Bình Dương: Thúc đẩy phát triển nghề điêu khắc gỗ truyền thống
Ban đầu, nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ tỉnh Bình Dương xuất hiện dưới hình thức các công trình dân dụng, đóng thuyền, bàn ghế, đẽo cột, làm hòm xiểng, các vật dụng gia đình… Sau đó, phát triển nên các vùng chuyên điêu khắc trang trí cho những công trình kiến trúc đình, chùa, nhà cổ, các sản phẩm mỹ thuật như tủ thờ, tranh tượng… rồi dần hình thành các làng nghề điêu khắc gỗ. Trải qua quá trình dài phát triển, nghề điêu khắc gỗ truyền thống tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng các thế hệ nghệ nhân vẫn gìn giữ và lưu truyền nghề cho con cháu đến tận ngày nay. Hiện tại, các cơ sở điêu khắc tập trung chủ yếu tại phường Phú Thọ, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một với khoảng 200 hộ làm nghề.
Tác phẩm điêu khắc gỗ được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau, trong đó có một số gỗ quý như: sao, huỳnh đàn, trắc, mun, gõ, giáng hương, trai, dầu, cẩm lai… Các nghệ nhân đã tìm tòi, bảo lưu những phong cách cổ của nhiều nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là phong cách cổ Việt Nam như: tượng Phật, tượng Di Lặc, mục đồng, tiều phu, ngư phủ, chim ưng, sư tử hí cầu… Ngoài ra, một số mẫu mã chế tác theo các tượng cổ châu Âu như: tượng vệ nữ, khỏa thân… Cùng với kinh nghiệm về kỹ thuật và óc sáng tạo, các nghệ nhân đã cho ra đời những sản phẩm tinh tế từ các loại hoành phi, câu đối đến các trường kỷ, hương án, bình, tủ thờ, ghế dựa,…
Với bàn tay khéo léo, tài hoa các nghệ nhân, thợ chạm trổ đã khắc họa vào sản phẩm những hình ảnh đẹp đẽ, thanh cao như: tùng, bách, trúc, mai, cúc, mẫu đơn… Từng hoa văn dù nhỏ hay lớn đều lột tả nên sự công phu, tỉ mỉ, miệt mài của người chạm trổ. Tâm huyết của nghệ nhân, người thợ đều gửi gắm vào trong từng sản phẩm của mình, từ đó tạo nên nét đặc biệt, cái hồn mà không phải bất cứ ai, bất cứ nơi đâu có thể làm được. Ngoài ra, sản phẩm điêu khắc gỗ Bình Dương không chỉ nổi tiếng kiểu dáng đẹp mà chất lượng gỗ tốt được đánh giá rất cao bởi gỗ đều là nguyên khối, không ghép, không pha tạp và tháo lắp thuận tiện.
Đến với làng nghề điêu khắc gỗ tại TP. Thủ Dầu Một, bất kể nắng mưa chúng ta đều nghe tiếng đục đẽo vang lên rộn ràng. Có thể nói giai đoạn 1990 - 1996 là giai đoạn nghề điêu khắc gỗ ở đây phát triển mạnh nhất. Nghệ nhân Nguyễn Văn Bình, người có thâm niên 20 năm trong nghề, tâm sự: “Nghề này cần có đam mê, lòng kiên nhẫn mới có thể thành thạo và sáng tạo được.” Đồng thời, anh chia sẻ với khả năng, kinh nghiệm của những nghệ nhân lành nghề có thể làm được bình quân khoảng 15 triệu đồng/tháng. Còn với thợ mới ra nghề thu nhập cũng được 4 - 5 triệu đồng/tháng, tuy nhiên, nếu tiếp tục gắn bó thì tay nghề sẽ được nâng lên, sản phẩm sẽ đẹp và chất lượng từ đó kéo theo thu nhập sẽ tăng cao.
Để hoàn thành một sản phẩm đẹp đủ điều kiện đưa ra thị trường, phải trải qua những công đoạn, quy trình nhất định từ chạm khắc, đánh bóng, mài giũa, phun sơn… mỗi công đoạn sẽ được một nhóm thợ thực hiện. Sản phẩm điêu khắc gỗ Bình Dương chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước tại các địa điểm du lịch, văn hóa, khách sạn... đồng thời, còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Giá thành các sản phẩm tùy theo kích cỡ to, nhỏ và chất lượng gỗ thường hay quý mà dao động từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu, trăm triệu. Điêu khắc gỗ mang đậm nét văn hóa địa phương, có giá trị nghệ thuật cao nên sản phẩm rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng.Những năm qua, sản phẩm điêu khắc gỗ Bình Dương là một trong những mặt hàng truyền thống chủ lực có số lương xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh.
Hiện nay, quy trình tạo ra sản phẩm cũng được các làng nghề, nghệ nhân chú trọng cải tiến và nâng cấp theo hướng chuyên môn hóa cao. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng quan tâm đến vai trò của các làng nghề này, thúc đẩy các làng nghề chủ động trong việc sản xuất, sắp xếp lại quy mô làng nghề, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, phối hợp với hiệp hội làng nghề của tỉnh để đào tạo lao động, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường,… Đồng thời, tỉnh sẽ hỗ trợ làng nghề xây dựng thương hiệu, mở showroom giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
Nghề điêu khắc gỗ không chỉ có giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc màgiá trị kinh tế rất cao, được các thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Vì thế, để điêu khắc gỗ Bình Dương có thể phát triển mạnh hơn nữa rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp, ngành liên quan.
Bảo Quỳnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 Văn hóa - Xã hội

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 Khuyến nông