Kiên trì để khởi nghiệp thành công
Sinh ra ở làng chài Lệ Thủy, xã Bình Trị (Bình Sơn), chị Ưng Thị Thu Thủy (35 tuổi) đã tận dụng nguồn hải sản dồi dào, tươi sống hằng ngày của địa phương để khởi nghiệp với cơ sở sản xuất các loại mắm và cung cấp cá biển tươi phi lê, cá khô các loại. Từ một cơ sở nhỏ, sau gần 4 năm khởi nghiệp, cơ sở sản xuất mắm của chị có quy mô lớn nhất xã, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ.
Từ nguồn hải sản ở địa phương, chị Ưng Thị Thu Thủy, ở xã Bình Trị (Bình Sơn) đã làm ra những sản phẩm mắm đậm đà, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Chị Thủy luôn chú trọng chất lượng sản phẩm và uy tín trong kinh doanh. Bởi vậy, các sản phẩm mắm cũng như các loại hải sản phi lê, khô, tẩm gia vị từ cơ sở sản xuất của chị Thủy được khách hàng tin dùng. Từ nguồn nguyên liệu hải sản phong phú của quê hương, chị Thủy làm ra nhiều sản phẩm mắm như mắm cá cơm, mắm mực, mắm ruốc, mắm cá cơm muối chua... có chất lượng. Trung bình mỗi tháng, chị Thủy xuất bán gần 1.000 lít mắm các loại và trên 500kg cá phi lê, cùng các loại hải sản khô, tẩm gia vị. "Có khách hàng ổn định, tôi không phải lo lắng về đầu ra của sản phẩm. Thời gian tới, cùng với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tôi tiếp tục mở rộng thị trường, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm để bắt mắt hơn. Đồng thời, tập trung mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm chính là các loại mắm", chị Thủy chia sẻ.
Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Trị Nguyễn Thị Ngọc Tâm nhận xét, từ một cơ sở nhỏ, chủ yếu cải thiện thu nhập cho gia đình, sau gần 4 năm khởi nghiệp, cơ sở sản xuất nước mắm của chị Thủy đã có quy mô lớn nhất xã. chị Thủy là cô gái trẻ nhưng đầy bản lĩnh, siêng năng và là tấm gương sáng để nhiều chị em phụ nữ ở địa phương học hỏi.
Khấm khá từ nghề sản xuất ván lạng
Với tâm niệm “cứ cố gắng hết sức sẽ được bù đắp”, anh Nguyễn Phú Thường (38 tuổi), ở thôn An Điềm 2, xã Bình Chương (Bình Sơn) đã nỗ lực vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương từ nghề sản xuất ván lạng.
Anh Nguyễn Phú Thường (bên phải) ở thôn An Điềm 2, xã Bình Chương (Bình Sơn) chia sẻ với cán bộ Hội nông dân xã Bình chương về quy trình cho ra sản phẩm ván lạng.
Chúng tôi tìm đến nhà anh Thường, dưới cái nắng oi bức của những ngày tháng 8. Không khí lao động tại cơ sở ván lạng của anh Thường vẫn luôn hối hả, nhộn nhịp. Từng là chủ một xưởng mộc, anh Thường nhận thấy công việc này vất vả nhưng thu nhập không cao, thị trường cạnh tranh lại ngày càng khó khăn, nên anh trăn trở tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế. Năm 2019, anh Thường quyết định chuyển xưởng mộc thành cơ sở sản xuất ván lạng. "Từng làm nghề mộc nên tôi bắt kịp nhanh với công việc sản xuất ván lạng. Song, tôi thận trọng tính toán để tránh những thất bại đáng tiếc”, anh Thường chia sẻ.
Sau khi lên kế hoạch rõ ràng, chàng trai 8X đã đến những nơi có cơ sở sản xuất ván lạng lâu năm để tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ. Sau khi tìm được đầu ra ổn định, anh Thường mạnh dạn dùng hết số vốn mình tích góp được để mua máy móc sản xuất ván lạng hiện đại. Sau 4 năm đầu tư sản xuất ván lạng, hiện nay, bình quân mỗi tháng anh xuất bán khoảng 500m3 ván lạng, tạo việc làm thường xuyên cho 14 lao động địa phương, với mức thu nhập 8 - 10 triệu đồng/người/tháng. “Từ nguyên liệu gỗ keo, bạch đàn thô, qua hệ thống máy móc sẽ tạo ra được sản phẩm ván lạng có giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị ban đầu. Cùng với thu mua gỗ của người dân, sắp tới tôi dự định sẽ liên kết với các hộ trồng rừng gỗ lớn trong tỉnh để trồng các loại gỗ nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất ván lạng”, anh Thường cho biết thêm.
Anh Trương Văn Bạc (40 tuổi), ở thôn An Điềm 2, xã Bình Chương chia sẻ, tôi làm việc tại cơ sở sản xuất ván lạng của anh Thường được gần 4 năm. Nhờ đó, đời sống kinh tế của gia đình tôi ổn định, có điều kiện chăm lo cho con cái ăn học. "Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn. Cuộc sống bấp bênh, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình chỉ nhờ vào vài sào ruộng trên vùng đất khô cằn. Tôi được anh Thường tạo điều kiện cho vào làm việc tại cơ sở của anh, từ đó tôi có việc làm và thu nhập ổn định. Mức lương mỗi tháng 10 triệu đồng là khá cao đối với người nông dân vùng đất đồi núi như chúng tôi", anh Bạc phấn khởi nói.
Từ sự nỗ lực, dám nghĩ, dám làm, anh Thường đã thành công trong sản xuất, kinh doanh. Nhiều năm liền anh được UBND xã Bình Chương biểu dương là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. "Sự thành công của anh Nguyễn Phú Thường đã khẳng định hướng đi hiệu quả trong việc liên kết chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm lâm nghiệp. Anh Thường không chỉ là tấm gương năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, mà còn là người có tấm lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người từng lầm lỡ với mong muốn làm lại cuộc đời", Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Chương Nguyễn Bảo Khánh chia sẻ.
Bài và ảnh H.Thu - K.Trang
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp tết
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân