Làng nghề Ninh Hiệp sinh 4 vợ vua

LNV - Làng nghề có tên gọi là Nành- làng Nành tên chữ là Phù Ninh từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm có thêm tên Ninh Hiệp. Cho đến bây giờ, tên gọi ấy là để chỉ một vùng đất cổ đã trở nên thân quen ở xứ Kinh Bắc và thật sự đã vang xa tới cả ba miền đất nước.
ng bắc kinh thành Thăng Long nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, có bề dày lịch sử lâu đời trong các làng xã ở Việt Nam. Theo PGS-TS Đặng Văn Lung thì ở thời đại đồ đồng (cách đây khoảng hơn 2000 năm) nghĩa là cùng thời với Cổ Loa Luy Lâu (Dâu), Long Biên (Bãi Tự), Phù Ninh đã có người ở. Người Việt cổ đến khai thác vùng đồng bằng sông Hồng lập nên đất thiêng Phù Ninh nhưng phải đến thời tiền Lê và sau đó là thời Lý (thế kỷ thứ X-XI) làng Nành mới thực sự phát triển đông vui, trù phú với nghề cày cấy, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, dân an cư lạc mọi bề…


Công chúa Ngọc Hân và vua Quang Trung (ảnh minh họa)


Thiền sư Vanh Hạnh (938-1018)một vị sư tài giỏi, thông kim bác cổ có nhiều công lao lập nên triều đại nhà Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên nhà Lý, khởi đầu một vương triều vào loại hiển hách nhất trong lịch sử nước ta, có lầu kinh lý qua vùng đất mang dáng rồng bay, quan sát mạch phong thủy và đã có những tiên đoán về vượng khí đất Phù Ninh.


Trong bài “Phù Ninh cảnh thế”. Vạn Hạnh Thiền sư viết:
Chính nam Phù Ninh hộ trạch thần
Vinh thân nam nữ xuất đa nhân
Thiên Đức phú quý mãn ốc thịnh
Bát phương hội nữ thường xuất quân
Dịch là:
Thần linh phù hộ Phù Ninh
Gái trai kế tiếp quang vinh trên đời
Bên dòng Thiên Đức đông vui
Kiệu về sao nữ nhân tài xuất quân…
(theo bản dịch của “Nhà văn hóa làng” Nguyễn Khắc Quýnh).

Có lẽ đến thời Lê (thế kỷ XVIII) lời tiên đoán của vị Thiên Sư tài hoa đã linh nghiệm. Bốn nữ nhân của làng Nành đã trở thành 4 bà vợ vua. Vượng khí vùng đất thiêng đã hun đúc nên tài sắc của 4 bà hoàng hậu. Bao phủ nên cuộc sống của 4 bà là những mối quan hệ thật đẹp: Họ là mẹ, họ là những chị em ruột thịt và 2 bà mẹ là vợ vua sinh ra 2 hoàng hậu lại là họ hàng, hàng xóm làng giềng của nhau…


Cổng làng Nành - một công trình kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hoá.


Ba vợ vua nổi tiếng mà dân làng Nành còn lưu truyền nhiều giai thoại rất đẹp. Đó là Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, vợ vua Lê Hiển Tông (1740 -1786). Từ thủa nhỏ Nguyễn Thị Huyền đã nổi tiếng đẹp người, đẹp nết và hay chữ, khi được tiếng cung, vua Lê Hiển Tông rất yêu quý bà. Ngày 27/4, năm Canh Dần (1770), bà sinh hạ Ngọc Hân, cô công chúa “lá ngọc cành vàng” được xếp vào hàng con gái thứ 21 của vua Lê. Công chúa Ngọc Hân được vua cha rất mực yêu quý bởi vẻ đẹp kiêu sa và trí thông minh bắt nguồn từ người mẹ tuyệt vời quê Nành. Ngọc Hân học 1 biết 10, có tài làm thơ và ứng đối rất giỏi.

Vào năm 1786, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long, dương cao ngọn cờ “Phù Lê diệt Trịnh”. Năm đó, công chúa Ngọc Hân tròn 16 tuổi yêu kiều, diễm lệ, được vua cha gả cho người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ. Từ cuộc hôn nhân “Nghĩa nước tình nhà” đã thành tình yêu thắm thiết của đôi trai tài – gái sắc. Sau 6 năm chung sống với vị anh hùng cờ đào áo vải, hoàng hậu Ngọc Hân sinh cho Quang Trung, Nguyễn Huệ 2 con: Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Ngọc. Ngày 29 tháng 9 năm Nhâm Tý (1792) Quang Trung đột ngột qua đời, để lại vợ trẻ con thơ và một sự nghiệp huy hoàng còn dang dở.


Khu đền thờ Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân.

Đau đớn tột cùng, Hữu cung Hoàng Hậu đã gửi nỗi niềm tiếc thương vô hạn của mình trong “Ai Tư vãn” –Áng văn chương bất hủ rung động và sáng mãi cho đến tận bây giờ!

Ngày 8/11, năm Kỷ Tỵ (1799) Ngọc Hân – Bà Hoàng Hậu tài sắc vẹn toàn qua đời tại kinh đô Phú Xuân. Năm ấy tác giả của “Ai tư vãn” mới tròn 29 tuổi. Triều đình Tây Sơn truy tôn bà là “Trinh nhất vũ Hoàng Hậu”. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), 2 người con của Ngọc Hân là Hoàng tử Nguyễn Văn Đức và công chúa Nguyễn Thị Ngọc đều bị sát hại trong cuộc trả thù đẫm máu đối với triều đình Tây Sơn. Đến năm 1831, Vua Minh Mạng sau khi tìm ra mộ phần của Ngọc Hân và 2 con ở quê Nành, đã ra lệnh khai quật hài cốt 3 mẹ con Hoàng Hậu nhà Tây Sơn đổ xuống sông Hồng Hà. Cuộc trả thù dai dẳng và man rợ đó, dân làng Nành đến nay còn truyền tụng với lòng thương cảm con người tài sắc vẹn toàn mà bạc phận đến tột cùng. Và cũng từ đó dân làng cũng bí mật lập đền thờ cúng bà cùng mẹ Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền ở quê Nành giữa thời nhà Nguyễn cho đến nay.

Cũng có duyên phận Hoàng Hậu, công chúa Ngọc Bình được phong Hoàng Hậu khi kết hôn với vua Quang Toản, người nối nghiệp của Triều Tây Sơn. Ngọc Bình và Ngọc Hân là chị em ruột hay chị em nuôi (?). Người dân quê Nành vẫn còn ca tụng trong “Gia phả truyền miệng” rằng”: Ngọc Bình tên thật là Nguyễn Thị Bình -Nàng hầu của bà Chiêu Nghi (?). Thấy Ngọc Bình xinh đẹp, và nhất là khi 15 tuổi tròn, nàng có mồ hôi thơm (?). Bà Chiêu Nghi nhận làm con nuôi và yêu quý như con gái Ngọc Hân của bà. Về sau bà đã gả Ngọc Bình cho vị vua thứ 2 triều Tây Sơn. Khi kinh thành Phú Xuân bị quân Nguyễn Ánh vây hãm và đánh chiếm, vua Quang Toản trong giờ phút nguy ngập đã phải trốn khỏi Phú Xuân một mình, không còn có đủ thì giờ mang theo vợ con –Hoàng Hậu của triều đại thứ 2 nhà Tây Sơn bị kẹt lại giữa kinh thành thất thủ tơi bời khói lửa. Bà bị rơi hoàn toàn vào tình thế bất khả kháng. Ông vua chiến thắng đã ép Ngọc Bình làm Thứ Phi của vương triều Nguyễn. Cuộc hôn nhân bất bình thường này còn lưu lại trong sử sách cuộc đối thoại giữa đại thần Lê Văn Duyệt và vua Gia Long. Lê Văn Duyệt can nhà vua rằng : “Trên đời thiếu gì mỹ nữ mà bệ hạ lấy vợ thừa của Ngụy”. Bởi không thể làm khác trước sắc đẹp yêu kiểu của Hoàng hậu Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã bất chấp mọi dị nghị, can gián mà phán rằng: “đất đai triều đình của Ngụy ta còn chiếm được, huống hồ vợ ngụy. Ngọc Bình là công chúa Bắc Hà rất xinh đẹp và đáng yêu, ta quyết lấy nàng làm vợ, các khanh không nên bàn thêm nữa”. Với sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” Ngọc Bình đã hoàn toàn chinh phục trái tim vị vua đầu tiên khai sáng vương triều nhà Nguyễn. Về sau Ngọc Bình sinh hạ 2 hoàng tử cho triều Vua đầu tiên của nhà Nguyễn. Cuộc hôn nhân thứ 2 éo le của Ngọc Bình được lưu truyền trong huyền thoại “Nhất kính chiếu lưỡng vương” ở vùng quê Nành – và xa hơn nữa đã vang mãi vào dân gian câu hỏi, lại cũng là câu trả lời, rồi cũng là câu giảng giải:

Số đâu có số lạ lùng
Con vua lại lấy hai chồng làm vua…

Từ chính câu ca có bề thời gian tính bằng thế kỷ, mà phần “ Mờ” của nó đã hé mở thân phận của một kiếp hồng nhan không bạc mệnh, điều đó nhắc nhở dân quê Nành và cả chúng ta phải vén bức màn sương khói rêu phong đã phủ nên thân phận của cô công chúa “Con vua lại lấy hai chồng làm vua”…. Khi tìm kỹ trong “Lê thế ngọc phả”, điều kỳ lạ có thực của lịch sử đã lần lượt vọng về cho chúng ta biết rằng: Công chúa Ngọc Bình sinh năm Ất Mùi (1785), là con gái thứ 23 của vua Lê Hiển Tông và bà Nguyễn Thị Điều. Bà Nguyễn Thị Điều là người cùng quê với bà Chiêu Nghi sinh ra Ngọc Hân công chúa. Thế là đã rõ, theo gia phả nhà Lê, công chúa Ngọc Bình và Ngọc Hân là hai chị em cùng cha khác mẹ. Còn bà Nguyễn Thị Điều, mẹ Ngọc Bình cũng là vợ vua Lê Hiển Tông, nhưng thuộc dòng họ nào ở quê Nành, cho đến nay thời gian đã che phủ một màu mờ xa… Thân thế và cuộc đời bà vợ thứ hai của làng Nành, đang còn mà chúng ta chưa thể biết gì hơn những điều đã biết ít ỏi về bà…Công việc tiếp tục tìm kiếm những tư liệu về bà chắc chắn đang nằm trong dự tính của các nhà khoa học lịch sử và cả của thế hệ con cháu các bà vợ vua ở quê Nành.

Suốt chiều dài lịch sử, qua bao các vương triều thịnh suy trên mảnh đất hình chữ S lấp lánh đầy huyền thoại, chưa thấy một làng xã nào lại có thể có tới 4 bà vợ vua, chưa thấy dòng tộc nào lại có thể có tới 2 hoàng hậu là chị em ruột thịt, cũng chưa thấy 1 gia thế nào lại có 2 mẹ con đều là 2 vợ vua! Số phận và cuộc đời nổi tiếng đầy giông bão của họ còn đó trong dòng chảy lịch sử nước nhà. Những cuộc hôn nhân của dòng họ cũng nổi tiếng như chính cuộc đời của họ, bởi 4 bà vợ vua đó cũng là chính nhân của một chuỗi thời khắc lịch sử đầy biến động ở đất nước ta.

Những điều hiếm thấy đó chắc chắn chỉ có thể ở vùng đất thiêng mà Thiền sư Vạn Hạnh đã tiên đoán đó là vùng đất Hai Kinh mang tên Phù Ninh – quê Nành – Ninh Hiệp huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay đã âm vang trong bài thơ bất hủ của Người.

Bài, ảnh: Nông Tử Lệnh Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.

Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Chổi đót của Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và lành nghề của chính người dân địa phương. Những năm gần đây, sản phẩm chổi đót được tiêu thụ mạnh trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh khác trên cả nước.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

LNV - Ngay từ 7h30 sáng ngày 10 tháng 4, tại khu chợ cổ làng Ước Lễ - ngôi làng nổi tiếng 500 năm với nghề giò chả truyền thống, hàng chục tay thợ đã sẵn sàng giã những mẻ giò đầu tiên cùng với cối, chày. Với những người thợ, nghề truyền thống đã ăn sâu vào tim, dù lâu lâu mới được thể hiện, họ vẫn say sưa vào cuộc nhiệt tình.
Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

LNV - Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được xem là một di sản sống của nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

LNV - Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
HĐND tỉnh Bình Định thông qua nghị quyết chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai

HĐND tỉnh Bình Định thông qua nghị quyết chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai

LNV - Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII nhiệm kỳ 2021 – 2026 là Kỳ họp quyết định những nội dung “mang tính lịch sử” về thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai và nghị quyết sáp nhập sắp xếp các xã, phườn
60 đại biểu Kiều bào tới thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-I trên "Chuyến tàu Đại đoàn kết"

60 đại biểu Kiều bào tới thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-I trên "Chuyến tàu Đại đoàn kết"

LNV - Từ ngày 18 - 26/4, hơn 60 đại biểu Kiều bào từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia “Chuyến tàu Đại đoàn kết”, hải trình đưa Kiều bào tới thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Họp mặt truyền thống Ban Liên lạc Đội Biệt động Z32 tại Chùa Vĩnh Xương

Họp mặt truyền thống Ban Liên lạc Đội Biệt động Z32 tại Chùa Vĩnh Xương

LNV - Vào ngày 27/4/2025, Ban Liên lạc Đội Biệt động nội thành Z32, trực thuộc Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động, Bộ Tham mưu Miền Nam (B2) đã tổ chức buổi họp mặt truyền thống tại Chùa Vĩnh Xương (179 Trần Văn Đang, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh).
Giao diện di động