Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Thấp thỏm ở làng hoa miền Tây

TBV - Còn khoảng 2 tháng nữa bắt đầu đến Tết Nguyên đán 2017, các làng nghề trồng hoa kiểng, trái cây phục vụ tết đã hối hả vào mùa. Năm nay, nếu người trồng hoa kiểng lao đao vì thời tiết, thì ngược lại, những nhà vườn trồng các loại trái cây “độc, lạ” lại được mùa.

Các làng hoa nổi tiếng miền Tây như làng hoa kiểng Cái Mơn (Bến Tre), làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), Mỹ Tho (Tiền Giang),… đang hối hả bước vào vụ Tết. Việc nhiều, bận rộn là vậy nhưng hỏi ai cũng than ngắn thở dài khi năm nay ông trời chẳng “thương” cho họ một mùa hoa Tết như ý.

Nắng mưa là chuyện của trời

Từ thành phố Bến Tre, chúng tôi chạy dọc theo tuyến QL57 để đến “vương quốc hoa kiểng” Cái Mơn ở huyện Chợ Lách, rồi phải tiếp tục ngược lên QL80 về làng hoa Sa Đéc ở TP Cao Lãnh, Đồng Tháp để chứng kiến cảnh hai bên đường, nhà nhà hối hả cho vụ mùa sản xuất hoa kiểng đón Tết.

Những ngày này ở các làng hoa, hôm nào cũng có mưa khiến cho hàng trăm nhà vườn chuẩn bị bón phân, xịt thuốc,…đứng ngồi không yên. Các cụ ông cụ bà, trẻ nhỏ đưa phân rơm vào chậu, nhổ cỏ cho hoa cũng lo lắng “mưa ướt quá khó làm”. Ở làng hoa Sa Đéc, hoa cúc được xem là loại hoa đặc trưng nhưng năm nay, hầu hết người trồng hoa khẳng định cúc mâm xôi, cúc Đài Loan,…sẽ mất mùa bởi, ông trời “trái tính trái nết”, mưa triền miên.



Lão nông Lê Thành Chiến chăm sóc vườn hoa mười giờ phục vụ Tết.


Lão nông Nguyễn Nhật Trường (46 tuổi, phường Tân Qui Đông, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) cùng vợ đẩy xe chở bao phân rơm vào vườn, rít điếu thuốc một hơi dài rồi tâm sự: “Năm nay, tui canh xuống giống như các năm trước đã làm nhưng xem ra chẳng ăn thua. Trời có lúc nắng chảy mỡ, lúc mưa dầm dề, cũng chẳng thấy không khí lạnh lẽo gì”. Theo ông Trường, hoa cúc là loại ưa không khí se lạnh, trời nắng chứ không hợp kiểu nắng mưa thất thường như lâu nay. Thời tiết xấu, vườn hoa cúc nhà ông có hơn 1.000 gốc thì bị úng vài trăm, một số thì “câm điếc” coi như chẳng ra bông, ra hoa gì đón Tết. Nhiều hộ trồng hoa cúc ở làng này cũng gặp tình cảnh tương tự như ông Trường, ngậm ngùi nhổ bỏ cây úng, cây “câm điếc”. “Năm rồi, cúc mâm xôi to chà bá, bông hoa nhìn đã mắt. Còn năm nay nhà nào hên cúc nở bông kịp tết là may lắm rồi”, ông Trường dự đoán.

Vườn cúc mâm xôi với gần 3.000 gốc ở nhà ông Nguyễn Văn Mẫu (62 tuổi, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cũng èo uột, số thì úng, số thì ra hoa bất thường. Ông Mẫu cho biết, đợt rồi vừa nhổ bỏ gần 30% gốc trong vườn. Giữa trưa nắng, ông Mẫu hì hục tưới nước cho số cúc mâm xôi còn lại. Mới tưới được vài hàng, mây đen vần vũ kéo đến từ phía xa, ông ngước nhìn lên rồi than ngắn thở dài: “Trời “trái tính trái nết”, hết hạn mặn xâm nhập hồi đầu năm, nay lại mưa, không biết đâu mà lường. Liên tục mấy bữa nay mưa dầm, nhìn cánh đồng cúc thấy xót”.

Theo dự đoán của ông Mẫu, dịp Tết này chỉ chắc ăn được khoảng 60-70% số hoa. “Loại bông này chảnh lắm, chăm sóc rất khó. “Nắng không ưa, mưa không chịu”. Nắng quá thì chát bông, mưa quá thì cây úng cũng hư hết”, ông Mẫu chia sẻ.

Không chỉ hoa, kiểng lá bị ảnh hưởng bởi thời tiết mà theo nhiều hộ dân ở Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), một số loại cây kiểng trái cũng bị ảnh hưởng đợt xâm nhập mặn hồi đầu năm, khiến những cây này chậm lớn, không sai trái. Nhiều loại cây truyền thống phục vụ Tết như cây tắc kiểng, dừa kiểng, quýt kiểng,… đang gặp cảnh èo uột này.

Chấp nhận bỏ vườn tắc kiểng, ông Nguyễn Văn Thủ (41 tuổi, ngụ ấp Tây Lộc, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) quay sang chăm chút số hoa cúc thảo. Ông hy vọng vớt vát lại cái tết. Vẫn còn tiếc cho cả ngàn chậu tắc kiểng, ông Thủ kể lý do mất trắng: “Vừa rồi, tưới nước nhiễm mặn cho nó, rồi nó chậm lớn, ít ra trái”. Số nhân công thuê chăm sóc vườn, ông cũng cho nghỉ sớm. Vườn hoa cúc với mấy loại hoa kiểng các loại còn lại ít ỏi trong vườn, gia đình ông bỏ công ra chăm sóc để tiết kiệm chi phí thuê nhân công.

“5 ăn 5 thua”

Theo người dân trồng hoa kiểng ở các làng hoa miền Tây năm nay, chính thời tiết bất thường đã ảnh hưởng lớn đến vụ mùa Tết Nguyên đán 2017. Nhưng dù thời tiết có thế nào thì họ và gia đình vẫn tiếp tục công việc trồng hoa kiểng, không thể dừng lại bởi đó là kế sinh nhai, là truyền thống của làng.

“Cũng không ít người yêu cái nghề trồng hoa, trồng kiểng phục vụ thú vui của “thượng đế”. Họ chấp nhận 5 ăn, 5 thua với “ông trời” mà theo đuổi cái nghề nghiệp truyền thống gia đình”, vợ chồng nông dân Trần Văn Công (50 tuổi, ngụ ấp Cái Tắc, xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) đúc kết sau 20 năm làm nghề.

Hai vợ chồng ông Công nhiều lần bỏ nghề, bỏ làng đi xứ khác làm ăn nhưng máu nghề ăn sâu quá, không dứt được mà về lại quê tiếp tục công việc truyền thống gia đình. “Năm nay hai vợ chồng tui xuống giống gần 1.000 chậu hoa hướng dương, cuối tháng 11/2016, một trận mưa dầm kéo dài liên tục 3 ngày khiến gần một nữa bị úng, héo queo. Số còn lại cũng liêu xiêu vì bộ rễ không phát triển được”, ông Công kể.

Gần 2 tháng nữa là Tết, vợ chồng ông chỉ còn kịp trồng những hoa ngắn ngày để bán. “Chữa cháy” bằng bông vạn thọ, ông Công xuống giống gần 2.000 chậu. Dù giá cả của loại bông này không cao, chỉ bán từ 10 - 15 nghìn đồng/chậu nhưng ông hy vọng cũng vớt vát lại được chút ít cho mùa Tết với người ta.

