Huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước: Nghề đan chiếu lùng trải sàn của người Khmer
Nhà ở truyền thống của người Khmer Bình Phước là kiểu nhà sàn, chất liệu từ các loại gỗ tre, là khai thác trong tự nhiên. Do đặc điểm sàn nhà được làm bằng tre hoặc gỗ nên thường không bằng phẳng, có nhiều khe hở gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Vì vậy, người Khmer Bình Phước đã đan các tấm chiếu Lùng trải trên sàn nhà, nếu có điều kiện thì họ trải hết diện tích mặt sàn nhà, nếu không có điều kiện, họ chỉ sử dụng để trải ở những nơi cần thiết như: Nơi ngủ, nơi ăn cơm, nơi tiếp khách,…
Chiếu Lùng hay tấm trải sàn là cách gọi khác nhau xuất phát từ việc nguyên liệu chủ yếu của sản phẩm này là từ Lùng, một loại cây mọc hoang trong tự nhiên, ở các đầm lầy, ven suối, đồng ruộng,… Đặc điểm của loại cây này, về hình dáng là loại thân tròn, da màu xanh đậm như vỏ dưa hấu, thân cao nhất khoảng 1.5m, to bằng ngón chân cái trở xuống, lá cây tương tự như lá cây Dong nhưng ngắn và nhỏ hơn. Ruột của cây xống, màu trắng, mềm. Chức năng của sản phẩm này có thể dùng để trải sàn ngủ, dùng để trải sàn nhà trong các không gian khác. Do đó, có thể gọi là chiếu Lùng, có thể gọi là tấm trải sàn là vì vậy.
Cây Lùng sau khi khai thác từ tự nhiên về, họ tiến hành ngay việc chẻ, vót bỏ ruột để tạo sợ nguyên liệu, nếu để lâu cây bị khô khó chẻ và sợ nguyên liệu chẻ ra cũng rất khó đan. Phương pháp chẻ tạo sợi nguyên liệu đan chiếu Lùng cũng rất đặc biệt, hầu hết các công đoạn họ ít khi sử dụng dao. Trước hết, người đan dùng dao chẻ mớm chia cây Lùng thành bốn mảnh, sau đó dùng các nhánh cây Lùng nhỏ bằng đầu đũa, buộc lại thành dấu cộng, dài khoảng 8cm rồi đặt vào vị trí đã được chẻ mớm, dùng tay kéo mạnh về phía sau, cây Lùng sẽ bị chẻ ra làm bốn mảnh. Sau đó, họ cùng nửa mảnh đoạn cây Lùng để vót bỏ ruột, tạo thành sợi nguyên liệu hoàn chỉnh. Tiếp đó, họ đưa các sợi nguyên liệu ra phơi khô vừa đủ (Khoảng 1 ngày) là có thể đan được.
Một sản phẩm chiếu Lùng có kích thước khoảng 1.8m đến 2.2m, đan theo kiểu nan đôi (lồng hai). Các viền xung quanh được cố định bằng dây mây. Đây là loại cây không bị mối mọt làm hại, không bị mục bở nước, ẩm, càng sử dụng càng bóng bề mặt nên càng đẹp. Do đó, chiếu Lùng rất bền khi sử dụng.
Sản phẩm thủ công truyền thống này của người Khmer đã có từ rất lâu đời và trở thành sản phẩm rất phổ biến trong cộng đồng. Gia đình nào cũng biết đan để chế tác ra sản phẩm cho gia đình sử dụng. Nghề thủ công truyền thống này có rất nhiều người tham gia ở các công đoạn khác nhau. Đàn ông thường là người đi khai thác nguyên liệu, chẻ, vót nguyên liệu, khâu đan chủ yếu là phụ nữ. Và họ có quan niệm rằng, phụ nữ Khmer Bình Phước khi lớn lên vẫn chưa biết đan chiếu lùng thì chưa được coi là người đảm đang, chưa giỏi. Do đó, hầu như phụ nữ Khmer Bình Phước người nào cũng biết đan chiếu này. Và như một điều tất yếu, gia đình nào cũng có sản phẩm này trong nhà, dù ít hay nhiều. Có những gia đình như ông Lâm Boch ở xã Lộc Khánh có hàng chục chiếc.
Ngày nay, mặc dù người dân đã chuyển sang cư trú bằng nhà trệt, nhưng nhu cầu sử dụng của người dân vẫn còn. Họ vẫn sử dụng chiếu Lùng để trải trên sàn nhà để sử dụng. Do vậy, nguồn nguyên liệu (cây Lùng) để đan chiếu Lùng đã bị thu hẹp, không còn phong phú như trước đây, nhưng người dân nhiều nơi vẫn duy trì nghề đan chiều Lùng này. Trong đó, các xã Lộc Quang, Lộc Phú, Lộc Khánh, Lộc Thành của huyện Lộc Ninh là nơi còn duy trì nghề đan chiếu Lùng với quy mô lớn và mật độ nhiều nhất.
Trước đậy, người Khmer đan chiếu Lùng chỉ để sử dụng trong gia đình, không có hình thức trao đổi mua bán thị trường. Ngày nay mặc dù hoạt động gia thương trao đổi diễn ra mạnh mẽ nhưng người dân vẫn chưa có hình thức trao đổi sản phẩm này trên thị trường. Với chức năng đa dạng, cấu trúc phù hợp với các hoàn cảnh sử dụng, giá thành phù hợp (khoảng 300.000 dồng/sản phẩm) chiếu Lùng có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt sản phẩm này có nguyên liệu từ tự nhiên, thân thiện môi trường, có thể rất cần cho nhu cầu sử dụng trong một số lĩnh vực của xã hội hiện nay. Tuy nhiên với hình thức sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra vẫn chưa nhiều, không đủ để cung cấp cho thị trường, cần thay đổi quy mô sản xuất mới có thể phát triển nghề thủ công truyền thống này thành sản phẩm thương mại.
Bài, ảnh: Phạm Hữu Hi - Ngô Hà - Lê Thị Phương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Gia Lai: Quản lý, kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP
09:46 OCOP