Làm nông “tử tế”
Thị trường là thước đo sản phẩm
Từ nhiều năm nay, Tứ Xã được biết đến là nơi cung cấp khối lượng lớn các mặt hàng nông sản cho người dân trong và ngoài địa bàn huyện Lâm Thao. Diện tích đất nông nghiệp không lớn so với mặt bằng chung các xã lân cận, nhưng người dân nơi đây cần mẫn, chịu khó, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa. Sản xuất rau xanh cung cấp cho thị trường đã được người dân Tứ Xã làm từ rất lâu, nhưng sản xuất rau an toàn (RAT) theo nhóm hộ, hợp tác xã (HTX) theo chuỗi giá trị thì bắt đầu vài năm trở lại đây.
HTX Dịch vụ sơ chế và Tiêu thụ sản phẩm RAT Tứ Xã bắt đầu hoạt động từ năm 2015 do huyện chỉ định thành lập đầu tiên có 26 hộ thành viên tham gia với diện tích canh tác 3ha, được huyện hỗ trợ về hạ tầng, đầu tư hệ thống kho lạnh, nhà lưới và hệ thống tưới... cùng với sự hỗ trợ của tổ chức Rikolto, Phòng NN&PTNT huyện triển khai các chương trình thuộc hệ thống PGS trên RAT tại HTX. Các nhóm sản xuất được hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn Basic GAP, hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cách ghi chép nhật ký sản xuất và tổ chức thanh tra chéo lẫn nhau. Đến nay, HTX đã hoàn toàn chủ động trong khâu tổ chức thanh tra, kiểm tra các hộ thành viên và thường xuyên chịu sự giám sát của cơ quan chức năng và các đối tác... Ông Nguyễn Văn Nghĩa- Giám đốc HTX Dịch vụ sơ chế và Tiêu thụ sản phẩm RAT Tứ Xã cho biết: Bên cạnh phát triển sản xuất an toàn, HTX chủ động trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm, tích cực phối hợp tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới các nhà hàng, bếp ăn tập thể, chuỗi cửa hàng nông sản an toàn, siêu thị... Thông qua cách vận hành có hệ thống và đảm bảo về tiêu thụ, HTX hiện đã mở rộng sản xuất lên trên 100 hộ thành viên, diện tích canh tác gần 12ha và đã được chứng nhận VietGAP, cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn rau/ngày. Chúng tôi luôn tâm niệm thị trường là thước đo sản phẩm, khi sản phẩm của mình chiếm được lòng tin của đông đảo người tiêu dùng thì càng phải chú trọng đến vấn đề cốt lõi là sản xuất. Tức là “làm nông tử tế”, nông nghiệp hữu cơ- xu hướng tiêu dùng nông sản sạch của người tiêu dùng hiện nay”.
Bà Chử Thị Ngà- khu 11 là một trong những thành viên của HTX Dịch vụ sơ chế và Tiêu thụ sản phẩm RAT Tứ Xã đang thu hoạch thửa rau mùi phấn khởi: Cái lợi lớn nhất khi vào HTX là không lo về kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh, cũng như chủng loại rau, đầu ra cho sản phẩm. Với 1 mẫu đất, bình quân 1,5 tháng, gia đình bán được chục tấn rau, thu về hàng trăm triệu đồng, trừ chi phí còn 70-80 triệu đồng, cao gấp 5-6 lần trồng lúa”.
Như vậy, sản xuất RAT, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm đã và đang mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân, xây dựng cuộc sống ấm no, góp phần giữ vững và từng bước để Tứ Xã nâng cao các tiêu chí của xã NTM.
Người lao động Hợp tác xã Dịch vụ sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã
sơ chế đóng gói các sản phẩm cấp bán ra thị trường.
Mục tiêu bền vững
Với mong muốn mở rộng diện tích sản xuất, cung cấp sản phẩm nông nghiệp an toàn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, huyện Lâm Thao và xã Tứ Xã tiếp tục tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia liên kết sản xuất RAT. Bằng một loạt các chính sách thuận lợi như: Xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020; triển khai Dự án khoa học công nghệ: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tứ Xã” cho các sản phẩm RAT Tứ Xã... Do đó, thời gian qua, đã có HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao và Công ty CP OMEGA Hà Nội chi nhánh Phú Thọ đầu tư sản xuất RAT tại Tứ Xã với tổng diện tích khoảng 20ha. Để tạo điều kiện cho các HTX, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, huyện đã đầu tư hạ tầng thiết yếu và nâng cấp các hạng mục theo hướng công nghệ cao cho Tứ Xã như: Đầu tư hệ thống nhà lưới diện tích 1.000m2, kinh phí trên 1 tỷ đồng; nhà sơ chế bảo quản nông sản 200 triệu đồng; hệ thống tưới kinh phí gần 4 tỷ đồng; thu hút doanh nghiệp đầu tư hệ thống dẫn nước, tưới phun mưa, nhà màng cho 1,7 ha với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng...
Ông Khổng Dương Quang Huy- Giám đốc chi nhánh Công ty CP OMEGA Hà Nội chi nhánh Phú Thọ cho biết: Với sự hỗ trợ về kỹ thuật của các cơ quan chức năng của địa phương, Chi nhánh áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm rau củ của chi nhánh sản xuất ra đạt chất lượng tốt, khi đưa ra thị trường đã được các doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng phản hồi tích cực, từ đó đã có các doanh nghiệp thương mại mong muốn được hợp tác, sản xuất và bao tiêu các sản phẩm.
Theo ông Huy, thị trường tiêu thụ RAT hiện nay đang là mục tiêu của nhiều người, nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, khi liên kết “4 nhà” sẽ tạo ra quy trình bền vững, bổ sung cho nhau những điểm còn hạn chế, từ đó tạo ra những sản phẩm tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Từ những ưu điểm nổi bật trên sẽ góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và đây cũng là một trong những việc làm thiết thực nhất để hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Trên thực tế, muốn phát triển được sản phẩm nông sản hàng hóa bền vững phải có ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên khi đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi suất đầu tư rất lớn và gặp nhiều rủi ro. Vấn đề quan trọng cốt yếu là cách làm. Trao đổi về mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT có ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, ông Bùi Hoài Giang- Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao cho biết, xuất phát từ cơ sở thực tế, trong những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã có nghị quyết về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2015-2020. Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, theo hướng hàng hóa đối với một số sản phẩm nông nghiệp, trong đó có RAT Tứ Xã. Nhờ vậy, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng cao; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao.
“Thời gian qua, toàn huyện đã có hàng vài trăm ha đất được chuyển đổi theo hướng sản xuất sản phẩm nông nghiệp nông sản hàng hóa có ứng dụng công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật. Huyện đã xác định muốn phát triển được phải khai thác và lấy nông nghiệp làm trụ đỡ cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”, một lần nữa Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định tính đúng đắn của mô hình liên kết, điều mà nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã thành công trên địa bàn trong những năm qua.
Theo Anh Thơ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 | 15/01/2025 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 | 15/01/2025 Nông thôn mới
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu
14:55 | 14/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu
14:22 | 13/01/2025 Nông thôn mới
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 | 10/01/2025 Nông thôn mới
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới
09:17 | 09/01/2025 Nông thôn mới
Tin khác
Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”
14:41 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao
08:52 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
08:51 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì
16:36 | 03/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 | 02/01/2025 Nông thôn mới
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 | 25/12/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao
22:00 | 24/12/2024 Nông thôn mới
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 | 23/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội