Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Độc đáo nghề xoi xỉa trầm

LNV - Có chứng kiến người thợ dùng những cái dủm đủ kích cỡ để phá, gạn, tỉa khúc dó bầu để tách ra miếng trầm mới thấy hết sự tinh tế của nghề…


Xoi xỉa trầm là nghề đi đến tận cùng của sự tỉ mẩn. Ảnh: V.Đ.T.


Đi đến tận cùng của sự tỉ mẩn

Một lần được tận mắt nhìn anh Trần Văn Lộc (49 tuổi) ở khu phố Trung Lương, phường Bồng Sơn (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) ngồi bệt dưới nền nhà, đầu cắm xuống, mắt đăm đăm nhìn vào miếng cây dó bầu cầm trên tay trái, tay phải cầm chiếc dủm (đục) nhỏ thận trọng từng nhát xỉa vào miếng cây dó, bóc tách dần dần những phần gỗ màu trắng để chỉ còn lại phần dầu màu đen được gọi là trầm, tôi mới thấy hết sự tỉ mẩn của nghề xoi xỉa trầm.

Vừa xỉa trầm, anh Lộc vừa trò chuyện. Theo anh, xoi xỉa trầm là nghề không nặng nhọc gì, nhưng không phải ai làm cũng được. Bởi, cái nghề này đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, để nhận biết mạch trầm chạy trong thân gỗ. Có vậy chiếc dủm trên tay người thợ mới xỉa chính xác để bóc tách những phần gỗ không có trầm mang màu trắng, để miếng cây dó dần dần lộ ra những thớ thịt màu đen, ấy là trầm. Trầm hương là mặt hàng cao cấp có giá trị cao, được thu mua để xuất khẩu. Trầm được xuất khẩu nhiều nhất sang các nước Trung Đông như Ả-rập Xê-út, Kuwait, Quatar và các nước, vùng lãnh thổ châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Hiện nay thị trường châu Âu cũng đang "ăn" rất mạnh mặt hàng này.

“Công đoạn đầu tiên của việc xoi xỉa trầm là dùng dao vạt phần gỗ bên ngoài khúc dó bầu không có trầm, sau đó sử dụng chiếc dủm có kích cỡ to nhất thực hiện công đoạn “phá”. “Phá”, là phần việc người thợ bắt đầu bóc tách phần thịt cây dó bầu bên ngoài để lộ dần ra những mạch trầm màu đen bên trong. Xong công đoạn “phá”, người thợ sử dụng chiếc dủm có kích cỡ nhỏ hơn để thực hiện phần việc tiếp theo là “gạn”. Càng về sau, sự tỉ mỉ của người thợ càng tăng dần. Trong công đoạn “gạn”, chiếc dủm của người thợ có trách nhiệm xoi bỏ những phần thân cây màu trắng nằm gần sát với mạch trầm. Hoàn thành công đoạn “gạn”, sự tỉ mỉ của người thợ bắt đầu đạt đỉnh khi bước vào công đoạn “tỉa” bằng chiếc dủm có kích cỡ nhỏ nhất để có thể len lỏi vào từng thớ trầm. “Tỉa” là người thợ dùng chiếc dủm xoi, xỉa những phần thịt màu trắng nằm dính sát vào mạch trầm để miếng trầm chỉ còn tinh màu đen, nếu miếng trầm dầu nhiều sẽ bóng loáng trông rất bắt mắt”, anh Lộc chia sẻ.

Những người thợ xoi xỉa trầm đang làm việc tại cơ sở chế tác trầm hương của anh Trần Văn Lộc. Ảnh: V.Đ.T.


Nghe anh Lộc miêu tả thêm cách hình thành mạch trầm trong cây dó bầu, tôi càng thấy thách thức trong nghề xoi xỉa trầm lớn đến chừng nào. Đối với cây dó bầu trồng trong vườn được khoan lỗ để tạo vết thương, sau đó cấy chế phẩm sinh học vào để tạo trầm thì mạch trầm đi khá đơn giản, dễ nhận biết, không làm khó mấy người thợ xoi xỉa trầm. Thế nhưng đối với những cây trầm bị con lậy, con kiến ăn tạo vết thương sẽ cho trầm chất lượng cao hơn, nhưng mạch trầm đi phức tạp, ngoằn ngoèo, chiếc dủm của người thợ phải luồn lách liên tục mới có thể cho ra miếng trầm nguyên vẹn, không bị hao hụt.

