Làm giàu nhờ mô hình liên kết trồng na theo quy trình VietGAP

LNV - Từ lâu, quả na Bà Đen được nhiều du khách biết đến khi đến tham quan, du lịch tại núi Bà Đen Tây Ninh, cũng như tại các hội chợ thương mại trong nước, bởi nổi tiếng với quả to, thịt dai, có vị ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng không phải nơi nào cũng có được.


Công đoạn sơ chế quả Na Vietgap trước khi đóng gói tại Công ty cổ phần Natani (Tây Ninh). Ảnh: Thanh Tân -TTXVN


Mặc dù cây na quanh núi Bà Đen có thể cho trái quanh năm do vùng thổ ngưỡng, khí hậu đặc trưng (không khí thay đổi giữa ngày và đêm rõ rệt, ban ngày nắng nóng và gió; ban đêm không khí lạnh, kèm nhiều sương mù) và đã được cấp chỉ dẫn địa lý từ năm 2011, xem là loại trái cây đặc sản tại địa phương, nhưng người nông dân trồng na quanh núi Bà Đen Tây Ninh vẫn bấp bênh, bởi cảnh được mùa mất giá, được giá lại mất mùa.

Ông Nguyễn Xuân Năm, ngụ ấp Phước Hòa, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh cho biết, gia đình ông có hơn 2 ha trồng na đã nhiều năm và đây cũng là nguồn sống chính của gia đình.

Thế nhưng trước đây, ngoài nỗi lo về giá bán na không ổn định, dễ dẫn đến thua lỗ khi canh tác, thì người nông dân còn phải lo về thị trường đầu ra, bởi phần lớn phụ thuộc vào thương lái thu mua. Người nông dân không biết bám víu vào đâu, chỉ biết trông vào phận may rủi của thị trường, cũng như tự mình tìm tòi, học hỏi lẫn nhau kinh nghiệm canh tác để cho ra sản phẩm tốt nhất.

Ông Nguyễn Xuân Năm cùng nhiều bà con trồng na quanh núi Bà Đen đã nhận thấy được sự bấp bênh của cây na khi canh tác riêng lẻ, tự phát. Bởi quả na là loại trái khó tính, nếu canh tác manh mún nhỏ lẻ theo kiểu truyền thống sẽ không phòng được dịch bệnh, dẫn tới việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chưa kể, một số ít nông dân thấy cái lợi trước mắt đã sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng để tạo dáng, tạo màu cho trái, rất đẹp về hình thức nhưng bên trong phần thịt na rất dễ bị hư hỏng, khi trái chín dễ nũng da, chảy nước khiến người mua cũng ngán ngại.

“Ban đầu, tôi cũng như nhiều bà con ở đây lo ngại việc sản xuất na "sạch" vì chi phí đầu tư cao, dẫn đến sản phẩm bán ra giá cao, khó tiêu thụ, nên cũng rất ngần ngại tham gia. Nhưng thấy được xu hướng thị trường ngày càng chọn các sản phẩm sạch, an toàn nên 2 năm nay tôi và bà con nơi đây đã mạnh dạn tham gia vào chuỗi sản xuất na theo quy trình VietGAP của Công ty cổ phần Natani (Natani). Qua sản xuất cho thấy năng suất cây na vẫn đảm bảo, giá cả đầu ra ổn định. Cụ thể giá cả đã thoả thuận từ trước, đến ngày thu hoạch, nhà vườn đem sản phẩm lên giao cho Natani rồi nhận tiền. Hiện nay, quả na được Natani bao tiêu giá từ 30.000 - 45.000 đồng mỗi kg tùy loại; đợt tết này Natani đã tăng thêm 10% giá, dự kiến vụ này mỗi ha tôi sẽ có lãi trên 200 triệu đồng”, ông Năm phấn khởi cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Năm ở ấp Phước Hoà, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu chăm sóc vườn na theo quy trình VietGap. Ảnh: Thanh Tân – TTXVN


Nói về hành trình lấy lại danh tiếng quả na Bà Đen, ông Nguyễn Thế Tân - Giám đốc Công ty cổ phần Natani cho biết, năm 2016, ông cùng các cộng sự là những người có tâm huyết và am hiểu về quả na địa phương, nên đã bắt tay vào xây dựng quy trình canh tác quả na “sạch”, đảm bảo tươi, ngon, bắt mắt, nhưng không mất đi bản chất của quả na Bà Đen truyền thống.

Theo đó, để tìm ra quy trình trồng na hiệu quả, Natani dành nhiều thời gian đến thăm quan học tập kinh nghiệm sản xuất tại nhiều địa phương canh tác hiệu quả, cũng như sang các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới để học hỏi. Sau khi có quy trình, Natani tiếp tục thuê đất của nông dân để trồng na thử nghiệm, thuê kĩ sư chăm sóc, khi kết quả như ý muốn Natani mới phối hợp với nhà vườn tạo thành một chuỗi liên kết; trong đó Natani sẽ cung cấp kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ vi sinh nhằm bảo đảm chất lượng, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cây na và cải tạo đất, phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững.

Ngoài việc giúp nông dân xây dựng hệ thống tưới tự động, các kĩ sư của Natani còn hướng dẫn bà con nông dân về kĩ thuật bao trái, một trong những yếu tố sống còn với quả na, đồng thời bao tiêu cho bà con nông dân. Đến nay, Natani đã giúp hàng trăm bà con trong vùng kết hợp cùng Natani xây dựng được vùng nguyên liệu trên 300 ha theo quy trình VietGAP. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, sản phẩm na Bà Đen của Natani còn được xuất khẩu sang Singapore, các nước khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông. Năm 2021, sản phẩm na Bà Đen của Natani được tỉnh chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Kỹ sư nông nghiệp và nông dân trồng na theo quy trình VietGap trao đổi kinh nghiệm canh tác tại vườn Na thuộc ấp Phước Hoà, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu. Ảnh: Thanh Tân – TTXVN


Theo đánh giá của ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, na Bà Đen là một trong những loại trái cây rất nổi tiếng và không phải bất cứ vùng đất Tây Ninh nào cũng trồng được loại na ngon như vậy. Tuy nhiên để quả na Bà Đen giữ vững được thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường, những năm gần đây ngành nông nghiệp của tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng na thực hiện theo quy trình nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn.

“Chúng ta biết na là loại cây trồng có rất nhiều sâu bệnh, đặc biệt là riệp sáp, ruồi vàng đục trái… nếu chúng ta sản xuất không đúng cách thì buộc phải sử dụng nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nên cần có một quy trình truy xuất nguồn gốc cho quả na và hiện nay có một số hợp tác xã đã làm được, trong đó Natani là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc liên kết với nông dân sản xuất quả na sạch, đóng gói đưa ra thị trường. Ngoài ra, Natani còn chú trọng đến việc chế biến các sản phẩm từ quả na như: Na sấy, nước ép na… để giải quyết những quả na không tiêu thụ được kịp lúc. Tôi cho rằng bước đi như vậy là hoàn toàn đúng đắn, giúp cho quả na Tây Ninh đi xa hơn, trên thị trường tiêu thụ được nhiều hơn và giá bán cũng tốt hơn, giảm nguy cơ được mùa mất giá, được giá mất mùa”, ông Xuân nhận định thêm.

Tính đến hiện tại, Tây Ninh có gần 10.000 ha chuyên canh trồng na. Quả na Bà Đen vốn nổi tiếng ngọt thanh, hương vị thơm ngon, thịt dai, quả lại to tròn đẹp mắt nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Phạm Thanh Tân/TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế

LNV - Với nhiệt huyết và sức sáng tạo của tuổi trẻ, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Như Thanh đã tích cực thi đua phát triển kinh tế. Đến nay có nhiều mô hình mới với cách làm hay, sáng tạo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu

LNV - Châu Đức có hệ sinh thái đa dạng, điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát huy lợi thế đó, nhiều nông dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư khoa học công nghệ, tìm kiếm những mô hình sản xuất hiệu quả, lợi nhuận cao.
Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

LNV - Từ bỏ công việc ổn định tại thành phố, anh Mai Xuân Lâm quyết định trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Sau nhiều nỗ lực và học hỏi, anh đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi cho thu nhập ổn định, trở thành tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025.
Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

LNV - Sinh năm 1987, anh Bùi Văn Tú, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thành An (Thạch Thành) không chỉ là một cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt huyết với các phong trào đoàn thanh thiếu nhi ở địa phương, mà còn là một trong những người tiên phong, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển mô hình nuôi dúi.
Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

LNV - “Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và là điểm đến tin cậy của những doanh nghiệp công nghệ tầm vóc khu vực và quốc tế!” là thông điệp mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn gửi đến cộng đồng startup, doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6.

Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

LNV - Sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định và Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia là hai chương trình đặc biệt quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

LNV - Nhận thấy nghề làm men lá truyền thống của người Mông đang dần bị mai một, cô gái trẻ bỏ việc ở Hà Nội để về quê Hà Giang khởi nghiệp và đã tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động