Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Nhiều mô hình nông nghiệp phù hợp vùng đất ven đô

LNV - Trong khi nhiều khu dân cư ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) đang chuẩn bị lên cấp phường với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều cánh đồng bị bỏ hoang, thì người dân ở thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên) vẫn miệt mài sản xuất nông nghiệp. Với đặc trưng là vùng đất bãi ở phía ngoài đê, sản xuất nông nghiệp vẫn là hướng đi tất yếu của Tiền Lệ...
Về thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) những ngày này, có thể cảm nhận phong trào nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt toàn thôn, cùng rất nhiều mô hình nông nghiệp mới. Từ trên đê nhìn xuống, cả một vùng bờ bãi xanh mướt bởi những cánh đồng rau đạt chuẩn VietGAP, những con đường bê-tông chạy ngang dọc như bàn cờ trên cánh đồng.

Sản xuất nông nghiệp bên lề đô thị

Ông Nguyễn Văn Hào, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ cho biết, hợp tác xã chuyển sang hoạt động kiểu mới từ năm 2016 đến nay, với 500 thành viên góp vốn. Hiện, Hợp tác xã Tiền Lệ có 33 ha rau trồng theo quy trình VietGAP. Đây cũng chính là mô hình điểm của Hoài Đức, chủ yếu sản xuất cải mơ, cải cúc, cải ngồng, bắp cải; mùng tơi, su hào, súp lơ, củ cải ta...

Thương hiệu, chất lượng, uy tín của rau an toàn Tiền Lệ đã được cấp nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý và được 10 doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu khoảng 50% tổng sản lượng của toàn hợp tác xã. Tại đây, có nhiều doanh nghiệp thu mua rau của bà con nông dân, sơ chế đóng gói tại nhà máy đặt ngay trên cánh đồng Tiền Lệ rồi phân phối đến các siêu thị, cửa hàng rau sạch tại Hà Nội.


Cua bể nuôi tại trang trại của anh Nguyên Vũ.


Ông Nguyễn Khắc Đạo, xã viên Hợp tác xã Tiền Lệ có 7 sào rau ăn lá trồng cải ngồng, cải chíp, cải cúc..., chủ yếu do hai vợ chồng canh tác. Bình quân gia đình gieo 8 vụ rau/năm, doanh thu khoảng 20 triệu đồng/tháng, trừ chi phí, gia đình ông Đạo thu lãi 14 triệu đồng/tháng. Anh Cao Văn Chiến, một xã viên khác tham gia nhóm sản xuất rau sạch, thu nhập ổn định 50-60 triệu đồng/năm.

Trung bình một ngày, hợp tác xã thu hoạch và tiêu thụ khoảng 15-20 tấn rau với giá bán từ 10-15 nghìn đồng/kg. Hợp tác xã tạo việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên tại địa phương, mang lại thu nhập ổn định cho người dân trong toàn xã.

Theo ông Nguyễn Văn Hào, các hộ dân tham gia mô hình liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp đều ký cam kết nếu kiểm tra rau đến kỳ thu hoạch mà có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng sẽ bị phạt 2 triệu đồng. Từ nhiều năm nay, việc lấy mẫu rau để kiểm tra được cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp thực hiện thường xuyên, ngẫu nhiên hằng tuần, hằng tháng và đến nay chưa có hộ dân nào vi phạm. Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ đã có 4 sản phẩm được thành phố xếp hạng OCOP 4 sao gồm: Rau dền, mùng tơi, cải ngồng, cải mơ.

Nuôi cua biển... trên ruộng

Ở giữa cánh đồng rau Tiền Lệ, chúng tôi ngỡ ngàng khi lạc vào một trang trại nuôi cua bể nước mặn. Trang trại chỉ rộng 500m2, nhưng lắp đặt hệ thống thiết bị nuôi cua liên hoàn bán tự động, với 6.000 chiếc hộp lồng chuyên dụng nuôi cua, trong mỗi hộp lồng chỉ nuôi một con. Hệ thống nước biển chảy tuần hoàn theo đường ống vào từng hộp lồng. Sau đó, nước từ các hộp nuôi cua liên tục chảy ra theo các đường ống dẫn đến hệ thống bể lọc, trong đó có bể lọc vi sinh xử lý chất thải. Nước sau khi lọc được thu hồi cho bơm trở lại cấp vào đường ống nước dẫn đến các hộp nuôi cua.

Anh Nguyên Vũ, chủ trang trại cho biết, toàn bộ nước sử dụng nuôi cua tại đây là nước biển từ Hạ Long, được anh nhập về đến trang trại với giá 500 nghìn đồng/m3. Hiện tại trang trại sử dụng khoảng 50m3 nước biển, lượng hao hụt khoảng 10% mỗi tháng có thể bổ sung bằng nước ngọt. Thức ăn cung cấp cho cua là vẹm xanh, dắt biển, hàu… với chi phí thức ăn trung bình cho mỗi con cua vào khoảng 1.000 đồng/ngày. Cua bể cốm, cua bể lột hiện tại được anh bán cho các nhà hàng, các cửa hàng đặc sản hữu cơ ở Hà Nội với giá 600 nghìn đồng/kg (khoảng 100-120 nghìn đồng/con). Tại các cửa hàng, cua lột được bán với giá 800-900 nghìn đồng/kg.

Hoạt động từ tháng 3/2022, đến nay trang trại đã qua 3 lứa nuôi, với lượng trung bình mỗi tháng trại cua xuất ra 400-600 kg cua cốm đến các siêu thị thực phẩm sạch tại Hà Nội và khách lẻ, đạt doanh thu từ 240-360 triệu đồng. Lợi nhuận mỗi lứa (1 tháng/lứa) khoảng 120 triệu đồng. Với chi phí đã đầu tư 2 tỷ đồng để xây nhà nuôi và lắp đặt hệ thống hộp nuôi, trang thiết bị tuần hoàn nước, cùng với tiền thuê ruộng của nông dân với giá 15 triệu đồng/tháng để làm trang trại, anh Nguyên Vũ dự tính sau 2 năm sẽ thu hồi được vốn. Lứa tới đây, Nguyên Vũ sẽ nâng số lượng nuôi lên 6.000 con, nhằm khai thác tối đa 6.000 hộp lồng đã đầu tư lắp đặt.

Đối với nông dân ở Tiền Lệ, Nguyên Vũ khoe từ khi về đây làm mô hình này, bà con nông dân chung quanh đến xem rất nhiều. Người dân ở đây đang chủ yếu trồng rau, nuôi lợn và gà. Tham quan, chứng kiến mô hình, nhiều người thấy thích, họ đặt vấn đề muốn kết hợp nuôi cua theo mô hình này. Ngay chủ cho anh thuê đất, đang có một trại gà nhưng đã dự kiến sang năm sẽ chuyển sang đầu tư nuôi cua cốm. Trong khi nuôi gà lợn vừa ô nhiễm, lại vất vả, thì nuôi cua rất sạch sẽ, vì không có nước thải và chất thải ra ngoài.

Tiền Yên là xã đạt chuẩn nông thôn mới từ nhiều năm nay. Hoài Đức đang trong hành trình lên quận, tuy nhiên ở khu vực phía tây đường vành đai 4 quy hoạch (đang trong giai đoạn quy hoạch chuẩn bị triển khai xây dựng), nhất là phía ngoài đê sông Đáy, được quy hoạch là vành đai xanh, không phát triển đô thị. Vì vậy, Tiền Lệ với phần lớn đất đai ở ngoài đê sông Đáy, không được định hướng đô thị hóa, mà vẫn phát triển nông nghiệp lâu dài. Với khu vực vành đai xanh ven đô, canh tác nông nghiệp xanh, sạch, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp tiếp giáp đô thị được coi là hướng đi đúng đắn. Đặc biệt, những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như mô hình nuôi cua bể cần được nghiên cứu, nhân rộng.

Theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, hiện có 1.342 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 70 hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, 50 hợp tác xã ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 180 sản phẩm của 53 hợp tác xã được thành phố công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Nhân dân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

LNV - Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, đặc biệt là cây cam Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025”.
Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

LNV - Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận - đó là kết luận nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong Phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024.

Tin khác

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".
Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.
Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

LNV - Phát triển kinh tế tuần hoàn được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Xã Tân Thành (Vụ Bản) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn với sự liên kết giữa các hộ trồng hoa, rau màu và chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

LNV - Trải qua gần 28 năm xây dựng và trưởng thành (1996 - 2024), Xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiềm năng, phát triển bền vững, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại chỗ, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

LNV - Những ngày này, ở Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), người nông dân đang bận rộn đi tuốt lá, chăm sóc, nuôi dưỡng nụ hoa cho cây đào phai, hứa hẹn một mùa hoa tươi thắm đón Tết Nguyên Đán 2024.
Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

LNV - Để phục vụ nguồn hàng cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, triển khai chương trình bình ổn thị trường mà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.
Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

LNV - Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch bình ổn giá thị trường, nhằm hạn chế tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

LNV - Khép lại năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

LNV - Ngày 6/1/2024 UBND thành phố Hải Phòng Phối hợp với công ty cổ phần Vinhomes - thuộc Tập đoàn Vingroup, tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, địa chỉ tại phường Tràng Cát quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

LNV - Để bảo đảm nguồn cung thịt gia cầm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành nông nghiệp Hà Nội đang chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt dịch bệnh, nhất là cúm gia cầm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động