“Những người tay ngang đến cơ sở học nghề xoi xỉa trầm không phải trả tiền công, mà còn được nhận lương. Năm đầu, người học thợ sẽ được cơ sở chế tác trầm hương trả công 50.000 đồng/ngày, năm thứ 2 được trả 100.000 đồng/ngày, đến năm thứ 3 thì được trả công 200.000 đồng/ngày. Học việc qua năm thứ 3 người thợ đã khá lành nghề. Người học nghề này đòi hỏi cao về năng khiếu, sự nhẫn nại và sự tỉ mẩn. Người thợ giỏi 1 ngày có thể xoi xỉa được từ 1,5-2 lạng trầm, thợ kém chỉ 1 lạng. Miếng trầm do thợ giỏi xỉa trông bóng loáng, sạch sẽ, có giá bán rất cao nhờ bắt mắt khách hàng; miếng trầm do thợ có tay nghề thấp xỉa trông thô thiển, sắc trầm chìm, bán được giá thấp hơn. Do đó, giá bán trầm lệ thuộc rất lớn vào tay nghề của người thợ xoi xỉa”, anh Trần Văn Lộc chia sẻ.

Anh Trần Văn Truyền với bộ sản phẩm trầm cảnh mới chế tác. Ảnh: V.Đ.T.


Nhìn cây đoán trữ lượng

Do thợ xoi xỉa trầm quan trọng là vậy, nên càng về sau, khi những người thợ cao niên đã già yếu, mắt đã mờ, tay đã run, không còn đáp ứng được yêu cầu của việc xoi xỉa trầm đã dần chia tay với nghề; trong khi lớp thợ hậu duệ kế thừa không có là mấy, dẫn tới các cơ sở chế tác trần hương đói thợ. Ở các làng nghề chế tác trầm hương một thời nức tiếng ở khu phố Trung Lương, phường Bồng Sơn (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) trước đây có đến 20 cơ sở, nhưng hiện chỉ còn 6 hộ bám trụ với nghề, hầu hết là những hộ có sẵn thợ xoi xỉa trầm nối nghiệp từ ông cha.

Người thợ xoi xỉa trầm ngồi bệt dưới nền nhà, mắt đăm đăm vào miếng cây dó cả ngày. Ảnh: V.Đ.T.


Nguyên liệu phục vụ cho nghề chế tác trầm hương ở Trung Lương hầu hết được chủ các cơ sở đi rong mua cây dó tại nhiều địa phương, chủ yếu là ở ở huyện Hoài Ân (Bình Định), địa phương một thời phát triển mạnh trồng cây dó bầu. Người thì mua cây dó đã được cấy trầm, người thì mua cây đứng rồi cấy trầm vào để sau đó khai thác.

Người mua tìm đến những vườn cây dó có ít nhất trên 12 tuổi để mua, bởi ở độ tuổi này cây dó mới có khả năng tạo trầm. Dó bầu mua cây đứng được gửi lại nhà vườn, sau đó tạo trầm. Nếu vườn cây dó thâm niên, cây to, cao, chủ nhà vườn cho gửi lại 7 năm thì người mua trả giá cao, nếu cho gửi 5 năm thì trả giá thấp hơn, nếu cho gửi chỉ 3 năm thì giá mua còn thấp hơn nữa. Bởi, càng kéo dài thời gian cấy trầm thì trầm mới đạt chất lượng, có giá trị cao; còn trầm cấy thời gian ngắn thì chất lượng thấp, khi thu hoạch chỉ để làm nhang trầm hoặc chế tác đồ mỹ nghệ chứ chẳng thể xỉa ra trầm miếng.

Anh Trần Văn Truyền cùng những người thợ đang thực hiện phần việc đầu tiên là công đoạn “phá” những khúc cây dó. Ảnh: V.Đ.T.


Anh Trần Văn Truyền ở tổ 2 (khu phố Trung Lương) năm nay mới 50 tuổi mà đã có 35 năm trong nghề xoi xỉa trầm và 20 năm làm chủ 1 cơ sở chế tác trầm hương. Anh Truyền chuyên mua những vườn dó đã được cấy trầm. Theo kinh nghiệm của anh Truyền, trông cây dó to, dài, trồng trên đất bằng phẳng chưa chắc sẽ cho trầm nhiều và đạt chất lượng. Nhưng cây dó trồng trên đất cằn cỗi, nhỏ, ngắn nhưng tiềm năng sẽ cho trầm nhiều và có chất lượng rất cao.

“Nhìn cây dó, tôi định lượng được trữ lượng trầm trong cây nên mua không bao giờ bị thua. Cây dó bị con lậy, con kiến ăn tạo vết thương sẽ cho lượng trầm nhiều và chất lượng cao nên tôi sẵn sàng mua giá cao. Cây dó trồng trong vườn được tạo trầm bằng cách khoan lỗ tạo vết thương, cấy chế phẩm sinh học chất lượng trầm sẽ thấp hơn tôi mua giá thấp hơn. Dó trồng nếu trầm ăn nguyên cây mua giá khác, trầm ăn nửa cây mua giá khác. Mua xong tôi thuê người cưa cây, cắt ra từng khúc dài khoảng 20cm chở về làm. Khoảng hơn 10 năm sau, tôi quay lại những vườn dó đó để mua lát mặt cắt trên những cây cũ, lúc này những mặt cắt ấy cũng đã tạo trầm. Lát mặt cắt cho trầm nhiều thì mua 2 triệu, lát mặt cắt có trầm ít mua 1 triệu”, anh Truyền chia sẻ.

Anh Trần Văn Lộc với những sản phẩm trầm hương sắp được đưa đi tiêu thụ. Ảnh: V.Đ.T.


Đầu ra của sản phẩm trầm hương được chế tác tại khu phố Trung Lương chủ yếu tiêu thụ tại các thị trường Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam với các mặt hàng trầm thô, trầm miếng, bột trầm; riêng thị trường thành phố Hồ Chí Minh chỉ thu mua trầm cốt và các sản phẩm mỹ nghệ từ trầm. Tùy chất lượng, trầm hương ở làng nghề Trung Lương có nhiều giá, từ 2 triệu đồng/kg, 5 triệu đồng/kg, 10 triệu đồng/kg, thậm chí đến 20 triệu đồng/kg.

Vũ Đình Thung
Nongnghiep.vn

Chỉ tay vào 7 sản phẩm được xếp cạnh nhau đã được khách hàng đặt mua 60 triệu đồng, anh Trần Văn Truyền nói: “7 sản phẩm này được làm ra từ 3 cây dó tôi mua ở huyện Hoài Ân với giá trên 15 triệu đồng, chi phí tiền công thợ gần 10 triệu đồng. Trong nghề chế tác trầm hương, 1 cây trầm cho lãi hàng chục triệu là chuyện… bình thường. Đó là chưa kể khoản thu nhập thêm từ cây dó sau khi đã lấy trầm, phần thừa thẹo của cây còn được chế tác các sản phẩm vòng chuỗi, nhẫn, bút, đồ trang sức, cây bon sai, nhang trầm được làm từ bột xay ra từ những rẻo cây dó thợ xoi xỉa thải ra”.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.

Tin khác

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

LNV - Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…
Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

LNV - Ở Đắk Nông không thể không nhắc tới nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê Ban (sinh năm 1959), dân tộc Ê đê, buôn Nui, xã Tâm Thắng (Cư Jút). Không những biết đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, ông Y Sim còn sử dụng thuần thục và chế tác nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Ê đê như đàn gung, đàn bruốt, đinh năm, đinh tuốt, tù và, trống...
Nghề nuôi vẹm xanh

Nghề nuôi vẹm xanh

LNV - Vẹm xanh là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, được liệt vào danh sách những loại hải sản hỗ trợ và điều trị được rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, vẹm xanh còn là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

LNV - Hội An từ lâu đã nổi tiếng với những giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà cổ kính, những con đường đèn lồng lung linh huyền ảo mà còn bởi dịch vụ may đo áo dài lấy ngay tinh tế và ấn tượng.
Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

LNV - Ngày 9/4, quận Hoàn Kiếm (Thành phố Hà Nội) khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong phố” với câu chuyện về nghề làm da giầy tại Đình Phả Trúc Lâm (40 phố Hàng Hành), phường Hàng Trống.
Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

LNV - Đã có thời điểm, hai bên bờ sông Chu (đoạn qua huyện Thiệu Hóa) có hàng trăm bãi dâu xanh mát cùng với làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô (nay sáp nhập thành thị trấn Thiệu Hóa) rộn ràng tiếng thoi dệt lụa. Nhưng những năm gần đây, thành phẩm tơ tằm giảm giá quá nhanh, khiến nhiều gia đình phải bỏ nghề.
Trải nghiệm làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Trải nghiệm làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

LNV - Trước đây, tôi thường thấy trên truyền thông hình ảnh những bó tăm hương đầy màu sắc xanh, đỏ, vàng, tím được nhiều chị em mặc áo dài chụp lại những bức ảnh ở Huế. Hình ảnh thân thương đó đã gây ấn tượng mạnh đối với tôi về hình ảnh đậm nét văn hoá truyền thống với nhiều sắc màu. Qua tìm hiểu và được người bạn giới thiệu, tôi đã biết đến làng nghề truyền thống làm tăm hương Quảng Phú Cầu thuộc huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội. Làng nghề chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 40 km, thuận tiện việc đi lại bằng xe máy, xe bus…
Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới

Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới

LNV - Các làng nghề ở Thanh Hóa không chỉ tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người dân mà còn giữ trò quan trọng trong bảo tồn gìn giữ không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hóa truyền thống...
Phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề tại  điểm du lịch Dương Xá Gia Lâm, Hà Nội

Phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề tại điểm du lịch Dương Xá Gia Lâm, Hà Nội

LNV - Nghề chế biến hành tỏi phát triển, thôn Thuận Quang, Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội trở thành thủ phủ hành tỏi lớn cả nước, bảo đảm sự tăng trưởng ổn định, lâu dài, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giầu - đẹp.
Làng nghề nước mắm Hơn hai trăm năm

Làng nghề nước mắm Hơn hai trăm năm

LNV - Làng Sa Châu xã Giao Châu, huyện Giao Thủy xưa nay nổi tiếng với nghề làm nước mắm thủ công truyền thống. Chưa đến cổng làng, mùi mắm dậy lên thơm phức, những chum vại, những chai nước mắm màu cánh gián kích thích bất kỳ ai ngang qua.
Thái Bình: Nghề thủ công truyền thống đa dạng

Thái Bình: Nghề thủ công truyền thống đa dạng

LNV - Là một vùng đất nông nghiệp sớm phát triển, đông dân như tỉnh Thái Bình thì nghề và làng nghề thủ công phát triển là một tất yếu khách quan. Nghề thủ công truyền thống ở Thái Bình khá đa dạng. Đến năm 1945, có khoảng hơn 20 nghề thủ công đang thịnh đạt ở Thái Bình, trong đó có 10 nghề tiêu biểu với những sản phẩm từng được giới tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích.
Đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường lớn

Đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường lớn

LNV - Thanh Hóa là tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, rất thuận lợi trong việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền của tỉnh đã quan tâm tới nhiệm vụ duy trì phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp như ban hành các chính sách và các quy định về hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Xây dựng thương hiệu "Vương quốc lát Càng Long" tỉnh Trà Vinh

Xây dựng thương hiệu "Vương quốc lát Càng Long" tỉnh Trà Vinh

LNV - Hơn mười năm trước, nhận thấy cây lúa trên vùng đất nhiễm phèn kém hiệu quả, giá cả lại bấp bênh, trong khi ngành thủ công mỹ nghệ đan lát đang phát triển mạnh, nên Trà Vinh vận động người dân chuyển sang trồng cỏ lát để cung ứng nguyên liệu và hướng tới lập làng nghề. Thời gian qua, tỉnh cũng đã tập trung xây dựng, quảng bá thương hiệu nhằm tạo đòn bẩy thúc đẩy sản phẩm từ cây lát phát triển. Tuy nhiên, lâu nay, việc xây dựng thương hiệu cho cây lát của tỉnh vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động