Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài
Đến thế kỷ thứ 5, nghệ thuật sơn mài được truyền bá sang Nhật Bản. Người Nhật Bản đã tận dụng kỹ thuật này để phát triển và tạo thành một nền tảng cho kỹ thuật tác chế trên thế giới. Một trong những kỹ thuật người thợ thủ công Nhật Bản tìm ra là kỹ thuật Makie: dán vàng hoặc bạc lên sơn mài. Kỹ thuật này đã làm nghệ thuật sơn mài phát triển lên một tầm cao mới, từ việc chỉ dùng làm những vật dụng dân gian đến việc tạo ra những sản phẩm sơn mài sang trọng được dùng trong những cung điện, lăng tẩm, đền chùa hay những gia đình quyền.
Ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ của nghệ thuật sơn mài cổ truyền. Vào thời kỳ từ năm 1600 – 1046 trước Công Nguyên, người thợ thủ công Trung Quốc đã biết sử dụng sơn mài vào các vật dụng trong đời sống hàng ngày và sau đó đưa màu sắc vào chất liệu này, tạo tính kỹ mỹ thuật cao trong từng sản phẩm.
Tác phẩm Bình minh trên nông trang của Họa sĩ Nguyễn Đức Nùng |
Nguồn gốc sơn mài của Việt Nam
Theo một số chuyên gia ngành sơn mài cho biết: Nghệ thuật sơn mài đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm, được thể hiện qua các tác phẩm được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ niên đại từ thế kỷ III đến thế kỷ IV trước Công nguyên. Với sự nỗ lực của các nghệ sĩ và nghệ nhân bậc thầy của Việt Nam, kỹ thuật sơn mài đã được nâng cao và phát triển vượt bậc.
Tại Việt Nam, những vết tích đầu tiên về chất liệu này được khai quật cách đây hàng trăm năm trước Công Nguyên. Vào thời Đinh (930-950), dân Việt đã biết sử dụng mủ cây sơn để trét thuyền. Lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần, nhiều cổ vật, pho tượng gỗ hay đất được sơn son thếp vàng vẫn còn được lưu giữ.
Mãi đến đời vua Lê Nhân Tông (1443-1460), Trần Thượng Công mới được tôn là bậc thầy đầu tiên của ngành nghề này. Các học trò của cụ đã lập phường thợ tỏa đi khắp nơi, những người thợ giỏi được triều đình nhận vào nội phủ để trang trí nội thất trong cung điện. Hiện nay Huế được xem là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát - "phù thuỷ" sơn mài tại Sơn Tây (Hà Nội) |
Các Làng nghề làm sơn mài tại Việt Nam
Sơn mài là một chất liệu đặc trưng của nghệ thuật Việt Nam, không chỉ để vẽ tranh mà còn tham gia vào nhiều đồ thủ công mỹ nghệ khác như hoành phi, câu đối, đồ gia dụng, tượng Phật. Sơn mài có thể thực hiện được trên nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ mỡ (vàng tâm, dổi, de, mít....), gỗ dán, giấy nện...Để làm được 1 sản phẩm sơn mài phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những yêu cầu riêng nhưng đều đòi hỏi sự khéo tay, kiên trì, tâm huyết của người làm nghề. Ngày nay nước ta chỉ còn tồn tại số ít làng nghề sơn mài.
Làng nghề sơn mài Hạ Thái - Hà Nội: Làng nghề sơn mài Hạ Thái nằm ở xã Duyên Thái, huyện Thường Tín có lịch sử trên 200 năm. Trước kia, sản phẩm của Làng nghề sơn mài Hạ Thái chủ yếu là đồ thờ cúng phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh thì ngày nay, với xu hướng của thị trường các sản phẩm nơi đây đã trở nên đa dạng phục vụ cuộc sống hàng ngày: khay, đĩa, lọ hoa, bình hoa, hộp đựng trang sức, tranh phong cảnh, sản phẩm để trưng bày, trang trí nội thất, quà tặng, đồ lưu niệm…
Các nghệ nhân của làng đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong pha chế, thay đổi công đoạn sơn làm cho sản phẩm bóng, bền, đẹp hơn. Sản phẩm của Làng nghề sơn mài Hạ Thái đã chinh phục được khách hàng trong nước và nhiều thị trường: Đông Âu, Châu Á, Châu Âu, châu Mỹ, Úc, Trung Đông…Sơn mài Hạ Thái- Duyên Thái cùng sự sáng tạo không ngừng của những người làm nghề đã góp phần làm đẹp cho đời và giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng phát triển. Làng nghề sơn mài Hạ Thái với sản phẩm được kết tinh từ truyền thống hơn 200 năm cùng sự sáng tạo không ngừng của những người làm nghề đã góp phần làm đẹp cho đời và giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng phát triển.
Làng nghề sơn mài Cát Đằng - Nam Định: Làng nghề sơn mài Cát Đằng, xã Yên Tiến (Ý Yên) tương truyền có lịch sử trên 600 năm. Qua các giai đoạn tồn tại và phát triển, đến nay những nghệ nhân nghề làng nghề sơn mài Cát Đằng vẫn tiếp tục duy trì nghề truyền thống là sản xuất các sản phẩm sơn mài trên gỗ, chủ yếu là các loại ngai, ỷ, kiệu, tượng, tranh... phục vụ sinh hoạt tôn giáo; đồng thời phát triển nhiều mẫu mã sản phẩm tiêu dùng, sinh hoạt phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Có thể nói, nghề sơn mài truyền thống làng Cát Đằng đã có lịch sử hàng trăm năm nay với danh tiếng nhất nhì trong các làng nghề sơn ở châu thổ Bắc Bộ. Trải qua những tháng năm lịch sử, những người thợ Cát Đằng tài hoa bằng kỹ thuật và đôi bàn tay khéo léo đã để lại dấu ấn trên khắp đất nước với những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật độc đáo phản ánh nhiều chủ đề: từ miêu tả các linh vật long, ly, quy, phụng; mai, lan, cúc, trúc…cho tới chủ đề về làng quê và sản xuất nông nghiệp như rừng cọ, đồi chè, cảnh đi cấy, chăn trâu, đánh cá… trên nhiều loại hình sản phẩm như tranh sơn mài, đồ trang trí, đồ gia dụng…
Dưới đôi bàn tay khéo léo của người thợ Cát Đằng, nghệ thuật mài truyền thống Việt đã tỏa sáng trên nhiều loại hình sản phẩm, khẳng định tài hoa của người thợ xứ Nam.
Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp - Bình Dương: Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp nằm ở vùng ven thành phố Thủ Dầu Một - Bình Dương và cách Sài Gòn hơn 30km, nơi đây nổi tiếng khắp cả nước và thế giới với những sản phẩm sơn mài truyền thống và sơn mài ứng dụng, với chất lượng và sự tinh xảo, nhẹ nhàng mang đậm phong cách Á Đông.
Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp nổi tiếng được khách hàng ưa chuộng, bởi từ nguyên liệu gỗ đến khâu cuối cùng của sản phẩm phải trải qua quá trình 25 công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi một nghệ thuật riêng tỷ mỉ và công phu. Hiện tại, các cơ sở tại làng sơn mài Tương Bình Hiệp có khả năng sản xuất khá đa dạng các sản phẩm sơn mài, từ những bức tranh nghệ thuật đến các loại sơn mài ứng dụng và trang trí như: Bình, lọ, dĩa, vòng tay, hộp… Hiện nay sơn mài Tương Bình Hiệp cũng được công nhận là làng nghề truyền thống và có mặt trong danh mục di sản phi vật thể quốc gia.
Làng nghề sơn mài Hạ Thái (Hà Nội) |
Các loại sơn mài
Sơn mài truyền thống có thể chia làm 3 loại:
– Sơn quang được dùng trên các vật dụng bằng mây, tre, gỗ như hộp, khay… có nhuộm màu nhẹ, khá phổ biến trong dân gian.
– Sơn son thếp vàng chỉ được thấy trong các gia đình quyền quý, các nhà thờ, đình, chùa, nhất là các lăng tẩm, cung điện vua chúa… Ngày nay có thể thấy ở các pho tượng, câu đối, hộp, kiệu võng, án thư… trong những di tích cổ hoặc bảo tàng ở Việt Nam.
– Nổi tiếng và độc đáo nhất là loại sơn mài đắp nổi. Các chi tiết đắp nổi được làm bằng hỗn hợp trộn giữa bột đá non, tro mo cau và giấy tinh giã nhuyễn. Loại sơn mài này thường thấy trong nội phủ, hoàng cung với nhiều chi tiết hoa văn vô cùng phong phú, bắt mắt như rồng, phụng, tứ linh, tùng trúc cúc mai,…
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức