Hà Tĩnh: Nông dân liên kết bền vững cùng doanh nghiệp trong trồng dược liệu
Kim tiền thảo là loại nguyên liệu có ứng dụng nhiều trong ngành chế biến dược phẩm
Tại xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà tĩnh), người dân bao đời nay thường chỉ khai thác tự nhiên những cây dược liệu có sẵn về làm thuốc chữa bệnh mà chưa có mô hình trồng tái tạo. Trong khi tiềm năng trồng một số loại cây dược liệu của địa phương là rất lớn. Nhận thấy được vấn đề đó, từ năm 2015, Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đã chủ động phối hợp với Ban Điều phối dự án SRDP – IWMC triển khai hướng dẫn nông dân tham gia dự án trồng cây dược liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất thuốc đông dược của Hadiphar.
Trong đó nổi bật là mô hình trồng cây kim tiền thảo và mã đề tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên.
Tính đến năm 2022, toàn xã Cẩm Vịnh có tổng diện tích trồng cây kim tiền thảo là gần 4ha với 30 hộ tham gia thuộc HTX Sản xuất an toàn và dịch vụ thương phẩm Cẩm Vịnh. Trong đó, có khoảng 3ha trồng tập trung ở cánh đồng và gần 1ha trồng tại vườn của hộ dân. Cây được trồng theo quy trình sản xuất sạch, không phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ. Nhờ kinh nghiệm trồng lâu năm của người dân nên cây cho năng suất cao. Đặc biệt, người trồng có thể yên tâm canh tác bởi đầu ra sản phẩm đã được công ty cam kết thu mua với giá cả hợp lý.
Chuyển đổi từ đất trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nói về quá trình chăm sóc cây, chị Dương Thị Xuân – một xã viên thuộc HTX phấn khởi chia sẻ: Cây kim tiền thảo chỉ xuống giống một lần vào tháng 2 âm lịch, sau đó thu hoạch được 3 lần trong năm vào các tháng 5, 8, 10 âm lịch. Khi thu hoạch, cắt toàn bộ phần cành lá, trừ lại phần thân sát gốc dài 4 - 5cm để tái sinh chồi cho lần sau. Năm nay gia đình tôi trồng 1 sào cây Kim tiền thảo, đợt 2 dự kiến thu được 2 tạ. Trời nắng nóng làm việc hơi khó khăn nhưng cây nhanh khô và cho sản phẩm đạt chuẩn. Nếu từ nay tới cuối năm thuận lợi thì tổng 3 vụ thu hoạch sẽ được hơn 5 tạ cây dược liệu. Với sản lượng 5 tạ/sào/năm, tính theo mức giá hiện tại là 16.000 đồng/kg thành phẩm thì doanh thu mỗi năm đạt 8 triệu đồng/sào.
Sau khi trừ chi phí, loại dược liệu này cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với trồng cây lúa và hoa màu
Anh Phan Đình Đức - Cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh cho biết: Cây kim tiền thảo trồng tại xã Cẩm Vịnh đảm bảo được chất lượng cơ bản, tất cả người dân tham gia trong HTX Sản xuất an toàn và dịch vụ thương phẩm trồng đều không phun thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật nên được công ty tin tưởng, liên kết bao tiêu sản phẩm lâu dài. Trong thời gian tới, công ty cũng sẽ liên kết với HTX để phát triển thêm nhiều cây dược liệu mới, cung cấp nguồn dược liệu tại chỗ cho công ty, đảm bảo được về chất lượng cũng như sản lượng hàng năm.
Người dân xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang thu hoạch cây kim tiền thảo được liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp
Ông Nguyễn Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh cho biết: Cây kim tiền thảo là một trong những dược liệu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, cho hàm lượng hoạt chất cao nên được Công ty CP Dược Hà Tĩnh chú ý và chủ động liên kết tiêu thụ với người dân. Đây là cơ hội để người dân mở rộng phát triển trồng trọt, tạo nên vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
UBND xã cũng cử cán bộ chuyên trách theo dõi thường xuyên hoạt động của HTX và người dân để kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn trồng và chăm sóc cây theo đúng quy trình. Với mối liên kết bền chặt giữa HTX và doanh nghiệp, cây kim tiền thảo sẽ tiếp tục được phát triển để trở thành sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân./.
Thúy Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 Văn hóa - Xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 Kinh tế

Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc
23:09 Du lịch làng nghề

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội