Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Làm giàu nhờ mô hình liên kết trồng na theo quy trình VietGAP

LNV - Từ lâu, quả na Bà Đen được nhiều du khách biết đến khi đến tham quan, du lịch tại núi Bà Đen Tây Ninh, cũng như tại các hội chợ thương mại trong nước, bởi nổi tiếng với quả to, thịt dai, có vị ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng không phải nơi nào cũng có được.


Công đoạn sơ chế quả Na Vietgap trước khi đóng gói tại Công ty cổ phần Natani (Tây Ninh). Ảnh: Thanh Tân -TTXVN


Mặc dù cây na quanh núi Bà Đen có thể cho trái quanh năm do vùng thổ ngưỡng, khí hậu đặc trưng (không khí thay đổi giữa ngày và đêm rõ rệt, ban ngày nắng nóng và gió; ban đêm không khí lạnh, kèm nhiều sương mù) và đã được cấp chỉ dẫn địa lý từ năm 2011, xem là loại trái cây đặc sản tại địa phương, nhưng người nông dân trồng na quanh núi Bà Đen Tây Ninh vẫn bấp bênh, bởi cảnh được mùa mất giá, được giá lại mất mùa.

Ông Nguyễn Xuân Năm, ngụ ấp Phước Hòa, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh cho biết, gia đình ông có hơn 2 ha trồng na đã nhiều năm và đây cũng là nguồn sống chính của gia đình.

Thế nhưng trước đây, ngoài nỗi lo về giá bán na không ổn định, dễ dẫn đến thua lỗ khi canh tác, thì người nông dân còn phải lo về thị trường đầu ra, bởi phần lớn phụ thuộc vào thương lái thu mua. Người nông dân không biết bám víu vào đâu, chỉ biết trông vào phận may rủi của thị trường, cũng như tự mình tìm tòi, học hỏi lẫn nhau kinh nghiệm canh tác để cho ra sản phẩm tốt nhất.

Ông Nguyễn Xuân Năm cùng nhiều bà con trồng na quanh núi Bà Đen đã nhận thấy được sự bấp bênh của cây na khi canh tác riêng lẻ, tự phát. Bởi quả na là loại trái khó tính, nếu canh tác manh mún nhỏ lẻ theo kiểu truyền thống sẽ không phòng được dịch bệnh, dẫn tới việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chưa kể, một số ít nông dân thấy cái lợi trước mắt đã sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng để tạo dáng, tạo màu cho trái, rất đẹp về hình thức nhưng bên trong phần thịt na rất dễ bị hư hỏng, khi trái chín dễ nũng da, chảy nước khiến người mua cũng ngán ngại.

“Ban đầu, tôi cũng như nhiều bà con ở đây lo ngại việc sản xuất na "sạch" vì chi phí đầu tư cao, dẫn đến sản phẩm bán ra giá cao, khó tiêu thụ, nên cũng rất ngần ngại tham gia. Nhưng thấy được xu hướng thị trường ngày càng chọn các sản phẩm sạch, an toàn nên 2 năm nay tôi và bà con nơi đây đã mạnh dạn tham gia vào chuỗi sản xuất na theo quy trình VietGAP của Công ty cổ phần Natani (Natani). Qua sản xuất cho thấy năng suất cây na vẫn đảm bảo, giá cả đầu ra ổn định. Cụ thể giá cả đã thoả thuận từ trước, đến ngày thu hoạch, nhà vườn đem sản phẩm lên giao cho Natani rồi nhận tiền. Hiện nay, quả na được Natani bao tiêu giá từ 30.000 - 45.000 đồng mỗi kg tùy loại; đợt tết này Natani đã tăng thêm 10% giá, dự kiến vụ này mỗi ha tôi sẽ có lãi trên 200 triệu đồng”, ông Năm phấn khởi cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Năm ở ấp Phước Hoà, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu chăm sóc vườn na theo quy trình VietGap. Ảnh: Thanh Tân – TTXVN


Nói về hành trình lấy lại danh tiếng quả na Bà Đen, ông Nguyễn Thế Tân - Giám đốc Công ty cổ phần Natani cho biết, năm 2016, ông cùng các cộng sự là những người có tâm huyết và am hiểu về quả na địa phương, nên đã bắt tay vào xây dựng quy trình canh tác quả na “sạch”, đảm bảo tươi, ngon, bắt mắt, nhưng không mất đi bản chất của quả na Bà Đen truyền thống.

Theo đó, để tìm ra quy trình trồng na hiệu quả, Natani dành nhiều thời gian đến thăm quan học tập kinh nghiệm sản xuất tại nhiều địa phương canh tác hiệu quả, cũng như sang các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới để học hỏi. Sau khi có quy trình, Natani tiếp tục thuê đất của nông dân để trồng na thử nghiệm, thuê kĩ sư chăm sóc, khi kết quả như ý muốn Natani mới phối hợp với nhà vườn tạo thành một chuỗi liên kết; trong đó Natani sẽ cung cấp kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ vi sinh nhằm bảo đảm chất lượng, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cây na và cải tạo đất, phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững.

Ngoài việc giúp nông dân xây dựng hệ thống tưới tự động, các kĩ sư của Natani còn hướng dẫn bà con nông dân về kĩ thuật bao trái, một trong những yếu tố sống còn với quả na, đồng thời bao tiêu cho bà con nông dân. Đến nay, Natani đã giúp hàng trăm bà con trong vùng kết hợp cùng Natani xây dựng được vùng nguyên liệu trên 300 ha theo quy trình VietGAP. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, sản phẩm na Bà Đen của Natani còn được xuất khẩu sang Singapore, các nước khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông. Năm 2021, sản phẩm na Bà Đen của Natani được tỉnh chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Kỹ sư nông nghiệp và nông dân trồng na theo quy trình VietGap trao đổi kinh nghiệm canh tác tại vườn Na thuộc ấp Phước Hoà, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu. Ảnh: Thanh Tân – TTXVN


Theo đánh giá của ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, na Bà Đen là một trong những loại trái cây rất nổi tiếng và không phải bất cứ vùng đất Tây Ninh nào cũng trồng được loại na ngon như vậy. Tuy nhiên để quả na Bà Đen giữ vững được thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường, những năm gần đây ngành nông nghiệp của tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng na thực hiện theo quy trình nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn.

“Chúng ta biết na là loại cây trồng có rất nhiều sâu bệnh, đặc biệt là riệp sáp, ruồi vàng đục trái… nếu chúng ta sản xuất không đúng cách thì buộc phải sử dụng nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nên cần có một quy trình truy xuất nguồn gốc cho quả na và hiện nay có một số hợp tác xã đã làm được, trong đó Natani là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc liên kết với nông dân sản xuất quả na sạch, đóng gói đưa ra thị trường. Ngoài ra, Natani còn chú trọng đến việc chế biến các sản phẩm từ quả na như: Na sấy, nước ép na… để giải quyết những quả na không tiêu thụ được kịp lúc. Tôi cho rằng bước đi như vậy là hoàn toàn đúng đắn, giúp cho quả na Tây Ninh đi xa hơn, trên thị trường tiêu thụ được nhiều hơn và giá bán cũng tốt hơn, giảm nguy cơ được mùa mất giá, được giá mất mùa”, ông Xuân nhận định thêm.

Tính đến hiện tại, Tây Ninh có gần 10.000 ha chuyên canh trồng na. Quả na Bà Đen vốn nổi tiếng ngọt thanh, hương vị thơm ngon, thịt dai, quả lại to tròn đẹp mắt nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Phạm Thanh Tân/TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.

Tin khác

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

LNV - Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên” nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên cho các nhà đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và học sinh, sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

LNV - Từ nguồn đất đai có sẵn của gia đình, anh Huỳnh Anh Tuấn đã mạnh dạn mua hươu giống thuần chủng từ tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng mô hình hướng đến phát triển các sản phẩm làm từ nhung hươu.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tâm, sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc,
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

LNV - Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triể
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ h
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động