảnh quan, môi trường nông thôn tại nhiều vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập. Ở khu vực nông thôn, ô nhiễm nguồn nước thải, rác thải đang rất nghiêm trọng. Qua tìm hiểu thực tế ở các địa phương như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa… chúng tôi nhận thấy, một số xã tuy đã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng vẫn còn nợ tiêu chí môi trường. Có những xã dù các cơ sở hạ tầng rất tốt, nhưng lại thiếu nhà máy xử lý rác thải, nước thải. Rác vẫn bị vứt bỏ bừa bãi hoặc thu gom đưa về một khu vực tập kết rác hết sức sơ sài, rồi được đưa đi chôn lấp. Không ít chuyên gia môi trường tỏ ra lo ngại và cho rằng, nếu không thì sẽ xảy ra tình trạng khi về các xã nông thôn mới, đầu xã gặp nghĩa trang, cuối xã gặp bãi rác thải.
Riêng tại các làng nghề ở khu vực nông thôn, Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) đánh giá, ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, đặc biệt là các làng nghề tái chế nhôm, đồng, giấy và dệt, nhuộm… Trung bình mỗi ngày, các làng nghề này thải ra từ 300 - 500 tấn chất thải rắn và 15.000 mét khối nước thải. Nguy hại hơn, chất thải của các làng nghề này lại chứa nhiều chất độc hại, nhưng hầu như không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đã đổ ra nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm môi trường.
Con đường bích họa, xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) - một địa phương điển hình về xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.
Bảo vệ môi trường nông thôn, là bảo vệ những con người đang sinh sống, gắn bó và làm giàu trên chính mảnh đất ấy. Đây là vấn đề “nóng”, đã và đang được các địa phương quan tâm xử lý trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Song, để đạt được kết quả bền vững, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, trao quyền và trách nhiệm cho người dân, trong bối cảnh chung của công cuộc xây dựng NTM, công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác BVMT ở nông thôn; phát động phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh - sạch - đẹp; phát huy tối đa vai trò của người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường nông thôn đúng như lời Bác Hồ lúc sinh thời đã dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Thứ hai, không ngừng hoàn thiện khung thế chế, chính sách quy định, hướng dẫn, hỗ trợ việc triển khai các nội dung của tiêu chí môi trường cho phù hợp với thực tiễn của địa phương mình. Bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các tiêu chí và hướng dẫn thực hiện tiêu chí nâng cao, tiêu chí kiểu mẫu, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh các hành vi, đối tượng trong mối tương quan giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đặc biệt là tách biệt các nhóm đối tượng trên địa bàn đô thị và nông thôn để có những phương cách ứng xử phù hợp (hiện nay là đồng nhất); chú trọng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nông thôn; xác định nhóm gây ô nhiễm và nhóm bị ảnh hưởng, tác động do ô nhiễm; nhóm cần được ưu đãi hỗ trợ và nhóm cần áp dụng các biện pháp, chế tài có tính răn đe cao...
Thứ ba, vận dụng tối đa các cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực trong xã hội, thu hút và kêu gọi đầu tư; phân định rõ trách nhiệm của “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để tìm ra những phương thức đầu tư, vay vốn tín dụng, ưu đãi cho xây dựng cảnh quan, xử lý chất thải... nông nghiệp và khu vực nông thôn. Bài học thực tiễn từ hoạt động cấp nước sinh hoạt, phong trào trồng cây, trồng hoa, cải tạo các khu vực ô nhiễm thời gian qua đã cho thấy, nếu có cơ chế phù hợp, hoàn toàn có thể huy động được cộng đồng và khối doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn.
Thứ tư là ứng dụng khoa học và công nghệ vào bảo vệ môi trường khu vực nông thôn. Bài học kinh nghiệm sau 12 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới cho thấy, đã đến lúc nhận thức cộng đồng được nâng lên, trách nhiệm được phân định, hoạt động được phân công phân cấp, nhưng khó khăn là thiếu những công nghệ phù hợp, mà quan trọng nhất là công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải (chăn nuôi, sản xuất, sinh hoạt...); công nghệ canh tác nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...) an toàn và bền vững về môi trường; ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững, thân thiện với môi trường và không phát sinh chất thải.
Để tiếp tục xây dựng nông thôn mới toàn diện, đi vào chiều sâu, vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa duy trì được sự bền vững của môi trường, các cấp, các ngành, các địa phương cần kiên định với các mục tiêu và quan điểm của Nghị quyết số 26-NQ/TW, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Kết luận số 54-KL/TW, ngày 7-8-2019, của Bộ Chính trị, “Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Cùng với đó, tiếp tục củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn một cách bền vững, chú trọng sự cân bằng của các hệ sinh thái; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tiếp cận hệ sinh thái, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi vùng, miền; đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các sản phẩm OCOP truyền thống nhưng phải sạch - an toàn từ đầu vào, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Ngoài ra, cần tận dụng triệt để lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch; chú trọng đến các mô hình cộng đồng dân cư sinh thái, phát triển nhân rộng mô hình du lịch nông thôn mới, với vai trò chủ thể, nòng cốt là người dân và cộng đồng.
Bài và ảnh Phương Việt
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh
10:55 | 11/09/2024 Môi trường
Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường
Bảo vệ môi trường làng nghề
09:42 | 19/08/2024 Môi trường
Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường
Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường
Tin khác
Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường
Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường
Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết
10:39 | 13/05/2024 Môi trường
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục
14:06 | 08/05/2024 Môi trường
Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”
09:27 | 10/04/2024 Môi trường
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam
09:53 | 08/04/2024 Môi trường
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai
15:47 | 18/03/2024 Môi trường
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán
15:17 | 31/01/2024 Môi trường
Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững
10:56 | 22/01/2024 Môi trường
Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để
10:41 | 28/12/2023 Môi trường
Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường
09:12 | 28/12/2023 Môi trường
Bảo vệ môi trường làng nghề
10:45 | 21/11/2023 Môi trường
Đồ chơi Trung thu ở Hà Nội hơn 100 năm trước
11:05 Tin tức
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 Làng nghề, nghệ nhân
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 Nghiên cứu trao đổi
Ra mắt Làng Nghệ thuật Việt Nam
11:04 Văn hóa - Xã hội
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 Làng nghề, nghệ nhân