Chuyện vợ chồng ông Công ở Chợ Lách khiến chúng tôi nhớ lại cái cách vợ chồng lão nông Lê Thành Chiến (61 tuổi, ngụ khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) “né” trồng bông cúc. Lúc lên làng hoa Sa Đéc vào đầu tháng 12/2016, gặp vợ chồng ông Chiến ươm hoa mười giờ với cả nghìn chậu mà khỏe re, chẳng quan tâm gì đến chuyện “tính nết” ông trời. Số là ông cũng không chú trọng quá dịp Tết này bởi vườn nhà ông trồng toàn các loại hoa kiểng “lỡ”, nghĩa là phục vụ thị trường quanh năm. “Tết này có đợt thì bán kiếm ít tiền, lì xì con cháu vậy thôi”, ông Chiến vừa tưới nước vừa nói. Theo ông Chiến, mấy năm trước cũng ham trồng bông cúc do giá cao mà bán được. Nay thời tiết mỗi lúc mỗi khác, được mùa cũng hên xui may rủi nên thôi. Vợ chồng ông dành hết hai công vườn để trồng các loại hoa kiểng “lỡ”, nhẹ công chăm sóc như hoa mười giờ, cây lá bạc. “Bán quanh năm, giá thấp thật nhưng bù lại, hư hụt bởi thời tiết không nhiều nên mình lấy số lượng bù chất lượng”, lão nông Lê Thành Chiến cười hề hà.

Xót với việc người dân làng hoa bị ảnh hưởng bởi “tính nết” thất thường của ông trời, tiến sĩ Bùi Thanh Liêm, trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) trăn trở khi mưa kéo dài làm cho độ ẩm cao, bộ rễ cây khó hấp thu dinh dưỡng, các mầm bệnh dễ phát sinh, nhất là các loại hoa như cúc mâm xôi rất dễ hư thối rễ, thân.

Theo ông Liêm, toàn huyện Chợ Lách có hơn 5.500 hộ dân tham gia sản xuất kinh doanh hoa kiểng. Năm nay, diện tích sử dụng cho sản xuất cây nguyên liệu và thành phẩm là khoảng 600 ha, với sản lượng dự kiến khoảng 12 triệu sản phẩm các loại phục vụ tết, giảm hơn 1.5 triệu so với tết năm trước.

Trách ông trời là một chuyện, nhưng thực tế hiện nay theo đánh giá của TS Bùi Thanh Liêm, người dân trồng hoa chỉ mới dừng lại ở việc tự mày mò sản xuất theo kinh nghiệm, truyền thống gia đình, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thiếu căn cơ, có lúc phải trả giá đắt. “Cần phải nâng cao trình độ sản xuất, đầu tư nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân”, ông Liêm cho biết.

Văn Minh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

LNV - Nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, Hà Nội sẽ huy động tối đa nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công.
Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

LNV - Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, nghề guốc mộc ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương không chỉ tạo sinh kế cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là điểm du lịch làng nghề thú vị dành cho du khách.
Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên tích cực triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các nghề truyền thống. Qua đó, quảng bá hình ảnh và nét đẹp văn hóa các dân tộc qua các sản phẩm độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Theo dấu tằm tơ

Theo dấu tằm tơ

LNV - Lụa Việt gắn liền với thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn. Thế kỷ 17, đô thị Hội An bên sông Thu Bồn, xưa là đất quận Nhật Nam, nổi tiếng bởi “đàn ông trồng dâu, đàn bà dệt lụa”.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

LNV - Tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ” tổ chức ngày 12/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà giáo dục vĩ đại nhất trong thời hiện đại, là người đã truyền cảm hứng và khích lệ chí hướng cho cả một dân tộc cũng như cho mỗi người. Tư tưởng giáo dục của Người luôn mang tính vượt thời gian và trường tồn, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc rèn luyện nhân cách, phát triển con người toàn diện.
Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi

LNV - Việc bổ sung một số loại gia vị vào chế độ ăn uống cũng hỗ trợ cải thiện chức năng phổi.
Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8-5-2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Giao diện di động