Hải Dương: Vải thiều Thanh Hà đẩy mạnh tiêu thụ tại nhiều thị trường
Huyện Thanh Hà có diện tích trồng vải khoảng 4.000 ha, trong đó 1.500 ha được dùng trồng vải sớm, còn lại là vải chính vụ. Sản lượng vải trung bình từ 30.000 – 35.000 tấn mỗi năm. Vải sớm Thanh Hà được trồng gồm các loại u trứng trắng, u trứng gai, u hồng, tàu lai, u thâm. Vải sớm đã được thu hoạch để phục vụ thị trường xuất khẩu từ đầu tháng 5.
Để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu, vải thiều Thanh Hà được cấp mã số vùng sản xuất, đảm bảo tiêu chí xuất khẩu (VietGAP, Global GAP) vào các thị trường quan trọng như Mỹ và một số nước châu Âu. Năm nay, toàn huyện được cấp 17 mã vùng trồng đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có 8 mã vùng trồng mới để tiếp cận một thị trường khó tính là Nhật Bản.
Một khu trồng vải được đánh mã vùng và thông tin xuất khẩu.
Tại phiên chợ quảng bá, tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/05/2020, ông Trịnh Văn Thiện – Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết, năm nay Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính, với khoảng 300 thương nhân Trung Quốc trực tiếp tới Thanh Hà để mua hàng. Ngoài ra, ngày 25/5 vừa qua, UBND huyện cũng phối hợp với Công ty Ameii tổ chức lễ xuất lô hàng vải thiều đầu tiên sang Singapore, hứa hẹn là thị trường tiềm năng trong tương lai. Được biết, từ trước đến nay, các đối tác/ đầu mối Singapore thường mua vải thiều Việt Nam qua các thương nhân Trung Quốc, đây là năm đầu tiên đối tác Singapore trực tiếp sang Việt Nam mua vải thiều.
Với các sản phẩm vải thiều xuất khẩu, giá vải tại vườn dao động tầm 35.000 – 40.000 đồng/kg. Thậm chí, vải xuất khẩu đi các thị trường khó như Nhật Bản, Australia có thể đạt giá 60.000 đồng/kg.
Những vấn đề từ thị trường nội địa
Bên cạnh việc duy trì thị trường Trung Quốc, mở rộng các thị trường xuất khẩu khác, huyện Thanh Hà cũng lưu ý việc đảm bảo tiêu thụ vải ở thị trường trong nước, trong đó tập trung hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 390, người dân chở vải từ các vườn trong huyện ra chợ bán lại cho các thương lái, đầu mối. Những xe vải mẫu mã đẹp sẽ được ưu tiên thu mua nhanh gọn với giá tốt.
Năm 2019, huyện Thanh Hà gặp tình trạng mất mùa khi sản lượng chỉ đạt khoảng 18.000 tấn vải, giá trung bình thu mua tại vườn tầm 45.000 đồng/kg, thậm chí có thể lên đến 55.000 đồng/kg. Năm nay với sản lượng dự kiến gấp đôi, ngành nông nghiệp Hải Dương đã chủ động các biện pháp xúc tiến, quảng bá vải thiều Thanh Hà từ sớm nhằm đảm bảo kế hoạch được mùa, được giá. Dù vậy, tình hình thực tế còn tùy thuộc vào khả năng chăm sóc vườn vải và lựa chọn đầu ra của các hộ trồng vải trong vùng.
Anh Bùi Giang, một chủ vườn đồng thời cũng là đầu mối thu mua vải cho biết, những hộ sản xuất vải được lựa chọn tham gia chuỗi cung ứng xuất khẩu có lợi thế về đầu ra. Vườn vải của họ được cán bộ phòng nông nghiệp giám sát và một số doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ, tư vấn từ khi cây ra hoa cho tới khi quả chín. Trong khi đó, phần lớn các hộ trong vùng vẫn tự tìm đầu mối tiêu thụ, thường là các điểm chợ vải dọc theo tỉnh lộ 390 và các mối ở trong miền Nam, hay thương lái Trung Quốc. Anh Giang nhìn nhận, cơ bản năm nay về sản lượng mùa và giá vải khá ổn. Tác động của Covid-19 lên các hoạt động vận tải cũng như sức mua thị trường còn kéo dài, nên khó đòi hỏi được tốt hơn. Dẫu vậy, khi vào vụ vải muộn thường tỷ lệ vải bị hỏng, phải loại bỏ khá nhiều tầm 20-25%, có nhà mất tới gần nửa vườn, trong khi vụ vải sớm hầu như không xảy ra tình trạng này.
Một số thương lái tại điểm chợ tỉnh lộ 390 chia sẻ, năm nay do sức mua thị trường chùng xuống, nên giá vải họ mua vào – bán ra không quá cao, trung bình chỉ khoảng 3.000–5.000 đồng/kg, chỉ trừ vải thiều Thanh Hà chuẩn thì vẫn có thể chênh lệch tầm 7.000–8.000 đồng/kg. Ảnh hưởng mất mùa và thời điểm cuối vụ cũng khiến nhiều thương lái phải cân nhắc khi đưa ra giá bán. Chẳng hạn, giống vải tàu lai hiện tại bán ra chỉ dao động khoảng 30.000–35.000 đồng/kg, trong khi cùng thời điểm năm ngoái lên đến 50.000 đồng/kg.
Vải tàu lai, giống vải có quả to và màu đỏ đậm hơn vải thiều, cùi hơi dày, vị ngọt nhạt, thường được thương lái Trung Quốc ưa chuộng.
Duy trì ổn định, chuẩn bị cho những cơ hội mới
Tại cơ sở thu mua vải của mình, ông Giang cùng hơn chục nhân công đang đóng các thùng vải chuẩn bị cho 1 xe container đi Lào. Tay cầm kéo cắt bỏ những cành lá vải còn thừa, ông giục mọi người lót đá vào thùng và xếp vải cẩn thận. Ông nói, trung bình các thùng vải này xếp lên xe đông lạnh duy trì được tầm 5-6 ngày. Nếu để lâu, quả vải dễ bị xuống màu, dần bị thâm đen và ăn nhạt. Với góc nhìn riêng, ông Giang nói năm nay thị trường Trung Quốc giảm sức mua và tác động từ dịch Covid-19 nên vải tiêu thụ chậm. Ông cho biết, thời điểm này việc duy trì quan hệ với những đối tác quen, sàng lọc vải cẩn thận nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều rất quan trọng.
Hiện nay, toàn huyện Thanh Hà có 12 xã trồng vải thiều, trong đó vùng chủ lực là 5 xã thuộc khu Hà Đông. Trên tổng diện tích khoảng 4.000 ha, huyện mới có hơn 200 ha diện tích vải đạt tiêu chuẩn để xuất đi quốc tế. Điều này cho thấy tiềm năng đẩy mạnh sản lượng vải xuất khẩu của Thanh Hà còn rất lớn.
Cơ sở của ông Giang đang đóng vải thùng chuẩn bị xuất sang Lào.
Kể từ năm 2018, thị trường xuất khẩu vải thiều Thanh Hà được mở rộng, với việc quả vải được vào các thị trường như Mỹ, Australia, Pháp. Đặc biệt, năm nay thị trường Nhật Bản cũng đã mở cửa cho quả vải thiều. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui mở rộng thị trường quốc tế, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương còn không ít băn khoăn bởi với mỗi thị trường mới, đặc biệt là những thị trường yêu cầu cao, mỗi thị trường lại có yêu cầu riêng đối với quả vải xuất khẩu. Vấn đề giữ vững thị trường nội địa cũng được đặt ra, đòi hỏi nâng cao và đồng đều hơn về chất lượng vải trồng giữa các vùng cũng như các hộ gia đình, hạn chế các tình trạng: được mùa mất giá, chênh lệch giữa vải sớm với vải chính vụ…
Với thực tế trên, ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương mong muốn Bộ NN&PTNT cùng các Cục quản lý, ban ngành về tiêu chuẩn chất lượng có hướng dẫn cụ thể để các địa phương chủ động đón bắt cơ hội này, nâng giá trị quả vải thiều, mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Ông Nguyễn Đức Tuấn, bí thư huyện ủy Thanh Hà chia sẻ: “Rất mong Chính phủ, các cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp sẽ có hướng dẫn để nông dân sản xuất vải đáp ứng được những tiêu chuẩn của các thị trường đó.
Chúng tôi rất mong sớm có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là quả vải, để doanh nghiệp đồng hành cùng người dân sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đảm bảo chất lượng đồng đều và lâu dài”.
Tin và ảnh: Quang Anh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế
Tin khác

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế

Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 Tin tức

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 Làng nghề, nghệ nhân

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I
14:43 Khuyến nông

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 Làng nghề, nghệ nhân

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11
14:34 Tin tức