Vĩnh Phúc: Thêm sức bật cho nghề truyền thống ở Tiên Lữ
Gia đình chị Đặng Thị Huệ, xã Tiên Lữ (Lập Thạch) phát triển nghề làm tương truyền thống cho thu nhập ổn định. Ảnh Thế Hùng
Đang bận rộn chuẩn bị cho mẻ tương mới, chị Đặng Thị Huệ, Tổ trưởng Tổ hợp tác làm tương Tiên Lữ chia sẻ: "Nghề làm tương ở địa phương đã có từ rất lâu. Trước đây, làm tương chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình, đem cho tặng một số anh em, bạn bè. Sau này, nhờ hương vị thơm ngon, người biết đến tương Tiên Lữ ngày càng nhiều.
Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, số người hỏi mua tương cũng dần tăng lên, chính vì thế mà nhiều hộ trong xã đã mạnh dạn làm số lượng lớn để bán”. Không được tính là hộ sản xuất quy mô lớn trong xã, song chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm, chị Đặng Thị Huệ đã xuất bán gần 500 lít tương.
Việc làm tương có thể nói là cầu kỳ nhưng lại không đến mức vất vả. Chỉ với chút ít thời gian lúc nông nhàn, mỗi năm, gia đình chị Huệ lại có thêm một khoản thu nhập 20 - 30 triệu đồng từ nghề làm tương. Với những hộ sản xuất quy mô lớn, thu nhập có thể lên tới 50 triệu, thậm chí 200 triệu đồng/năm như hộ chị Khương Thị Lý, Nguyễn Thị Hạnh, Trần Thị Đăng, Đào Thị Thủy…
Cùng với nghề làm tương, xã Tiên Lữ còn có nghề làm bánh gạo rang và làm cá thính. Cả 3 nghề đã được UBND tỉnh công nhận là nghề truyền thống và đang có những bước phát triển ổn định với số hộ làm nghề chiếm khoảng 20% số hộ trong xã.
Nhờ chất lượng dần được khẳng định, thời gian gần đây, sản lượng tiêu thụ đối với các sản phẩm cá thính, bánh gạo rang và tương của Tiên Lữ đều có sự tăng trưởng tích cực. Chỉ tính riêng từ tháng 6/2021 trở lại đây, xã xuất bán trên 20 nghìn lít tương, 5 tấn bánh gạo rang và 6 tấn cá thính.
Đánh giá về vai trò của nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế địa phương, ông Đào Quang Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lữ chia sẻ: “Nghề truyền thống đã và đang giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp cho Tiên Lữ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nhất là đối với phụ nữ thu nhập thấp, không có nghề nghiệp ổn định”.
Dù đem lại nguồn thu tương đối tốt, song sự phát triển của các nghề truyền thống ở xã Tiên Lữ cũng đứng trước nhiều thách thức. Các hộ làm nghề ở xã chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, tự phát; sản xuất vẫn mang tính thủ công, năng suất chưa cao; việc xây dựng mẫu mã thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, giữa năm 2021, Đảng ủy, chính quyền xã Tiên Lữ đã giao Hội Nông dân xã thành lập 3 tổ hợp tác ở cả 3 nghề truyền thống với mục đích mở ra hướng đi mới trong sản xuất các sản phẩm truyền thống; góp phần đưa sản phẩm của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Mỗi tổ hợp tác có sự tham gia của 40 thành viên.
Chị Huệ cho biết: “Các tổ hợp tác được thành lập đã tạo diễn đàn để chị em làm nghề trao đổi kinh nghiệm, bí quyết trong cách làm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, thay vì nhà nào có có nhà ấy bán, chị em trong tổ có thể liên kết với nhau cùng sản xuất, từ đó đáp ứng được những đơn hàng lớn hơn”.
Ngoài sản phẩm tương nếp của HTX sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm sạch Thủy Phương đã được chứng nhận OCOP 3 sao, năm nay, xã tiếp tục hỗ trợ Tổ hợp tác làm bánh gạo rang Tiên Lữ làm hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP với mong muốn nâng tầm sản phẩm, mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ.
Từ nay đến cuối năm, chính quyền xã Tiên Lữ sẽ kết nối với các đơn vị nhằm hỗ trợ bà con trong việc chuyển giao máy móc công nghệ trong sản xuất và xây dựng phòng trưng bày sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ các tổ hợp tác đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Nếu thành công. Đây sẽ là những trợ lực rất lớn giúp các sản phẩm nghề truyền thống xã Tiên Lữ xây dựng chỗ đứng trên thị trường, góp phần phát triển nghề bền vững.
Bài, ảnh: Nguyễn Hường
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức