Hành trình tái khởi nghiệp của "ông vua gà" Hải Dương
Làm đâu, thắng đó
Trong giới chăn nuôi, trại gà Tám Lợi nổi tiếng là một trong những trang trại nông nghiệp tiêu biểu khi thành công với cả hai mô hình gà đẻ trứng và gà thịt thương phẩm. Hiện tại, ông Phạm Văn Lợi sở hữu trang trại gà thịt lớn nhất Hải Dương với tổng diện tích 80.000 m2, mỗi chuồng nuôi nhỏ đạt công suất 1 vạn con gà, đều được trang bị hệ thống công nghệ chăn nuôi tự động tiên tiến.
Trang trại gà thịt rộng hàng chục ngàn m2 của ông Phạm Văn Lợi
Chia sẻ về ưu thế của gà thịt, ông Lợi cho biết đàn gà có thời gian quay vòng khá nhanh, chỉ sau 45-50 ngày đã có thể xuất bán. Mỗi lứa gà cho sản lượng 50 tấn thịt, trong đó mỗi chuồng đạt 30 tấn, trung bình hai ngày có thể xuất 3 chuồng. Chất lượng đàn gà tương đối đồng đều, con nào cũng chân vàng, ngực to, thịt rắn chắc. Gà công nghiệp chiếm ưu thế với giá thành tốt, dễ cạnh tranh.
Trại gà của ông Lợi đặc biệt được nuôi trong mô hình khép kín tuyệt đối. Nguồn cung thức ăn cho gà đến từ chính nhà máy sản xuất thực phẩm chăn nuôi của gia đình. Phân gà được ủ trấu cho hoai mục thành phân bón cây trồng. Thức ăn thừa trong các lồng gà được tận dụng để nuôi cá.
Mỗi chuồng gà đạt công suất một vạn con.
Nhìn qua mô hình, nhiều người không khỏi thán phục ông chủ trại gà Tám Lợi làm đâu thắng đó, may mắn hơn người. Ít ai biết rằng, thành công kể trên là kết quả của quá trình tái khởi nghiệp, chuyển đổi mô hình chăn nuôi đầy quyết liệt.
Những quyết định táo bạo
Năm 1993, ông Phạm Văn Lợi khởi nghiệp chăn nuôi với 40 con gà thịt đầu tiên. Những ngày tháng kiên trì đạp xe đến gõ cửa khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm của ông Lợi đã đưa mô hình nhỏ mở rộng lên quy mô 100 con, rồi hàng ngàn con gà. Đến năm 1997, ông xây dựng trại gà thịt thương phẩm quy mô 3000 con trên diện tích 700 m2.
Giữa lúc công việc thuận lợi, ông Lợi bất ngờ chuyển đổi sang mô hình gà đẻ trứng với tham vọng làm giàu từ trứng gà. Sau 15 năm, trang trại 12000 m2 với hàng vạn con gà đẻ trứng mang thương hiệu Tám Lợi đã trở thành đơn vị cung ứng trứng gà thương phẩm lớn nhất nhì Hải Dương. Quyết định chuyển đổi của ông năm đó đã thắng lớn.
Thế nhưng, đến tháng 6 năm 2018, thời điểm trại gà xuất đều 1-3 tấn trứng mỗi ngày và lượng khách hàng vẫn ổn định, lại một lần nữa ông Lợi cho ngừng toàn bộ mô hình cũ để quay về với nuôi gà thịt thương phẩm.
Những ngày đầu nhen nhóm ý tưởng chuyển đổi, ông Lợi vấp phải muôn vàn khó khăn. Về phía gia đình, ông bị phản đối kịch liệt, bị coi là gàn dở khi tự tay phá ngang, vứt bỏ hệ thống kỹ thuật, chuồng trại gà đẻ trứng trị giá hàng tỷ đồng. Lý giải về quyết định của mình, ông Lợi chia sẻ:
“Khó khăn lớn nhất là tư tưởng. Trước những cái mới, ai cũng e ngại. Nhưng điều đó quyết định tầm nhìn của người làm chăn nuôi. Tôi nghiên cứu tương lai của thị trường khi ấy và tin rằng gà thịt công nghiệp sẽ thành công".
Chân dung ông Phạm Văn Lợi.
Bị phản đối kịch liệt, ông Lợi vẫn kiên quyết làm. Những vấp ngã, thất bại do sự khác biệt của hai mô hình bắt đầu ập đến, ông kiên trì làm lại và điều chỉnh trong từng khâu sản xuất.
Xuất phát điểm của người có kinh nghiệm nuôi gà thịt 10 năm đã tạo tiền đề tốt để ông khởi nghiệp một lần nữa. Vận dụng kinh nghiệm từ những lần tham gia hội chợ nông nghiệp quốc gia và khu vực, đồng thời học hỏi thêm các công nghệ mới, ông bắt đầu thử đưa công nghệ cao vào vận hành trong trang trại.
Thử nghiệm ban đầu với các hệ thống làm mát, toả nhiệt, thức ăn và nước uống tự động điều chỉnh theo nhu cầu của đàn gà đã cho kết quả tích cực. Không những đàn gà tăng trưởng ổn định mà so với mô hình gà đẻ trứng, ông Lợi tiết kiệm được ⅓ nhân công lao động.
Học hỏi từ các bí quyết chăn nuôi, ông cho trộn trấu vào lót dưới nền cùng phân gà. Nhờ vậy, phân bón đạt chất lượng vượt trội, còn hệ thống chuồng trại hầu như không có mùi khó chịu, đảm bảo vệ sinh môi trường hơn hẳn trại gà đẻ trứng trước đây.
Nền chuồng được lót trấu khử mùi.
Gà công nghiệp sẽ là tương lai
Sau những khó khăn bước đầu, gà thịt công nghiệp dần khẳng định vị thế, trong khi thị trường gà đẻ trứng trở nên bão hòa. Theo tính toán của ông Lợi, trong bối cảnh các nhà máy, khu công nghiệp liên tiếp mọc lên kéo theo lượng lao động công nhân đông đúc, trong khi một suất cơm chỉ có giá trị vài chục nghìn đồng, lĩnh vực tiêu thụ thực phẩm rẻ ngày càng phát triển, thì cơm suất sẽ lấy thịt gà công nghiệp làm chủ đạo.
Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến mặt hàng thịt lợn điêu đứng, thịt gà lập tức trở thành nguồn thực phẩm chủ lực để chống thiếu hụt cho thị trường. Quyết định chuyển đổi của ông Lợi đã đón đầu thị trường.
Dịch tả chưa qua, dịch COVID-19 lại đến. Sớm nhận định tình hình tiêu thụ, ông Lợi chủ động giảm lượng đàn gà từ một tuần một lứa xuống ba tuần một lứa để vừa đủ phục vụ thị trường. Với sự nhạy bén của ông chủ trại gà, tác động của đại dịch khiến nền kinh tế chao đảo nhưng trại gà Tám Lợi vẫn duy trì hoạt động.
Thành công từ mô hình gà thịt thương phẩm, trại gà của ông Lợi được nhiều chủ trại trên cả nước tìm đến để học hỏi kinh nghiệm, nhiều người gọi ông là "ông vua gà" trên đất Hải Dương. Lãnh đạo các bộ, ban ngành không ít lần về thăm và biểu dương, khen ngợi, các trường đại học nông nghiệp tổ chức cho sinh viên đến trại gà tham quan, trải nghiệm mô hình chăn nuôi thực tế.
Ông Lợi đang kiểm tra hoạt động của trang trại
Về lâu dài, ông Lợi dự kiến duy trì mô hình gà thịt thương phẩm trong 10 năm. Nhưng với sự táo bạo sẵn có, ông luôn sẵn sàng thay đổi nếu thị trường thay đổi.
Bài và ảnh: Nhóm PV - Ban Pháp luật Bạn đọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân