Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Làng quê nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu... vào xuân

LNV - Với niềm vui hân hoan của những ngày đầu năm mới, những làng quê nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu cũng đang rộn ràng vào xuân với biết bao niềm tin, hy vọng, mục tiêu phấn đấu.


Không khí lao động hăng say, nhộn nhịp trên cánh đồng trồng khoai tây của anh Lê Duy Trọng, Bí thư Đoàn xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa).


Mặc cho những cơn mưa bụi và cái rét đậm như muốn cản bước chân người du xuân, chúng tôi về xã nông thôn mới (NTM) nâng cao Hoằng Tiến (Hoằng Hóa). Mở đầu câu chuyện một cách thân tình, cởi mở, ông Lê Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Hoằng Tiến thẳng thắn chia sẻ: “Mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng NTM nâng cao là gì? Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất, đó là làm cho diện mạo nông thôn, đời sống Nhân dân được nâng lên về mọi mặt”.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành và quan trọng nhất là sự chung sức, đồng lòng, năng động, sáng tạo, quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân, xã Hoằng Tiến như đang thay da đổi thịt từng ngày. Năm 2021, tổng giá trị sản xuất đạt 386 tỷ 381 triệu đồng (111,6% kế hoạch); tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 11,6%, tăng 6,7% so với cùng kỳ và tăng 1,1% so với kế hoạch; thu ngân sách Nhà nước vượt so với kế hoạch đề ra; các nguồn vốn huy động để đầu tư phát triển tăng khá. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 63,8 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,14%.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư nâng cấp đồng bộ. Tái cơ cấu nông nghiệp, tích tụ ruộng đất bước đầu mang lại hiệu quả, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, một số mô hình đã ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất...

Sự học trên vùng đất biển tiếp tục được phát triển toàn diện, chất lượng giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực. Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021, tỷ lệ học sinh xét tốt nghiệp tiểu học vào THCS đạt 100%; tỷ lệ đậu vào THPT đạt 75%; nhiều học sinh đạt giải tại các kỳ thi cấp tỉnh, huyện: 1 giải ba, 1 giải khuyến khích cấp tỉnh; 10 giải nhất, 21 giải nhì, 36 giải ba và 34 giải khuyến khích cấp huyện. Trường Tiểu học Lê Xuân Lan - ngôi trường mang tên nhà cách mạng, nhà giáo mẫu mực Lê Xuân Lan, người con ưu tú của quê hương Hoằng Hóa được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị kiểu mẫu...

Trong màn mưa lất phất, nhìn cánh đồng khoai tây của anh Lê Duy Trọng (34 tuổi, xã Hoằng Tiến), Bí thư Đoàn xã Hoằng Tiến phát triển xanh tốt mới nhận rõ hơn khí xuân, sức xuân căng tràn trên vùng quê này. Anh Trọng chia sẻ: “Chương trình xây dựng NTM nói chung đã tạo ra rất nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân vươn lên phát triển kinh tế, cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước”.

Quyết định lập thân lập nghiệp với bờ xôi ruộng mật quê hương, mạnh dạn thử sức mình trong lĩnh vực nông nghiệp, anh Trọng trăn trở với từng cây ngô ngọt, củ khoai tây, trang trại chăn nuôi... Anh Trọng nhìn nhận: “Trước khi du lịch phát triển như hiện tại thì người dân xã Hoằng Tiến đã bao đời canh tác nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó của người dân xã Hoằng Tiến là nền tảng thuận lợi, phù hợp để xây dựng mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn”. Nhận thức sâu sắc điều đó, được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, năm 2020, anh Trọng mạnh dạn nhận 10 ha đất ở khu vực thôn Kim Sơn – thôn NTM kiểu mẫu của xã để đầu tư, liên kết với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) trồng cây ngô ngọt.

Khác biệt mới có thể tạo nên giá trị, anh Trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật từ công đoạn lên luống, làm đất, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái... góp phần giảm thiểu chi phí, bảo vệ môi trường, tránh độc hại cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe từ phía đơn vị liên kết, thị trường tiêu thụ... Do đó, vụ đông xuân 2021, sản lượng ngô ngọt đạt khoảng 16 tấn/ha. Với giá bán khoảng 3.800 đồng/kg, anh Trọng đạt mức doanh thu khoảng hơn 600 triệu đồng. Cánh đồng ngô ngọt của anh Trọng góp phần giải quyết việc làm cho 25 – 30 lao động thời vụ ở địa phương với mức thu nhập dao động từ 200 – 250 nghìn đồng/ngày. Cùng với đó, anh Trọng tận dụng phế phẩm nông nghiệp như thân, lá cây ngô bán cho các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi...

Nhằm thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên diện tích canh tác, phát huy vai trò xung kích, lập thân lập nghiệp của thanh niên, anh Trọng mạnh dạn thí điểm mô hình trồng cây khoai tây Marabel của Đức trên diện tích trồng ngô ngọt trước đây, liên kết với Công ty CP Nông nghiệp quốc tế An Việt (xã Hoằng Đức, Hoằng Hóa) bao tiêu sản phẩm. Cả xã có 10 ha diện tích trồng khoai tây, trong đó riêng anh Trọng làm 4 ha. Anh Trọng cho biết: “Ngay từ khi quyết định thử sức trong lĩnh vực nông nghiệp, tôi mong muốn xây dựng được mô hình có hiệu quả để trình diễn và khẳng định cho người dân thấy hướng phát triển cây nông nghiệp hàng hóa là đúng, từ đó động viên, khuyến khích Nhân dân tích tụ ruộng đất, mở rộng vùng sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp”.

Nhìn cánh đồng khoai tây trước mặt, anh Trọng hào hứng khoe: “Cách đây chừng hơn một tháng, cây khoai chỉ tà tà trên mặt đất, ấy vậy mới ra giêng thôi, ngậm đủ lộc xuân nên cây đã phát triển tốt, thảm xanh mơn mởn cả một vùng đất như thế này”. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt, dự kiến sản lượng khoai tây đạt khoảng 30 – 35 tấn/ha. Với giá bán khoảng 7.000 đồng/kg, anh Trọng dự kiến doanh thu đạt từ 800 – 900 triệu đồng/4 ha. “Xuân này xem chừng hứa hẹn nhiều niềm vui, thắng lợi mới rồi đây” – anh Trọng nói vui.

Ngược miền thượng du, bản Bơn (xã Mường Mìn, Quan Sơn) – bản NTM kiểu mẫu rộn ràng thanh âm, phơi phới khí xuân, sắc xuân trên những cánh hoa đào, hoa mận, bếp lửa nhà sàn... Bản Bơn cách trung tâm xã Mường Mìn 3km, phía Bắc giáp với xã Sơn Thủy, phía Nam giáp với bản Chiềng, phía Đông giáp với xã Sơn Điện, phía Tây giáp với xã Sơn Thủy. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng trong những năm qua, bản Bơn đã không ngừng quyết tâm, kiên trì phấn đấu, từng bước gặt hái được nhiều kết quả tiêu biểu, đáng ghi nhận.

Xuất phát điểm là một trong những bản khó khăn của xã Mường Mìn, sau nhiều nỗ lực, năm 2015, bản Bơn được công nhận là bản NTM. Tạo đà vững chắc, bản Bơn tiếp tục giữ vững và nâng cao các tiêu chí, đoàn kết, chung tay góp sức xây dựng bản NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Mộc mạc trong cách hiểu, cách làm, từ nhận thức đến hành động, bản Bơn xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong triển khai, thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu. “Bằng nhiều hình thức tuyên truyền với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, Chi ủy, ban cán sự bản Bơn đã làm cho dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tạo được niềm tin và sự đồng thuận nhất trí cao trong Nhân dân, từ đó Nhân dân tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động thực hiện các phong trào, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chỉnh trang nhà cửa, đầu tư công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, xanh, sạch, đẹp, hiến đất, hiến cây...” – ông Lương Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Mường Mìn cho biết.

Cùng với đó, bản Bơn chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân thông qua nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả, như: đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế vườn hộ, chăm lo công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện nếp sống văn hóa...

Sau 5 năm kể từ thời điểm đạt chuẩn NTM, bản Bơn được công nhận bản NTM kiểu mẫu vào đầu năm 2021. Diện mạo bản làng ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, 100% các tuyến đường liên bản được rải nhựa, bê tông hóa; 100% hộ dân trong bản đều được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn, 100% số hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định. Bản có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương, từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho Nhân dân. Các phương diện giáo dục, y tế, văn hóa có bước phát triển; an ninh - quốc phòng, trật tự xã hội được giữ vững... Bản không còn hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người được cải thiện; tỷ lệ học sinh đến trường các bậc học từ mầm non đến THPT đạt 100%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 100%...

Mùa xuân này, anh Trọng và nhiều người dân của xã Hoằng Tiến đang khấp khởi hy vọng về một mùa vàng bội thu trên những cánh đồng khoai tây. Trên bản Bơn, tiếng nói cười đã rộn ràng trên nương rẫy. Bên cạnh cây vầu, cây nứa, luồng, bản Bơn đang từng bước thực hiện mục tiêu nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả, hình thành du lịch cộng đồng, tìm hướng đi mới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương... NTM nâng cao hay kiểu mẫu, đó chỉ là dấu mốc không phải là điểm “về đích” nhưng là động lực, điểm tựa để mỗi vùng quê trên mảnh đất xứ Thanh này vững bước trên hành trình vươn tới tương lai.

Bài và ảnh: Hương Thảo

Tin liên quan

Tin mới hơn

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

LNV - Từ những sản vật bản địa như miến dong, tinh bột nghệ, trà thảo dược và những món ăn đặc sắc– chương trình OCOP đang từng bước đưa thương hiệu Bắc Kạn vượt ra khỏi lũy tre làng, góp mặt trên bản đồ hàng hóa quốc gia, thậm chí chạm ngõ thị trường quốc tế.
Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

LNV - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

LNV - “Tấm giấy chứng nhận OCOP 5 sao với HTX của tôi không chỉ là phần thưởng. Nó giống như lời hứa với chính mình, với người tiêu dùng – rằng mỗi sợi miến mình làm ra phải xứng đáng với niềm tin ấy.” –Giám đốc Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (Na Rì, Bắc Kạn) mở đầu cuộc trò chuyện với ánh mắt trầm ngâm nhưng kiên định.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

LNV - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

LNV - Hành trình “bén rễ” của cây ổi trên đồng đất ở xã Đôn Nhân (Sông Lô) đã kết “trái ngọt” khi được công nhận sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, nhiều hộ dân địa phương đã tập trung mở rộng, phát triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.

Tin khác

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

LNV - Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, huyện Đại Từ có 44 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao).Với sự hỗ trợ của chương trình OCOP,sản phẩm Nấm hương của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia (Đại Từ) có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương và là sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao của huyện.
Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

LNV - Đối với mỗi người dân ở vùng núi Bắc Kạn các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức của mỗi người với bao khát vọng. Chính vì vậy, thương hiệu cho mỗi sản phẩm OCOP không chỉ được hình thành bởi chất lượng sản phẩm mà còn bằng câu chuyện, bằng những khát khao chinh phục. Câu chuyện hành trình đến với sản phẩm OCOP 5 sao của Bà Nguyễn Thị Lê, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần dược liệu Bắc Hà, tỉnh Bắc Kạn là một trong những minh chứng về sự phấn đấu, không ngừng học hỏi.
“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

LNV - Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi sản sinh ra hàng trăm cơ sở sản xuất nem chua lớn nhỏ, có một cái tên đã trở nên quen thuộc với người yêu ẩm thực truyền thống, đó là “Nem chua Liên 36” - Sản phẩm OCOP chứng nhận đạt chất lượng 3 sao. Từ một món ăn dân dã, “Nem chua Liên 36” đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, trở thành “đại sứ” văn hóa ẩm thực, mang hương vị quê hương lan tỏa khắp mọi miền. Đây là một món ăn mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của vùng đất Thanh Hóa, người tiêu dùng ưa thích.
Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa

Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa

OVN - Sáng 22-5, tại Công viên Văn hóa quận Đống Đa, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Huyện Đài Từ: Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Huyện Đài Từ: Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

LNV - Với nhiều nỗ lực, toàn bộ diện tích 7ha chè của HTX chè Nhật Thức, xóm Khưu 3, xã Phục Linh (Đại Từ), 22 hộ dân tham gia mô hình đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, được Công ty CP Chứng nhận và kiểm nghiệm FAO cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041-6:2018. Đảm bảo chè sạch, chất lượng, giá trị kinh tế cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài.
Hà Nội đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

Hà Nội đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

LNV - Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP gắn với các làng nghề, năm 2025, thành phố sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ thể tại các làng nghề đổi mới mẫu mã, thiết kế sản phẩm OCOP. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP từ các làng nghề Hà Nội.
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
Sản phẩm tinh dầu của Yên Bái được đề xuất đạt OCOP 5 sao

Sản phẩm tinh dầu của Yên Bái được đề xuất đạt OCOP 5 sao

OVN - Công ty cổ phần Nam dược Đại Phú An ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nâng hạng 3 sản phẩm gồm: tinh dầu thực vật, tinh dầu sả chanh, tinh dầu quế lên sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện

Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện

LNV - Từ món ăn dân dã của người dân, nem nắm Xuân Khôi ở xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ) đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, được tin dùng bởi chất lượng và cái tâm của người làm nghề.
Bắc Giang kỳ vọng vụ vải thiều 2025 bội thu

Bắc Giang kỳ vọng vụ vải thiều 2025 bội thu

LNV - Với dự báo thời tiết thuận lợi và tình hình ra hoa khả quan, Bắc Giang kỳ vọng một mùa vải thiều bội thu trong năm 2025. Tỉnh đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu cho loại quả đặc sản nổi tiếng này.
Hà Nội: Giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Hà Nội: Giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

LNV - UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến 8/2025.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại

LNV - Theo Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, Sở Công Thương đã giới thiệu 3.000 sản phẩm nông sản, OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá

Ngày 12/6, UBND thành phố Quy Nhơn phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Nhân rộng các mô hình quản lý rác thải tổng hợp thông qua trao quyền cho khối lao động phi chính thức và thúc đẩy ki
Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

LNV - “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai. Đầu tư và quan tâm đến thiếu nhi là sự đầu tư thông minh cho tương lai. Song hiện nay, văn học thiếu nhi đang đứng trước những thách thức lớn bởi sức hút và cám dỗ của rất nhiều loại hình giải trí khiến các em -
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái

Ngày 12/6, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh lần thứ 8, khóa 9, nhiệm kỳ 2022 – 2027, sơ kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ 6 tháng đầu năm; tổng kết Tháng Nhân đạo năm 2025; triển khai phương hướng
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên

Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên

Ngày 12/6, tại Tỉnh ủy Phú Yên, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Cao Thị Hòa An và Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên - Đắk Lắk.
Giao diện di động