Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề gỗ La Xuyên (Nam Định): Hướng đến sự phát triển bền vững

TBV - Làng nghề La Xuyên nằm tại xã Yên Ninh, huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định). Hầu hết các hộ gia đình ở xã Yên Ninh đều tham gia nghề gỗ. Xã Yên Ninh có khoảng 2000 hộ gia đình, 100% tham gia nghề sản xuất, chế biến, vận chuyển, buôn bán gỗ và sản phẩm gỗ. Các hộ được chia thành nhiều nhóm liên kết với nhau thành chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đến thành phẩm đầu ra.
Chuỗi cung ứng gỗ

Chuỗi cung ứng từ gỗ nguyên liệu đến sản phẩm gỗ tại La Xuyên bao gồm bao gồm các doanh nghiệp và hộ gia đình buôn bán gỗ nguyên liệu, các doanh nghệp và hộ gia đình chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ, xưởng xẻ và các hộ gia đình gia công.

Tại La Xuyên có khoảng 10-15 hộ gia đình và 10 công ty làm tham gia thị trường buôn bán gỗ nguyên liệu. Hầu hết các công ty buôn bán gỗ nguyên liệu đều mua gỗ nguyên liệu từ những công ty nhập khẩu lớn sau đó đưa về làng nghề bán lẻ cho các hộ gia đình. Chỉ có một số công ty lớn như La Xuyên Vàng mới có khả năng nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Các hộ gia đình cũng vậy, chỉ có một số ít hộ gia đình kêt hợp với các công ty nhập khẩu để nhập gỗ nguyên liệu về làng nghề. Lượng gỗ nguyên liệu do các hộ gia đình cung ứng vào làng nghề chiếm khoảng 1/3 tổng lượng gỗ nguyên liệu, 2/3 lượng gỗ nguyên liệu là do các công ty cung cấp. Các công ty và các hộ gia đình tham gia thị trường buôn bán gỗ nguyên liệu ở La Xuyên đều có xưởng chế biến và có cửa hàng trưng bày sản phẩm. Do vậy, những công ty và hộ gia đình này thường sử dụng một phần gỗ nguyên liệu để chế biến sản xuất, trưng bày và bán sản phẩm gỗ tại cửa hàng của mình, để cung ứng cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến sản phẩm gỗ.


Theo ước tính ở La Xuyên có khoảng 580 hộ gia đình tham gia chế biến, sản xuất, kinh doanh sản phẩm gỗ, trong đó có 200 hộ gia đình có cửa hàng tại làng nghề, 380 hộ chế biến, sản xuất và bán sản phẩm tại gia đình. Một số hộ gia đình sản xuất sau đó gửi hoặc bán cho các hộ gia đình có cửa hàng. Các hộ gia đình chế biến, sản xuất có cửa hàng thường có quy mô lớn hơn, có hộ gia đình sử dụng đến 20m3 gỗ/tháng, những hộ gia đình không có cửa hàng thường sản xuất với quy mô nhỏ chỉ sử dụng trung bình khoảng 2-3m3 gỗ/tháng

Hiện La Xuyên có khoảng 40 doanh nghiệp tham gia ngành nghề chế biến gỗ, trong đó chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong đó có các doanh nghiệp tham gia thị trường buôn bán gỗ nguyên liệu. Các doanh nghiệp này đều có xưởng chế biến và có cửa hàng trưng bày với mặt bằng và quy mô rộng hơn nhiều so với hộ gia đình. Vì có mặt bằng rộng và một số doanh nghiệp tham gia buôn bán gỗ nguyên liệu nên hầu hết đều trang bị máy xẻ CD để chủ động xẻ thành khí hoặc xẻ gỗ nguyên liệu khi khách hàng yêu cầu. Các doanh nghiệp chế biến gỗ thường có quy mô lớn hơn nhiều so với các hộ gia đình, trung bình sử dụng từ 30-50 m3 gỗ/tháng. Đặc biệt, ở La Xuyên có khoảng 20 hộ gia đình mở xưởng xẻ gỗ, mỗi hộ trang bị 1 máy xẻ CD, đều là máy chạy tự động và có trang bị cẩu dàn để đưa gỗ vào máy. Theo ước tính, hàng năm có khoảng 25 ngàn m3 gỗ chạy qua 20 máy xẻ của các hộ gia đình. Phần còn lại do các doanh nghiệp xẻ cho khách hàng khi mua gỗ.
Về gia công, theo ước tính ở La Xuyên có khoảng 1.400 hộ gia đình tham gia chế biến, gia công các sản phẩm gỗ. Các hộ có thể tham gia các tổ sản xuất gia công cho các doanh nghiệp lớn hoặc nhận gia công các chi tiết trên sản phẩm gỗ từ các hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất chế biến có quy mô nhỏ.

Sản phẩm, nguyên liệu và thị trường

Một trong những đặc trưng của làng nghề La Xuyên là sập gụ và tủ thờ. Đồ thờ được sản xuất tại La Xuyên chiếm khoảng 20% lượng sản phẩm tại làng nghề, 80% còn lại là đồ gỗ nội thất bao gồm bàn ghế, sập và tủ. Số lượng hộ gia đình sản xuất tủ không nhiều, đa số sản xuất sập và bàn ghế. Một số hộ gia đình có nghề điêu khắc, sản xuất tranh gỗ và tranh khảm trai. Thị trường của sản phẩm gỗ làng nghề La Xuyên chủ yếu là thị trường nội địa, sản phẩm được bán nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa.


Gỗ nguyên liệu sử dụng tại tại làng nghề La Xuyên chủ yếu được nhập khẩu từ Châu Phi, Lào và Cam-pu-chia. Năm 2016, trong tổng số gỗ nhập về La Xuyên (ước tính khoảng 45-54 ngàn m3), có 70% được nhập khẩu từ Châu Phi, còn lại 30% có nguồn gốc từ Lào và Cam-Pu-Chia. Gỗ nhập khẩu từ Châu Phi chủ yếu là Hương, chiếm 60% tổng số gỗ nhập khẩu từ Châu Phi, phần còn lại là gụ, cẩm lai, mun, gõ đỏ, lim, dổi, mít, được nhập khẩu từ Nam Phi . Chủng loại gỗ nhập khẩu từ Lào và Cam-pu-Chia chủ yếu là gỗ gụ, hiện nay số lượng đang giảm dần do chính sách cấm xuât khẩu gỗ tròn của Lào, thay vào đó là gỗ gụ có nguồn gốc Nam Phi. Theo kết quả khảo sát lượng gỗ gụ tại La Xuyên chiếm khoảng 54% trong tổng số, trong số đó chỉ có khoảng 1/3 có nguồn gốc từ Lào và Campuchia. Lượng gỗ nguyên liệu trong nước rất ít, không đáng kể, chủ yếu từ nguồn gỗ tận thu, vườn nhà và cây trồng phân tán. Các loại gỗ hương và cẩm được sử dụng để làm bàn ghế, gỗ gụ chủ yếu để làm sập. Tủ được làm bằng gụ hoặc gõ đỏ. Gỗ mít được sử dụng để làm đồ thờ.

Lao động

La Xuyên có khoảng 10 ngàn lao động tham gia ngành gỗ trong đó khoảng 60% là lao động địa phương. Lao động của hộ gia đình chiếm 42.3% còn lại là lao động làm thuê. Lao động làm thuê tại các hộ gia đình ở La Xuyên thường là lao động thời vụ và không có hợp đồng lao động trong khi lao động ở các doanh nghiệp chế biến gỗ có hợp đồng ngắn hạn, dưới 1 năm. Tuy nhiên, lao động trong các doanh nghiệp ở La Xuyên không nhiều, mỗi doanh nghiệp có khoảng từ 20 đến 30 lao động vì các doanh nghiệp cũng sử dụng hệ thống các gia đình vệ tinh để gia công và tinh chế sản phẩm gỗ.

Lao động nam đảm nhận được nhiều công việc hơn như điều khiển máy móc, pha chế gỗ, lắp ghép, xẻ phôi, thiết kế sản phẩm… trong khi nữ đảm nhận được ít công việc hơn, chủ yếu đánh giấy giáp và làm các công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Do vậy, tỷ lệ lao động nữ tại La Xuyên chỉ chiếm khoảng 14-20% trong tổng số lao động tham gia sản xuất và chế biến gỗ.

Hiện tại nguồn lao động tại La Xuyên cũng sẵn có và có lực lượng lao động ở các gia đình vệ tinh do vậy việc thuê lao động tại La Xuyên không gặp khó khăn hơn nữa mức lương của lao động tại La Xuyên thấp hơn mức lương của công nhân ở thành thị. Tuy nhiên, người lao động làm thuê tại La Xuyên thường không gắn bó với các doanh nghiệp và hộ gia đình vì có sự canh tranh về lao động giữa các cơ sở sản xuất và chế biến. Ở các doanh nghiệp công nhân thường có sự thay đổi, sáo trộn vào đầu năm sau tết Nguyên đán sau đó ổn định cho đến cuối năm. Tính kỷ luật của công nhân lao động ở La Xuyên kém hơn so với công nhân ở các khu công nghiệp.

Vốn đầu tư

Đối với làng nghề La Xuyên, các công ty và các hộ gia đình kinh doanh thường thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng, chủ yếu vay vốn để mua gỗ nguyên liệu sau khi bán gỗ sẽ hoàn lại cho ngân hàng, chủ yếu vay ngắn hạn, hoàn trả trong vòng 1 năm. Việc vay vốn nhìn chung không gặp khó khăn với lãi suất hiện tại từ 7,5 đến 8-9%/năm. Thấp hơn nhiều so với thời điểm 2012-2013, lãi suất 20-21%/năm.

Hiện nay, các hộ gia đình chế biến, tỷ lệ vốn vay để sản xuất rất thấp. Trung bình mỗi hộ gia đình đầu tư khoảng 1,27 tỷ đồng bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động. Tuy nhiên lượng vốn vay trung bình của các hộ chỉ khoảng 150 triệu đồng/hộ chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư.

Nhà xưởng và công nghệ

Cũng giống với Đồng Kỵ, đa phần các hộ gia đình sản xuất và chế biến tại La Xuyên lấy nơi cư trú làm xưởng chế biến và sản xuất. Trong 28 hộ gia đình được chọn để phỏng vấn tại La Xuyên có đến 25 hộ gia đình lấy nơi ở làm xưởng sản xuất và chế biến. Các hộ gia đình có xưởng tách biệt chỉ chiếm khoảng 10% tổng số hộ gia đình được phỏng vấn. Diện tích xưởng sản xuất của các hộ gia đình tại La Xuyên cũng không rộng, trung bình 205m2/hộ gia đình. Do vậy, khó khăn lớn nhất của các hộ gia đình chế biến sản xuất hiện nay là thiếu mặt bằng để mở xưởng sản xuất chế biến tách biệ ra khỏi nơi cư trú.

Về thiết bị công nghệ, đa phần các loại máy sử dụng để sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ tại La Xuyên có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung Quốc, chiếm 83%. Một số máy có nguồn gốc từ Đài Loan và Malaysia chiếm 12,5%. Một số ít máy cũ được nhập khẩu từ Nhật về như xe nâng, một số máy cầm tay cũng có nguồn gốc của Nhật bản như máy bào, máy phay cầm tay. Lượng máy móc có nguồn gốc Nhật bản chiếm khoảng 4%.

Về trang thiết bị máy móc, tại La Xuyên, trong những năm gần đây, các hộ gia đình trang bị nhiều máy CNC hơn. Máy CNC vừa sử dụng để sản xuất và chế biến cho hộ gia đình, vừa có thể sử dụng để gia công thuê cho các hộ gia đình khác. Nhiều xưởng xẻ đã trang bị máy xẻ vi tính và hệ thống cẩu dàn, hệ thống đẩy máy CD tự động. Do vậy, năng suất lao động trong các xưởng chế biến được nâng cao

Hiện nay việc trang bị các loại máy móc tại làng nghề La xuyên không gặp khó khăn, đều mua qua các công ty của Việt Nam. Thủ tục mua bán dễ dàng, các đại lý phân phối có cán bộ kỹ thuật đến lắp máy cho từng xưởng, từng hộ gia đình.

Huy Vũ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

LNV - Giữa miền quê thanh bình ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành), lò nấu đường truyền thống “Ông Năm” luôn đỏ lửa mỗi tuần. Hương mật mía lan tỏa khắp nơi, gợi nhớ ký ức ngọt ngào của một thời gian khó, về một nghề truyền thống từng gắn bó với biết bao thế hệ.
Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

LNV - Sâu trong những ngôi làng bình dị của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), những làng nghề truyền thống vẫn lặng lẽ giữ lửa qua bao thế hệ. Từ nghề làm ngói âm dương, làm giấy bản đến rèn dao, mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của bàn tay khéo léo mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa địa phương. Giữa nhịp sống hiện đại, những làng nghề ấy đang từng bước hồi sinh, góp phần gìn giữ hồn quê và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc văn hóa Tày đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.

Tin khác

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

LNV - Việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý không chỉ nhằm ngăn chặn nguy cơ mai một, mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch bền vững và quan trọng nhất là giữ gìn những giá trị tinh thần quý báu cho các thế hệ mai sau.
Bình Định: Xã Phước Hiệp khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Xã Phước Hiệp khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Xã Phước Hiệp vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, nâng tổng số 6 xã của huyện Tuy Phước đạt chuẩn NTM nâng cao. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực bền bỉ, phát huy nội lực và đoàn kết của
Tiền Giang công nhận 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và nâng cao

Tiền Giang công nhận 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và nâng cao

LNV - Ngày 19-5-2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành các quyết định công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Giao diện di động