Làng nghề điêu khắc đá 300 năm ở Đồng Nai
Đến Đồng Nai, nếu muốn tìm hiểu về một làng nghề truyền thống lâu đời tại vùng đất này, thì người ta thường nói đến làng nghề điêu khắc đá ở Bửu Long – đây được xem là một làng nghề truyền thống nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài với niên đại tồn tại đã hơn 300 năm.
Ngược dòng thời gian…
Từ thời mở cõi, theo lưu truyền dân gian thì nghề điêu khắc đá Bửu Long đã có từ những ngày đầu khai hoang lập ấp, gắn liền với thời kỳ lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Đồng Nai – Gia Định xưa. Theo sử sách, cuối thế kỷ 17 theo chính sách khai hoang mở rộng lãnh thổ của Chúa Nguyễn, những cư dân đầu tiên đã đến vùng đất Đồng Nai khai hoang lập ấp, trong đó có một bộ phận người dân Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Trung Quốc) thuộc dân tộc Hẹ đã theo Trần Thượng Xuyên quy phục nhà Nguyễn và đến vùng đất Đồng Nai này.
Từ đó, những cư dân Hẹ cũng mang theo nghề truyền thống của họ đến vùng đất mới này, với sự kết hợp khéo léo của người Việt, nhiều làng nghề đã được hình thành và phát triển như: nghề làm lu, nghề đan lát mây tre lá… và trong đó có nghề điêu khắc đá. Có thể nói, sự phát triển và đỉnh cao từ các làng nghề truyền thống này đã tạo nên sự phồn thịnh hình thành nên thương cảng Cù lao phố sầm uất nhất miền Nam lúc bấy giờ. Cũng từ sự phồn thịnh này, với sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề truyền thống thì nghề điêu khắc đá phát triển và có tiếng hơn cả. Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên và cơ may khi đến vùng đất Biên Hòa, nhận thấy vùng núi Bửu Long có điều kiện tự nhiên thích hợp, đặc biệt tại đây có loại đá xanh rất đặc biệt và quý hiếm phù hợp cho việc phát triển nghề điêu khắc đá. Có thể nói từ đây làng điêu khắc đá ở Bửu Long được hình thành…để từ đó những tác phẩm điêu khắc đá nổi tiếng với đường nét sắc nét, cùng màu xanh mát của thiên nhiên đã đưa nghề điêu khắc đá truyền thống phát triển vang dội và được truyền bá rộng rãi trong và ngoài nước.
Những tác phẩm từ làng đá Bửu Long hiện diện nhiều khắp nơi trong các đền, chùa ở Đồng Nai và cả ngoài tỉnh.
Tuyệt tác từ khối đá vô tri…
Nhiều người thắc mắc tại sao nghề điêu khắc đá ở Việt Nam đã tồn tại từ lâu, trước khi người Hẹ đặt chân đến nhưng tại sao lại có tiếng và vang dội nhất lại là làng điêu khắc đá ở Bửu Long đó là nhờ chất liệu đặc biệt nơi đây chính là “đá xanh” – là một loại đá xanh rất mịn, có độ cứng, không có hoa văn, không lấp lánh, có màu xanh tự nhiên rất đẹp, đặc biệt là không bị mờ hay hoan ố theo thời gian. Chính từ nguyên liệu đặc biệt này, sản phẩm điêu khắc đá Bửu Long cũng rất đa dạng và phong phú, từ các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như tượng thờ, tượng linh thú (lân, sư tử, nghê), lưu hương, linh vị, bia… đến các vật dụng trong sinh hoạt đời sống hằng ngày như: cối xay, cối giã gạo, bộ cờ, đèn đá…đều được trao truốt và tỉ mỉ trong từng công đoạn.
Có đến thực tế nơi đây, mới thấy được cái khó khăn và đầy vất vả của nghề điêu khắc đá. Nếu muốn tìm được nguồn nguyên liệu ưng ý, người thợ phải bỏ công cả tháng để tìm những tảng đá phù hợp cho tác phẩm của mình rồi phải tự mình đục đẽo thành khối vừa ý trước khi vận chuyển về. Sau đó, bằng những kỹ thuật đã được truyền nghề, người thợ phải biết sử dụng nhiều thủ thuật với nhiều công cụ khác nhau như: đục nhảy, đục phá, đục láng, đục rãnh, đục khớp, đục vòng… chính sự đặc biệt của loại đá tại Bửu Long mà việc chạm trổ cũng khó hơn đòi hỏi người thợ phải có những cách thế xử lý riêng trong quá trình chế tác. Trong công đoạn điêu khắc, khó nhất là công đoạn tạo hình và đánh bóng, công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề chắc, sự kiên nhẫn miệt mài làm việc với thời gian dài để tạo ra một sản phẩm trở nên có hồn và sinh động hơn. Thậm chí để cho ra những tác phẩm hoàn hảo và có hồn đúng với mục đích của người thợ thì có khi thời gian hoàn thành mất cả năm trời.
Làng đá Bửu Long giờ đang phải đối mặt với
nguy cơ xóa sổ một làng nghề truyền thống đã tồn tại hơn 300 năm…
Mỗi nghề đều có cái khó cái cực nhưng nghề điêu khắc đá này lắm công phu và vất vả hơn cả. Theo cụ Trương Ứng Tân (85 tuồi) người đã có hơn 60 năm gắn bó với nghề điêu khắc đá chia sẻ: “Sở dĩ nghề đá ở Bửu Long lại trội hơn các khu vực khác là vì chất liệu đá ở đây rất đặc biệt... Vì vậy việc chạm trổ cũng khó hơn, chỉ những người trong nghề, học tập thật kỹ mới chạm trổ được những tác phẩm đẹp. Ngày trước dùng tay, các nghệ nhân phải có mẹo của riêng mình thì mới làm tốt được. Do vậy việc truyền nghề cũng giới hạn theo truyền thống cha truyền con nối. Một người muốn theo nghề cũng phải mất thời gian trên 5 năm, bởi từ những kỹ thuật cơ bản, đục đẻo người học phải kiên nhẫn mất khoảng 2 năm, đó là chưa tính đến việc học các kỹ thuật cao hơn của nghề điêu khắc đá. Thêm vào đó việc hằng ngày tiếp xúc với bụi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe…”
Xã hội ngày càng phát triển, nghề điêu khắc đá bây giờ được thay thế bằng máy móc, dễ dàng và nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, dù có áp dụng những máy móc hiện đại thì cũng không thể thay thế được phương pháp thủ công, bởi máy móc có nhanh tạo ra những đường nét tinh xảo đến đâu cũng không bằng điêu khắc bằng tay. Chẳng hạn như một tác phẩm “lân mẹ ngậm con lân con”. Con lân con chỉ to hơn ngón út và nằm trong miệng lân mẹ thì không có máy móc nào làm được, chỉ có thợ lành nghề, với nhiều năm kinh nghiệm mới có thể chế tác được.
Hoài niệm… một làng nghề
Qua hơn ba thế kỷ tồn tại, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long đã sinh ra nhiều nghệ nhân tài hoa như: Hà Kiều, Dương Văn Hai, Phạm Thành Đâu…để rồi từ bàn tay tài hoa của những nghệ nhân các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật từ đá, tượng nhân vật tôn giáo, tượng tứ linh…được ra đời góp phần vào nhiều công trình kiến trúc ở Biên Hòa như: Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Ông, Văn miếu Trấn Biên… và ở các địa phương trên cả nước đã tạo nên dấu ấn đặc biệt của làng nghề đá Bửu Long.
Và ngày này, những người dân làng điêu khắc đá Bửu Long đang đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ làng nghề điêu khắc đá. Khi ngày xưa có hàng trăm hộ làm nghề điêu khắc đá ở Bửu Long thì ngày nay chỉ còn vỏn vẹn… 04 cơ sở điêu khắc đá duy trì bởi nguyên liệu đá xanh ngày càng khan hiếm. Để duy trì sản xuất, người dân phải tìm mua nguyên liệu tận các mỏ đá ở Hóa An, Tân Hạnh (Biên Hòa), Tân Hiệp (Bình Dương)… Với công vận chuyển và tiền nguyên liệu cao, chưa kể đá ở các vùng này chất lượng không tốt, độ mịn và màu xanh không “sắc” bằng đá ở Bửu Long nên việc sản xuất và sản phẩm cũng có những ảnh hưởng nhất định. Và việc dùng máy phổ biến hiện nay cũng đã gây ồn ào, ô nhiễm môi trường do khói bụi khắp khu dân cư, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân xung quanh. Cộng thêm việc thế hệ trẻ ngày nay không còn thiết tha với nghề truyền thống của cha ông, khó khăn chồng chất khó khăn… Và ai cũng tự hiểu nghề điêu khắc đá Bửu Long đang đứng trước nguy cơ bị tan rã.
Nhìn một làng nghề bao đời phát triển giờ đây phải đối mặt với nguy cơ xóa sổ thì không ai có thể tránh được sự xót xa, tiếc nối nhất là những nghệ nhân đã có bao đời làm cái nghề này. Dù đã và đang đối mặt với những khó khăn thế nhưng những ngưởi dân gắn bó với nghề vẫn hy vọng với sự quan tâm của nhà nước cùng sự chung tay của các sở ngành liên quan sẽ sớm có giải pháp, kế hoạch cụ thể vực dậy làng nghề truyền thống này. Để khi đặt chân đến vùng đất Biên Hòa anh hùng này, mỗi người chúng ta thêm tự hào khi lại thấy được hình ảnh của một làng nghề điêu khắc đá đã tồn tại hơn 300 năm qua…
Thanh Xuân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 Xúc tiến thương mại

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP