Hải Dương: Dân lấn chiếm đất chùa, chính quyền vòng vo đùn đẩy trách nhiệm
Nhiều lá đơn kiến nghị gửi tới các cơ quan chức năng tố cáo việc lấn chiếm đất của các hộ dân là phạm pháp (Ảnh: Đ.Quế)
Không những không trao trả lại đất cho nhà chùa ngược lại một số hộ dân trong diện lấn chiếm đất chùa còn có hành vi đe dọa nhà chùa, chửi bới phật tử gây ảnh hưởng không nhỏ đến tài sản và đời sống tâm linh nhà chùa.
Trao đổi với Sư thầy Thích Diệu Khải Đoan, Trụ trì chùa Bụt Dậm (thuộc phường Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương) Phần đất lấn chiếm do 3 gia đình: ông Vũ Văn Hoạt, bà Trương Thị Kẹo và ông Đặng Văn Vinh đang xây dựng và sử dụng thuộc vào khuôn viên của chùa. Nhà chùa đã nhiều lần có ý kiến với chính quyền địa phương, tuy nhiên không hiểu sao, Phường và Thị xã đã có quyết định đình chỉ việc này, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Các hộ dân vẫn sử dụng đất xây nhà, xưởng để kinh doanh.
Công an thị xã Chí Linh, CA phường Sao Đỏ đã lập biên bản vụ việc chùa Bụt Dậm bị phá hoại tài sản
Phá khóa, dọa đốt cửa chùa
Kể từ khi các hộ gia đình sinh hoạt tại chùa, tình hình an ninh rất phức tạp. Tối đến nhà chùa khóa cửa thì đêm bị đập khóa, phá cổng. Chùa đã nhiều lần thay ổ khóa tuy nhiên các hộ dân lấn chiếm đất trong khuôn viên nhà chùa coi cổng chùa là lối đi chung thường xuyên đổ keo vào ổ khóa, đập phá cổng chùa không cho nhà chùa khóa cửa để lấy lối đi lại. Mặc dù nhà chùa liên tục trao đổi, ngăn cản nhưng các hộ dân này vẫn tiếp tục hành vi này khiến nhà chùa bất lực chỉ còn cách kiến nghị lên cơ quan chức năng giải quyết. Sư thầy Thích Diệu Khải Đoan chia sẻ!
Hết đổ keo con voi vào ổ khóa, làm hỏng ổ khóa thì vào hôm gần đây nhất là đêm ngày 19 tháng 6, một số hộ dân trong diện lấn chiếm đất có hành vi chửi bới, đe dọa nhà chùa và các phật tử. Ngang nhiên dùng đèn khò đốt phần cánh cửa bên trái khu Tam Bảo của nhà chùa, đập phá cửa phòng Trụ Trì.
Bất bình trước việc các hộ xây dựng lấn chiếm vào nội tự chùa, tập kết nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nghề mộc trong khuôn viên chùa làm mất vẻ tôn nghiêm, nhiều phật tử cao tuổi trong chùa góp ý với các hộ về việc xây dựng sai trái, nhưng họ không những không lắng nghe còn sẵn sàng chửi bới, nhục mạ thậm tệ các lão phật tử.
Sư thầy Thích Diệu Khải Đoan còn cho biết, ngoài việc phá cổng, đổ keo 502 vào khóa, từ khi các ngôi nhà mọc lên, nhiều khoảng tường bao khuôn viên của nhà chùa bị đập phá thê thảm, các phật tử cứ xây lên lại bị đập xuống. Xưởng mộc hoạt động gây ồn ào, mùn cưa bay khắp nơi Các phật tử cứ xây lên lại bị đập xuống. Nhà chùa đã nhiều lần kiến nghị lên UBND phường Sao Đỏ, UBND huyện Chí Linh. Tuy nhiên, sau nhiều lần các đoàn đến xác minh, lập biên bản xong rồi lại đâu đóng đó các hộ lấn chiếm vẫn kiên quyết không giao nộp đất. Thậm chí họ còn thách thức ai dám đến phá nhà họ, hành động hung hãn bất chấp luật pháp.
Chính quyền vòng vo, nhà chùa tiếp tục kiến nghị
Thông qua tìm hiểu chúng tôi được biết, phần đất do 3 hộ xây dựng là đất lấn chiếm vào diện tích đất địa phương được UBND thị trấn Sao Đỏ và phòng địa chính Huyện giao cho các cụ phật tử nhà chùa trồng cây từ năm 1992 là 10.740m2.
Ngày 21/06/2010, chùa đã có tờ trình về việc xin thẩm định quy hoạch chi tiết chùa Bụt Dậm gửi phòng quản lý đô thị Thị xã Chí Linh. Đến ngày 01/09/2010 UBND Thị xã Chí Linh đã có quyết định phê duyệt chi tiết quy hoạch cho chùa Bụt Dậm phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh.
Ngay khi phát hiện hành động lấn chiếm của một số hộ dân, nhiều phật tử cùng nhà chùa đã có văn bản kiến nghị gửi UBND tỉnh Hải Dương, UBND thị xã Chí Linh, UBND phường Sao Đỏ. Ngay sau đó, các đoàn xác minh của Phường, Huyện, Tỉnh cũng đã về làm việc và ra quyết định yêu cầu lập biên bản dừng xây dựng, thực hiện giải tỏa đối với gia đình bà Trương Thị Kẹo, ông Vũ Văn Hoạt và ông Đặng Văn Vinh. Gần đây, UBND phường đã công bố giao đất cho chùa quản lý ngay trước mặt các phật tử và bà con nhân dân, nhưng không hiểu sao họ cứ bất chấp tất cả vẫn ngang nhiên lấn chiếm xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh ngay trong khuôn viên nhà chùa.
Trao đổi với ông Phạm Hồng Hưng, chủ tịch UBND phường Sao Đỏ về vấn đề trên thì ông Hưng chỉ vòng vo một hồi rồi đùn đẩy cho UBND thị xã Chí Linh. Mọi sự chỉ đạo là do UBND thị xã Chí Linh phụ trách, ông Hồng một mực khẳng định.
Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề các hộ lấn trong diện lấn chiếm đất chùa có hành vi đe dọa đốt cửa chùa, phá hoại tài sản chửi bới nhà chùa cùng nhiều phật tử, thì ông Hồng trả lời rằng không hề biết về sự việc này. Mặc dù vụ việc đã được cơ quan công an thị xã Chí Linh, công an phường Sao Đỏ lập biên bản vào ngày 20/06/2016.
Cho rằng vấn đề tranh chấp lùng nhùng trong thời gian khá lâu của các hộ dân trên địa bàn, và sự kiến nghị chưa có hồi kết của nhà chùa tới cơ quan chức năng thì ông Phạm Hồng Hưng lại vòng vo, đùn đẩy về phía thị xã.
Còn về phía nhà chùa Bụt Dậm, nhà chùa cùng các phật tử sẽ tiếp tục gửi đơn kiến nghị và khẩn thiết đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm vụ việc.
Thời báo làng nghề Việt sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc.
Đ. Quế
Tin liên quan
Tin mới hơn

Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 | 14/11/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn

VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023
14:54 | 26/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân