Làng nghề nước mắm Phú Quốc có từ bao giờ?
![]() |
Theo ghi nhận từ các bản phúc trình các năm 1869, 1872 của người Pháp, lúc này nhiều hộ dân ở Phú Quốc đã có đời sống sung túc từ nghề làm nước mắm. Cho thấy, nước mắm đã xuất hiện ở Phú Quốc trước đó đủ lâu để trở thành hàng hóa nổi tiếng.
Còn theo tài liệu điền dã của nhà nghiên cứu Hà Tấn Tài (chủ nhà thùng nước mắm Đại Đức), gia đình ông đã có 6-7 thế hệ sống ở Phú Quốc bằng nghề làm nước mắm cho tới bây giờ.
![]() |
Nước mắm Phú Quốc luôn tuân thủ quy tắc sản xuất thủ công truyền thống hơn trăm năm nay với thành phần chỉ có cá cơm và muối biển ủ chượp trong thùng gỗ |
Quá trình dày công tìm hiểu và sưu tập, đến nay ông Tài đã có đủ tài liệu để xác định người làm nước mắm đầu tiên của gia tộc là bà ngoại tổ Phạm Thị Kỳ (1850-1920). Đây cũng là một trong những gia tộc có truyền thống làm nước mắm lâu đời nhất Phú Quốc.
Căn cứ theo độ tuổi của bà Kỳ thì nghề làm nước mắm ở Phú Quốc có từ khoảng 150 năm trước.
Tuy nhiên, đến 21-12-1916, nước mắm Phú Quốc của người bản xứ mới được chính quyền thuộc địa chính thức công nhận bằng văn bản pháp lý.
Đó là việc Chính quyền Liên bang Đông Dương ban hành Nghị định về nước mắm. Trong đó, quy định cụ thể về thành phần tạo thành nước mắm là cá biển tươi và muối.
![]() |
Tuy sản xuất theo phương thức thủ công truyền thống nhưng các công đoạn đóng chai, thành phẩm nước mắm Phú Quốc ngày càng tiếp cận công nghệ hiện đại |
Từ sau nghị định này, các nghiệp chủ ở Phú Quốc liên tiếp đại diện đưa nước mắm đi đấu xảo từ các năm 1922 đến 1926, gồm: Đỗ Văn Cự (1922); Phạm Văn Bảy (1923, 1925); Đinh Văn Nhiều (1924) và Huỳnh Thị Lượm (1926).
Đấu xảo là "hội thi đấu về sự tinh xảo", đây là cách gọi cũ của hoạt động hội chợ, triển lãm. Được tổ chức để giới thiệu và quảng bá các tác phẩm, sản phẩm hàng hóa nhằm tạo cơ hội cho thị trường, thúc đẩy thương mại, phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
![]() |
![]() |
Tĩn nước mắm Phú Quốc xưa được sưu tập và trưng bày tại Bảo tàng Cội Nguồn ở TP Phú Quốc |
Đến ngày 18-4-1930, chính quyền thuộc địa ở Nam kỳ tiếp tục ban hành Nghị định về sản xuất và tiêu thụ nước mắm; đồng thời bãi bỏ các nghị định cũ năm 1916, 1924 và 1926.
Tại Điều 2 của nghị định mới có nội dung: Cấm triển lãm, trưng bày giới thiệu và bán dưới tên gọi nước mắm hoặc nước nhứt. Tất cả các sản phẩm nước mắm phải được làm từ cá tươi và muối biển. Sản phẩm này phải đáp ứng yêu cầu của Điều 3 và 4.
Nội dung Điều 4 quy định nước mắm Nam Đông Dương (gồm Phú Quốc) phải đảm bảo ít nhất 15gr đạm/lít. Trong khi ở Bắc Đông Dương (từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) đảm bảo ít nhất 5gr đạm/lít. Các sản phẩm còn lại phải đảm bảo 2gr đạm/lít. Đáng chú ý, tại Điều 5 của nghị định này cấm chất bảo quản…
Nghị định về sản xuất và tiêu thụ nước măm năm 1930 là dấu mốc quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới của nước mắm Phú Quốc trong việc bảo hộ thương mại của nhà nước. Đây cũng là cơ sở thúc đẩy quá trình thương mại hóa diễn ra nhanh hơn và cư dân tham gia vào hoạt động sản xuất nước mắm càng nhiều hơn.
Kể từ sau Nghị định năm 1930 có hiệu lực, tại Phú Quốc có gần 40 nhà thùng sản xuất nước mắm với số lượng tương đối lớn và đạt tiêu chuẩn chất lượng vào thời điểm này. Hiện nay, có hơn 100 nhà thùng sản xuất nước mắm hoạt động tại Phú Quốc.
![]() |
Tháng 12-2022, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tin liên quan

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

Nghề làm muối Thụy Hải Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:18 | 30/05/2025 Tin tức

Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý
10:11 | 22/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP