Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

Phát triển điểm du lịch
Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết, Phú Xuyên hiện có 4 điểm du lịch làng nghề được TP công nhận, gồm: may Vân Từ, khảm trai - sơn mài Chuyên Mỹ, giày da Phú Yên, mây tre đan cỏ tế Phú Túc. Ngoài ra, làng nghề tại Tân Dân, Phượng Dực, Quang Hà cũng có tiềm năng phát triển du lịch kết hợp chuỗi di tích lịch sử, đình chùa, di sản văn hóa phi vật thể. Những ngày đầu Xuân, các điểm du lịch làng nghề ở Phú Xuyên rộn ràng đón khách thập phương. Từ làng Cựu, xã Vân Từ với những ngôi nhà cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp đến làng Lưu Thượng, xã Phú Túc - cái nôi của nghề đan guột, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng không gian văn hóa đặc trưng, mà còn hòa vào nhịp sống làng nghề truyền thống.
Anh Nguyễn Văn Hòa ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với làng Cựu, xã Vân Từ. Hiện nay nơi đây vẫn giữ được nét đẹp cổ kính của những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, đầu xuân ghé thăm đình, đền, chùa trong làng, tôi cảm nhận rõ nét văn hóa tâm linh, sự bình yên của vùng quê giàu truyền thống”.
Không chỉ thu hút du khách, người dân địa phương nơi đây cũng kỳ vọng du lịch sẽ mang lại lợi ích tăng trưởng kinh tế. Trưởng thôn Lưu Thượng (xã Phú Túc) Nguyễn Văn Viễn cho biết, du khách đến đông hơn mỗi dịp đầu năm, du khách không chỉ tham quan, mà còn đặt hàng thủ công mỹ nghệ mua làm quà lưu niệm.

Những năm qua, huyện Phú Xuyên chủ động khai thác tiềm năng du lịch, biến thách thức thành cơ hội thúc đẩy kinh tế, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Huyện cũng đẩy mạnh quảng bá thông qua kênh truyền thông, hỗ trợ phát hành tờ gấp giới thiệu làng nghề, tổ chức hội chợ, kết nối giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển du lịch. Một điểm nhấn trong hoạt động quảng bá là cuộc thi xây dựng video giới thiệu về làng nghề, sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) và ẩm thực Phú Xuyên. Theo Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Quỳnh: nhờ nỗ lực, năm 2024, các điểm du lịch làng nghề thu hút hơn 2.100 lượt khách.
Tại xã Chuyên Mỹ nổi tiếng với nghề khảm trai, địa phương đã cải tạo khuôn viên trường tiểu học cũ thành trung tâm tham quan, giới thiệu sản phẩm làng nghề rộng 12.000m², phục vụ du khách mua sắm. Đây cũng là mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch cấp xã được thành phố công nhận.
Tương tự, tại làng Cựu, xã Vân Từ, trung tâm thông tin du lịch tại nhà văn hóa được nâng cấp, bổ sung trang thiết bị... Để bảo tồn kiến trúc đặc trưng, huyện phối hợp với Trường Đại học Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, đồng thời đề xuất quận Hoàn Kiếm hỗ trợ phục dựng, bảo tồn.

Dự kiến, tháng 2/2025, huyện phối hợp với Công ty Nền tảng văn hóa và Truyền thông Platform tổ chức trưng bày sản phẩm làng nghề kết hợp quảng bá làng Cựu. Sự kiện này sẽ kết nối doanh nghiệp Phú Xuyên với đối tác nước ngoài; khai thác giá trị tiềm năng kiến trúc, văn hóa, thúc đẩy các chương trình du lịch trải nghiệm.
Gắn với bảo tồn làng nghề
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh, với sự quan tâm của chính quyền, các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Hà Nội. Việc kết hợp bảo tồn làng nghề với phát triển du lịch, nhằm gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Chủ tịch UBND xã Chuyên Mỹ Nguyễn Trung Hội cho biết: “Sản phẩm khảm trai, sơn mài của Chuyên Mỹ không chỉ tiêu thụ trong nước, mà còn xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn có thêm chính sách hỗ trợ số hóa, quảng bá hình ảnh làng nghề trên nền tảng trực tuyến, xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm thu hút giới trẻ. Chỉ khi có sự đổi mới sáng tạo, du lịch làng nghề mới phát triển bền vững”.
Dù sở hữu tiềm năng lớn, du lịch làng nghề Phú Xuyên vẫn gặp nhiều khó khăn, như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu cơ sở lưu trú và dịch vụ lữ hành; chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa cao, nhiều hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp; đội ngũ nhân lực làm du lịch từ cấp huyện đến cơ sở còn hạn chế về chuyên môn...

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh, nhằm nâng cao hiệu quả du lịch, Phú Xuyên sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp mạng lưới đường giao thông, quy hoạch, xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng; tổ chức các chương trình liên kết với doanh nghiệp lữ hành; mở rộng quảng bá trên nền tảng số, nâng cao trải nghiệm cho du khách... Để thúc đẩy du lịch làng nghề, phát triển văn hóa địa phương, huyện Phú Xuyên đề xuất bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực cho các công trình văn hóa chất lượng cao. Đồng thời, ưu tiên mở rộng không gian công cộng, công viên, vườn hoa, điểm du lịch văn hóa, khu vui chơi giải trí, nghệ thuật biểu diễn.
Việc phát triển không gian phố đi bộ kết hợp với điểm mua sắm, tạo môi trường sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng cũng là một trong những đề xuất trọng tâm hướng tới phát triển du lịch bền vững. Huyện cũng kiến nghị sớm triển khai dự án xây dựng Tượng đài chiến thắng Cầu Giẽ, đây sẽ là điểm nhấn quan trọng tôn vinh giá trị lịch sử địa phương.
Huyện mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch, số hóa tài liệu liên quan đến di tích, tiềm năng du lịch. Đồng thời, mong TP xem xét đầu tư nâng cấp điểm du lịch tại các xã: Vân Từ, Chuyên Mỹ, Phú Yên, Phú Túc... tạo sự liên kết với tuyến du lịch khác, nâng cao hiệu quả khai thác du lịch; mở lớp tập huấn quản lý, nghiệp vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ...

Với sự quyết tâm và hướng đi đúng đắn, bài bản cùng sự vào cuộc của chính quyền cũng như cộng đồng dân cư địa phương, du lịch làng nghề truyền thống của huyện Phú Xuyên đang từng bước vượt qua những thách thức, đón cơ hội mới để phát triển du lịch bền vững.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP