Hiệp hội Làng nghề dệt xã Phùng Xá đoàn kết và phát triển
Hiệp hội làng nghề dệt xã Phùng Xá có 75 thành viên, 7 nghệ nhân. Số lao động thường xuyên tại địa phương từ 5.000 lao động trở lên, thu hút và giải quyết việc làm cho các xã bạn là khoảng 2.000 lao động, ổn định công việc làm, mức thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.
Làng nghề có 01 cụm công nghiệp, có 03 xưởng tẩy nhuộm, 01 xưởng dệt bao bì, 01 xưởng kéo sợi cùng với các xưởng sản xuất khăn của một số doanh nghiệp, ngoài ra còn những doanh nghiệp nằm trong khu dân cư. Làng nghề có 1.556 máy dệt. Trong đó, khoảng hơn 1.000 máy dệt công nghiệp, 200 máy mắc, 135 máy se sợi, 500 máy khâu. Thu nhập tính riêng của thủ công nghiệp chiếm 67% GDP toàn xã, bình quân đầu người trên 29.500.000 đồng/người/năm.
Nghề dệt xã Phùng Xá.
Nguyên liệu chủ yếu là trong nước và các nguồn nguyên liệu nhập của nước ngoài, sản lượng ước tính 1.000 tấn/tháng, hàng hóa cung cấp hầu hết các vùng miền trong nước, các siêu thị trong nước và xuất khẩu cho các nước, như: Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc,… Mẫu mã hàng hóa đa dạng được thị trường ưa thích và tín nhiệm.
Ngoài ra, làng nghề còn có các điểm sản xuất ở các xã bạn như xưởng sản xuất và hoàn tất sản phẩm của ông Nguyễn Duy Trường tại Công ty Cổ phần Dâu Tằm Tơ và Dệt May Mỹ Đức thuộc xã Phù Lưu Tế; xưởng sản xuất khăn của Công ty Thành Vượng tại huyện Ứng Hòa và một xưởng kéo sợi của Công ty Quang Mỹ tại xã Phù Lưu Tế. Cùng sản xuất với làng nghề còn có các cơ sở sản xuất vệ tinh ở các xã bạn, như: Xuy Xá, Phù Lưu Tế và huyện Ứng Hòa.
Ngoài nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, các hộ sản xuất vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng MB, Ngân hàng VIB và các tổ chức tài chính, dư nợ các tổ chức tín dụng trên 200 tỷ đồng.
Trong sản xuất của làng nghề luôn tuyên truyền, động viên thực hiện công tác môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động cho các công nhân khi vận hành máy. Đã mở các lớp tập huấn, các thao tác và các nguyên tắc trong phòng chống cháy nổ do Công an huyện Mỹ Đức kết hợp tổ chức triển khai.
Trong công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm của làng nghề, Hiệp hội làng nghề dệt xã Phùng Xá đã tiếp nhận và triển khai các chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm, tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các đợt hội chợ. Các kỳ hội chợ đã giới thiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp và làng nghề, đã được nhiều giải thưởng. Hiệp hội làng nghề cũng đã tham gia các tổ chức hội từ Trung ương đến thành phố, như: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ Làng nghề Hà Nội, Hội dệt may thành phố Hà Nội, Hội nghệ nhân thợ giỏi thành phố Hà Nội, Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu thành phố.
Trong phương hướng hoạt đồng, Hiệp hội làng nghề dệt xã Phùng Xá luôn đề cao phát huy tinh thần đoàn kết, phối hợp hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực lãnh đạo trong hiệp hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Duy trì thường xuyên cải tiến mẫu mã hàng hóa, thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị, tích cực mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cải tiến phương thức làm việc.
Tích cực tham gia các chương trình hội chợ, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề để tiếng vang của làng nghề được lan tỏa, rộng khắp. Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo để nắm bắt các kỹ năng trong kinh doanh. Đẩy mạnh chương trình khuyến công, tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi và các nguồn vốn ngân hàng với lãi xuất ưu đãi, thời gian dài hơn để kinh doanh thuận lợi hơn. Quan tâm đôn đốc kiểm tra các chế độ bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong làng nghề. Hội viên kết hợp với nhau xúc tiến việc mở rộng cụm công nghiệp xã Phùng Xá và chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các chế độ sinh hoạt và hoàn thành các chỉ tiêu mà Điều lệ và Nghị quyết Hiệp hội đã đề ra.
Bài và ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 | 30/04/2025 OCOP

Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP
14:33 | 24/04/2025 OCOP

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"
13:36 | 16/04/2025 OCOP

Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập
14:49 | 09/04/2025 OCOP

Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia
11:38 | 09/04/2025 OCOP
Tin khác

Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
11:33 | 09/04/2025 OCOP

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao
20:36 | 28/03/2025 OCOP

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 | 24/03/2025 OCOP

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước
00:00 | 24/03/2025 Tin tức

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao
13:43 | 10/03/2025 OCOP

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao
14:02 | 07/03/2025 OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
13:42 | 07/03/2025 OCOP

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
09:51 | 07/03/2025 OCOP

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy
11:02 | 05/03/2025 OCOP

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao
11:33 | 01/03/2025 OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP
11:19 | 28/02/2025 OCOP

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
10:55 | 25/02/2025 OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
10:17 | 24/02/2025 OCOP

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân