Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (Cần Thơ): Điểm du lịch ẩm thực hấp dẫn phục vụ khách tham quan
Được biết, các lò làm bánh nơi đây hoạt động quanh năm tuy nhiên vào mùa giáp tết là sôi nổi nhất, hoạt động cả ngày lẫn đêm, gấp chục lần so với ngày thường. Nghề này phù hợp với lao động nữ và những người lớn tuổi ở nông thôn.
Lí do bánh tráng của Thuận Hưng được ưa chuộng bởi vì người dân có bí quyết riêng trong khâu pha bột, dùng hoàn toàn là bột gạo. Gạo được sản xuất ở vùng Thốt Nốt, gạo gặt về để trong 6 tháng mới làm. Vì mới quá thì nhúng nước bánh bị rã, nướng không giòn đều; gạo cũ quá bánh nướng thì xốp nhưng không giữ được vị ngọt. Khâu lựa chọn nguyên liệu kỹ càng như vậy khiến chiếc bánh có mùi gạo thơm nồng nàn rất đặc trưng, lại mềm, mịn, dẻo thơm. Đặc biệt kích thước bánh rất đều, có thể nói là trăm chiếc như một.
Bánh tráng Thuận Hưng - điểm du lịch ẩm thức hấp dẫn tại Cần Thơ.
Để cho ra chiếc bánh tráng, cần nhiều công đoạn khác nhau: đổ bột, tráng bánh, phơi bánh, buộc bánh. Trong đó, mỗi công đoạn đều có người phụ trách riêng biệt, mỗi lò phải có 3 người, trong đó 2 người tráng còn 1 người phơi. Tưởng chừng đơn giản vậy nhưng lại phải mất rất nhiều thời gian để thành thạo, vì nó đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ và tình yêu nghề.
Về phần lò tráng bánh có cấu tạo gồm 3 phần, phần để đưa củi, nhóm lửa, phần là chiếc nồi nước lớn có căng lớp vải mỏng bên trên để tráng bánh và phần cuối là ống khói. Công đoạn tráng bánh khá công phu, lửa chỉ được để liu riu, tráng bánh phải nhanh, đều thì bánh mới tròn, mỏng đều và khi lấy bánh không bị nát.
Quá trình phơi bánh và gỡ bánh cũng là một nghệ thuật, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Muốn cho chiếc bánh còn nguyên vẹn, thẳng thớm, không cong vênh người phơi phải biết canh nắng để gỡ cho đúng lúc. Sau đó xếp bánh lại thành từng chục rồi dằn cho bằng mặt trước khi giao hàng.
Vất vả ngày đêm là vậy, nhưng tiền công lao động và thu nhập của những hộ sản xuất ở đây chỉ ở mức trung bình. Nguyên nhân là do chi phí cho việc làm bánh khá cao, nhất là chất đốt ngày càng hiếm, nhưng giá bánh thời gian gần đây vẫn giữ mức cũ. Hiện thu nhập ổn định của mỗi người làm công cho các cơ sở sản xuất từ 100.000 - 120.000 đồng/ngày, còn chủ cơ sở bánh, mùa cao điểm, mỗi hộ có thu nhập từ 500.000 - 1 triệu đồng/ngày cho khoảng 3 - 4 lao động gia đình cùng tham gia. Với số tiền đó, ít ai giàu lên nhờ tráng bánh, nhưng người dân ở đây vẫn gắn bó với nghề, chọn sản xuất những loại bánh phù hợp với điều kiện gia đình hoặc lợi nhuận.
Làng bánh tráng Thuận Hưng sản xuất 4 loại bánh gồm: mặn (bánh dịu, có pha muối), lạt (bánh giòn), bắng tráng nem (khổ nhỏ) và bánh tráng dừa (loại để nướng, có thêm dừa và mè). Mỗi loại bánh cũng có nhiều kích cỡ khác nhau, nhỏ nhất hơn 3 tấc và lớn nhất gần 4 tấc.
Hiện toàn làng nghề Thuận Hưng có hơn 100 hộ làm bánh, tập trung ở 9 ấp của phường Thuận Hưng, nhưng tập trung chủ yếu ở ấp Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh, trong đó có khoảng một nửa là sản xuất theo thời vụ Tết. Một số hộ hiện nay đã đầu tư máy móc còn phần lớn là làm thủ công.
Bánh tráng ở làng nghề Thuận Hưng làm ra được giao cho các bạn hàng đi bỏ mối hoặc thương lái đến tận nhà nhận về bán lại cho các chợ đầu mối. Thị trường bánh tráng Thuận Hưng rất rộng, lan toả ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và tận Campuchia. Nơi đây đã được công nhận làng nghề truyền thống và là một trong những điểm du lịch ẩm thực hấp dẫn phục vụ khách tham quan.
Bài và ảnh NQ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân