Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Nhọc nhằn đời thợ săn ốc hoàng đế và hành trình săn ngọc quý

TBV - Được mệnh danh là Đảo Ngọc ở vùng biển Tây, Phú Quốc không chỉ làm mê đắm lòng người bởi thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, mà còn hấp dẫn bởi câu chuyện về “nàng” tiên cá, về những đặc sản dưới đáy đại dương mênh mông.
Ốc hoàng đế là một trong số những sản vật biển. Loài ốc này ngoài là thực phẩm quý, còn có thứ có thể vô giá, đó là viên ngọc trong mình ốc. Nhưng, phải là người may mắn lắm mới tìm được con ốc có ngọc bên trong.

Nhọc nhằn đời thợ săn ốc

Anh Trần Văn Tuấn, ngư dân ở làng chài Hàm Ninh, Phú Quốc, năm nay mới 32 tuổi, nhưng đã có ngót 20 năm lặn biển. Tuấn là một trong những tay kỳ cựu về săn các loại đặc sản biển như cá ngựa, ốc hoàng đế. Hôm gặp Tuấn, anh đang “dưỡng thương” cái lỗ tai sau một chuyến lặn biển sâu và lâu.

“Tụi tui đi săn ốc ở vùng biển sâu, lặn hơi lâu nên lỗ tai bị chảy máu, may tôi lên kịp nên không bị nặng. Chắc thôi không dám lặn sâu nữa”, Tuấn nói. “Vậy là biển nông ở gần chắc hết loài ốc này rồi?”, tôi hỏi. Tuấn đáp: “Không phải, vẫn còn. Nhưng ốc nhỏ và non tuổi. Tôi muốn săn loại ốc “cụ”, loại lớn để tìm vận may, kiếm ngọc. Nhưng ngọc cực hiếm, may lắm mới có. Có lẽ vì loài ốc này có viên ngọc rất quý nên người ta gọi là ốc hoàng đế. Chứ ngư dân tụi tôi gọi là ốc giác”.


Thợ săn ốc hoàng đế


Sau khi nghe tôi ngập ngừng ngỏ ý muốn biết chứng kiến cảnh lặn tìm ốc giác, Tuấn cũng ngần ngừ một hồi hồi nói: “Để tôi nói thằng bạn ghe. Nếu nó rảnh sẽ đi. Nhưng đi biển gần thôi, chứ đi lặn sâu phải chuẩn bị. Tôi bây giờ thua rồi, chưa dám lặn”. Nói rồi anh móc điện thoại…

Chừng 10 phút sau, Tiến, người bạn đồng hành của Tuấn đã có mặt, dẫn tôi ra bến ghe Hàm Ninh. Tiến có thân hình săn chắc, nước da màu đồng, khoẻ mạnh, đúng kiểu ngư dân. Mặc dù dưới chân chẳng có giày dép gì nhưng anh vẫn bước đi thoăn thoắt.

“Để săn được ốc giác không hề đơn giản, thậm chí phải đối mặt với không ít hiểm nguy. Ốc là loài bò sát, chậm chạp. Chính vì chậm chạp nên chúng phải có cách tự bảo vệ mình, đó là nguỵ trang, ẩn náu. Với loài ốc, chúng có khả năng ẩn náu của những thiên tài, thường vùi mình dưới đáy cát biển hay bùn vào ban ngày, ban đêm mới giũ lớp nguỵ trang, mò đi kiếm ăn. Cho nên, trong môi trường nước biển, tầm nhìn hạn chế và độ sâu lớn, rất khó phát hiện ra chúng. Nhiều khi chúng ở ngay trước mặt mà mình cũng không thể phân biệt được đâu là ốc, đâu là đá, đâu là trầm tích hay rong rêu vì dưới đáy biển, tất cả đều bất động. Nếu mình thiếu kinh nghiệm, chạm chân tay xuống đáy biển làm bùn, cát vẩn lên, nước đục thì không thể nhìn nhận ra con ốc, lúc đó đúng nghĩa là “mò ốc”, Tiến kể.

Nhưng đó không phải là tất cả những gì mà người thợ săn ốc phải đối mặt. Mặc dù biển ở đây có độ sâu thấp, nhưng nhiều nơi thềm đá chênh vênh, rất nguy hiểm. Nếu không quan sát, không có kinh nghiệm thì những tai nạn dưới đáy biển có thể nhấn chìm bất cứ lúc nào, kể cả những thợ lặn lành nghề. Đó là chưa kể khu vực này có rất nhiều sinh vật biển nguy hiểm có khả năng sát thương.

“Như tôi, thông thạo vùng này từ nhỏ, vào nghề lặn đã hơn chục năm mà lâu lâu vẫn bị tai nạn, có khi phải ở nhà cả tháng trời. Bây giờ nguồn lợi tự nhiên ít đi khiến cho những thợ lặn phải săn tìm ở những nơi nguy hiểm và khó khăn hơn”, Tiến nói.

Sau khoảng 15 phút chạy ghe, Tiến dừng lại ở một vịnh nhỏ, ít gió, mặt nước phẳng như mặt hồ, nhìn rõ những con cá nhỏ đang tung tăng bên dưới làn nước trong vắt. “Nhìn vậy thôi chứ cũng sâu khoảng 3-4 mét đấy”, Tiến vừa nói vừa chuẩn bị dụng cụ lặn, gồm một ống thở dài chừng hơn chục mét nhỏ như hai sợi dây điện, một thanh gậy soi đường có gắn đèn chiếu. Chỉ đơn giản vậy, nhưng Tiến có thể ngâm mình dưới nước vài chục phút đồng hồ.

Mò kim đáy biển

Sau một hồi lặn ngụp, Tiến trồi lên thuyền, mồi điếu thuốc rít mạnh rồi nói: “Nghề lặn nguy hiểm thật, nhưng chúng tôi quen rồi, thấy cũng bình thường”. “Kiếm khá không?”, tôi hỏi. Tiến đáp: “Cũng bấp bênh lắm. Tôi lặn ốc bằng các phương tiện thô sơ, nên không dám ra xa, lặn sâu. Mà chủ yếu là khu vực mặt nước ven đất liền, các hòn đảo. Cũng như hầu hết các nghề đánh bắt hải sản trên biển khác, nghề lặn ốc cũng phụ thuộc nhiều thứ, như thời tiết chẳng hạn, nên may mắn thì kiếm được. Cũng có khi kiếm cả ngày không đủ “sở hụi”.

Tiến cho biết, ốc hoàng đế là một trong những loài ốc biển có thịt ngon nhất, phần cùi ốc có màu trắng, ăn giòn, sần sật, phần ruột ốc màu nâu nhạt, mềm, vị béo bùi gọi là gạch hay gan. Có thể ăn sống. “Dân biển tụi tôi bắt được ốc giác, chỉ cần đập vỡ vỏ, lấy phần ruột ra rửa bằng nước biển, ăn ngay tại biển. Nhưng nếu mang về nhà, rửa bằng nước ngọt rồi ăn sống kiểu đó thì không được, rất tanh. Loài ốc này người ta nói là “tráng dương bổ thận”, tốt cho đàn ông. Chiếc vỏ ốc cũng có giá lắm chứ không phải bỏ đi đâu. Nhưng giá trị nhất trong con ốc chính là viên ngọc. Đây là một trong số ít những loài ngọc quý nhất, đắt nhất, ngọc trai chẳng là gì so với nó”, Tiến nói.


Ốc giác hay ốc hoàng đế được thương lái mua ngay sau khi thợ lặn vừa lên bờ với giá từ 100-140 ngàn đồng/kg tuỳ kích cỡ.


Theo mô tả của Tiến, ngọc ốc giác có màu cam lửa tròn, sáng lung linh, đẹp tự nhiên. Đây được coi là một báu vật tự nhiên không cần con người can thiệp. Tiến kể: “Tôi từng nghe truyền thuyết về loại ngọc này, rằng ngọc ốc giác được tạo ra từ những giọt nước do rồng phun từ trên trời xuống, rồi những con ốc hứng được. Những giọt nước này phát triển thành ngọc, được nuôi dưỡng bỡi ánh trăng rọi xuống biển vào đêm. Vì thế, ngọc ốc giác rất sáng. Ngày xưa, ngọc ốc giác là báu vật, chỉ vua chúa mới được dùng, kết hợp với hình rồng, áo thêu rồng, mũ hình rồng đính ngọc. Ngọc ốc giác không chỉ quý mà còn cực hiếm, bởi vì không phải con nào cũng có, và khi có rồi chúng phải là những con ốc già, nằm sâu tới vài chục mét dưới đáy đại dương”.

Anh Tiến kể, năm 1994, có một thợ lặn hơn 50 tuổi tên Đức, bắt được con ốc giác thuộc loại “khủng”, hơn 8kg. Sau đó, trong lúc làm thịt con ốc, họ phát hiện phần thịt ốc sáng lên, nhìn kỹ mới thấy một viên ngọc màu cam, có kích thước khoảng 2cm, cực đẹp bên trong thịt con ốc. Đó là viên ngọc mà trong suốt mấy chục năm làm thợ lặn, lần đầu tiên ông thấy.

Tôi hỏi: “Vậy anh đã từng thấy viên ngọc ốc giác bao giờ chưa?”. Anh Tiến thật thà: “Chưa bao giờ. Ngọc ốc là có thật, nhưng cực hiếm. Ở Hàm Ninh này, từ bao đời nay, người dân đã ăn hàng triệu con ốc giác rồi, chưa bao giờ nghe ai nói tìm thấy ngọc. Ngày xưa nhiều ốc giác, có con to cỡ bắp vế tôi, mà cũng không có. Tìm ngọc ốc giác còn khó hơn trúng số độc đắc”.

Phúc Lập
Theo NNVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu  Phố cổ Hà Nội

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.

Tin khác

Khai mạc hoạt động văn hóa

Khai mạc hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024 ) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ ngày 19/4 -12/5, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với chủ đề “Giữ nghề xưa trên phố”.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

LNV - Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…
Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

LNV - Ở Đắk Nông không thể không nhắc tới nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê Ban (sinh năm 1959), dân tộc Ê đê, buôn Nui, xã Tâm Thắng (Cư Jút). Không những biết đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, ông Y Sim còn sử dụng thuần thục và chế tác nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Ê đê như đàn gung, đàn bruốt, đinh năm, đinh tuốt, tù và, trống...
Nghề nuôi vẹm xanh

Nghề nuôi vẹm xanh

LNV - Vẹm xanh là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, được liệt vào danh sách những loại hải sản hỗ trợ và điều trị được rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, vẹm xanh còn là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động