Làng nghề se nhang Bình Đức (An Giang): Tất bật một mùa Tết mới
Cư dân địa phương cho biết, nghề làm nhang bắt đầu vào khoảng cuối những năm 1940 từ một nhóm di dân về vùng này. Lúc đầu, tại Bình Đức chỉ có vài ba hộ biết nghề này nên lao động theo nghề lúc đó chỉ trên dưới 30. Dần dà nghề phát triển và thu hút được nhiều dân làng tham gia. Bên cạnh đó, tại mảnh đất An Giang lại nhiều đền chùa với chuỗi lễ hội liên tiếp nhau trong năm... nên nhang ở Bình Đức làm ra bao nhiêu đều bán hết. Đầu những năm 90, ở Bình Đức có khoảng 50% hộ dân đang cư trú chuyển sang nghề làm nhang chuyên nghiệp.
Sản phẩm nhang Bình Đức rất đa dạng, bao gồm: Nhang trầm, nhang se, nhang sóc, nhang thơm, nhang nêu nhiều kích cỡ khác nhau ngắn dài, to nhỏ... tuỳ yêu cầu.
Cô Trần Thị Gỡ (60 tuổi, ngụ khóm Bình Đức 4, phường Bình Đức) một trong những gia đình có truyền thống làm nghề nhang lâu đời ở địa phương, cho biết nghề làm nhang ở đây hoạt động quanh năm. Tuy nhiên, thời gian nhộn nhịp nhất bắt đầu từ đầu tháng Chạp: “Thời điểm này hầu như ai cũng tranh thủ làm, để kiếm thêm thu nhập. Sản phẩm được tiêu thụ mạnh trong dịp Tết Nguyên đán, mọi người phải hoạt động hết công suất” - cô Gỡ chia sẻ.
Được biết, trước đây nghề làm nhang hoàn toàn bằng thủ công, người thợ phải để nguyên liệu trên bàn, se từng cây một. Với những người thợ lành nghề, 1 ngày làm việc từ 7 giờ sáng đến chiều tối, nhiều nhất chỉ được 5.000 cây. Tuy nhiên những năm gần đây, người làm nhang Bình Đức đã phát triển hơn nhiều, các cơ sở bắt đầu áp dụng khoa học kỹ thuật, dùng máy móc hỗ trợ nên công việc làm nhang đỡ vất vả, tiết kiệm thời gian, năng suất cao.
Trong đó, khi máy móc, nguyên liệu đã sẵn sàng, người thợ chỉ cần bỏ nguyên liệu vào ống, tay đút tăm vào máy. Nhang làm xong được mọi người đem phơi. Trời nắng thì phơi 1 buổi, trời râm thì phơi từ 1-2 ngày. Trung bình mỗi ngày, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa, với 2 cái máy, sẽ làm được 3 muôn (1 muôn = 10.000 cây), thời gian còn lại là phơi nhang, đóng gói sản phẩm để đem ra thị trường.
Làng nghề se nhang Bình Đức đang tiếp tục tất bật cho một mùa xuân mới.
Bên cạnh việc sử dụng máy móc, làng nghề làm nhang Bình Đức có hộ vẫn giữ phương pháp truyền thống. Có thể nói, so với cách làm hiện đại, phương pháp truyền thống sản phẩm làm ra tuy không đồng đều, không đẹp nhưng chi phí sản xuất thấp, sản phẩm làm ra vẫn được thị trường chấp nhận mà không phải lo lắng về đầu ra.
Nghề làm nhang tại Bình Đức đã và đang góp phần tạo công ăn, việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ trung niên. Bình quân một ngày, nếu làm thủ công mỗi lao động có thể sản xuất được từ 5-6 thiên (1 thiên = 1.000 cây), và thu nhập khoảng 60.000-80.000 đồng. Ngoài giờ làm, họ còn có thời gian để tham gia công việc nội trợ, chăm sóc gia đình.
Hiện nay, sản phẩm của làng nghề làm nhang Bình Đức vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại như: nhang thường, nhang có hương thơm, nhang 3 cây (loại dùng để đón giao thừa, rước ông bà). Trong đó, các sản phẩm có mùi thơm dễ bán hơn. Ngoài ra, các mặt hàng này giá cả cũng phải chăng nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hơn 100 năm hình thành và phát triển, chất lượng sản phẩm nhang Bình Đức không thua kém các sản phẩm cùng loại. Mặt hàng nhang nơi đây được tiêu thụ mạnh ở thị trường ĐBSCL như: Hậu Giang, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng…thậm chí là Campuchia. Và làng nghề se nhang Bình Đức lại đang tiếp tục tất bật cho một mùa xuân mới với những hi vọng về tương lai tươi sáng hơn nữa.
Bài và ảnh An Yên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân