Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
Chứng nhân của thời khắc lịch sử
Từ trước năm 1975, cuộc sống của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư luôn thay đổi liên tục bởi những biến động thời cuộc khi phải bôn ba khắp nơi ở nhiều tỉnh thành. Nhờ vậy, những kiến thức, tài liệu góp nhặt, các tác phẩm ông dồn tâm huyết cho ra đời không chỉ là những cuốn sách về địa chí đương đại mà còn bao quát sâu rộng về văn hóa, con người, địa danh của nhiều vùng miền. Tiêu biểu có bộ “Giang sơn Việt Nam” với những tập sách nổi tiếng như “Đây: Non nước Phú Yên (1965)”, “Đây: Non nước Khánh Hòa (1967)”, “Đây: Non nước Ninh Thuận (1974)”, Đây: Non nước Quảng Trị (1972)”,...
![]() |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư hạnh phúc bên cạnh chiếc bàn sách mộc mạc, đầy tâm huyết của đời mình |
Đặc biệt, trong cuốn “Đi qua trăm năm” xuất bản lần đầu tiên vào năm 2024, nhà nghiên cứu đã ghi lại những ký ức và suy tư của bản thân về cột mốc trọng đại: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, vào trưa ngày 30/4/1975, ông Nguyễn Đình Tư đã có mặt tại nhà cùng gia đình ở Sài Gòn (nay là TP. HCM). Trước đó 02 ngày, ông Nguyễn Đình Tư đã tổ chức đám cưới cho con trai đầu lòng, nhờ vậy mà các con dù đang phục vụ trong quân đội chế độ cũ đều có mặt. Thời điểm đất nước được thống nhất, gia đình đón nhận nó một cách bình thản, với đầy đủ các thành viên.
Chia sẻ với PV, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nói rằng, sự kiện lịch sử này với ông là một sự chuyển giao êm đềm. Đất nước bước sang trang mới trong hòa bình và trật tự, người dân cũng dần thích nghi với một thời đại mới. Thành phố vẫn nguyên vẹn, nhịp sống vẫn tiếp diễn, phần lớn người dân hòa vào đám đông tìm kiếm người thân, đón chào bộ đội cụ Hồ. Xe cộ vẫn lưu thông, đèn điện vẫn sáng. Các cơ quan mở cửa, công nhân viên vẫn đến làm việc.
Sau ngày thống nhất, tất cả công nhân viên chức và quân đội chế độ cũ đều tham gia học tập cải tạo, trong đó có người con cả và người con thứ ba của ông Tư. Riêng người con thứ hai của ông được sắp xếp làm việc ở Ga Sài Gòn. Người con gái lớn có học bạ lớp Đệ tam bậc Trung học (tức lớp 10 theo cách nói bây giờ) nên xin làm giáo viên Tiểu học, cuối cùng là 02 người con út vẫn đang đi học. Đối với bản thân ông, nhà nghiên cứu nói rằng chỉ cần làm công việc vừa sức để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Thế là ông chọn cách mưu sinh bằng nghề sửa xe đạp bên lề đường để kiếm sống. Mặc dù cuộc sống có phần khó khăn, nhưng ông vẫn không từ bỏ niềm đam mê viết sách.
![]() |
Mặc dù đã bước sang tuổi 105, ông Nguyễn Đình Tư mong có thể viết hơn 10 bộ sách nếu sức khỏe cho phép |
Tiếp tục cống hiến cho thành phố
Tiếp nối những bộ sách địa phương như “Non nước Phú Yên”, “Non nước Khánh Hòa”, “Non nước Ninh Thuận” (trước năm 1975) và tập truyện dài “Nguyễn Xí” (1943), sau hoà bình lặp lại, ông Nguyễn Đình Tư tiếp tục cho ra đời tiểu thuyết lịch sử “Loạn 12 sứ quân” (1990). Đặc biệt, kể từ hậu Giải phóng, đất nước có sự thay đổi về tên đường rất lớn, dẫn đến sự bất cập cho người dân khi tham gia giao thông. Nhìn nhận ra vấn đề đó, nhà nghiên cứu đã dày công góp nhặt tư liệu, đồng thời dành nhiều thời gian đến Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của từng con đường, tiểu sử từng nhân vật để hỗ trợ chính quyền TP. HCM đặt tên đường. Đồng hành cùng ông chính là nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu – những người đã cùng nhau cho ra mắt tập sách “Đường phố nội thành TP. HCM”. Cuốn sách được NXB thành phố in lần thứ nhất vào năm 1995, sau đó được Hội Khoa học Lịch sử TP. HCM tặng thưởng giải ba nhân dịp kỷ niệm Thành phố 300 năm tuổi.
![]() |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư cùng gia đình đến trường Đại học Văn Lang mừng cháu nội tốt nghiệp thạc sĩ |
Mặc dù đã bước sang tuổi 105, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn miệt mài bên từng trang bản thảo. Bất kể tay đã run, mắt kém hơn trước, ông Tư chưa từng có ý nghĩ sẽ dừng viết. Ông mong mình có thể viết hơn 10 bộ sách nữa nếu sức khỏe cho phép. Ông ngoài là một nhà nghiên cứu lịch sử tài giỏi còn là một tấm gương sáng về đức tính kiên trì, bền bỉ mà đời sau noi theo. Cũng chính nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư là người đã đặt tên con đường “Hoàng Sa” và “Trường Sa” – những tuyến đường chạy dọc theo hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc (rạch Thị Nghè, Quận 3, TP. HCM). Qua đó, giúp thành phố mang tên Bác trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước có hai con đường khẳng định chủ quyền vững chắc của Việt Nam.
Trải lòng về những đổi thay của đất nước sau 50 năm, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư bùi ngùi nói: “Tôi từng trải qua những năm tháng gian khó, tận mắt chứng kiến đất nước từ đổ nát đến hồi sinh, phát triển mạnh mẽ như hôm nay. Giờ đây, nhìn những con đường đông đúc, những công trình hiện đại, nhìn thế hệ trẻ tự tin vươn xa, tôi thực sự tự hào. Có thể tôi chỉ là một nhà nghiên cứ sống giản dị với khoản trợ cấp ít ỏi, nhưng điều khiến tôi hạnh phúc nhất là được sống trong một đất nước Việt Nam hòa bình và thịnh vượng”.
![]() |
Hình ảnh ông Nguyễn Đình Tư vui vẻ khi trên đường dự giải thưởng sách quốc gia 2024 tại Hà Nội |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư là một trong những đại biểu được mời tham dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025) diễn ra trên đường Lê Duẩn, TP. HCM. Chia sẻ với PV, ông cho biết: “Tôi rất vinh dự khi được mời tham dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Là người đã chứng kiến và ghi chép về bao biến động lịch sử của dân tộc, tôi cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của thời khắc đặc biệt này. Được chứng kiến khoảnh khắc cùng đồng bào cả nước là niềm tự hào lớn lao đối với tôi.” |
Tin liên quan
Tin khác

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc
14:00 | 25/04/2025 Tin tức

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh
14:30 | 24/04/2025 Tin tức

Bình Định thông qua Đề án sắp xếp tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
08:49 | 22/04/2025 Tin tức

Họp mặt, dâng hương tại Đền Gia Định nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam
08:49 | 22/04/2025 Tin tức

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề
09:24 | 21/04/2025 Tin tức

Bình Định khánh thành tuyến đường mở ra không gian phát triển mới về phía Tây đầm Thị Nại
09:23 | 21/04/2025 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội.
09:22 | 21/04/2025 Tin tức

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 | 18/04/2025 Tin tức

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 Nông thôn mới

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức