Longform
14:08 | 01/07/2023
Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

14:08 | 01/07/2023

Nguyên liệu sản xuất cho nhiều làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đang dần khan khiếm, một số nơi mất đi tính liên kết vùng nguyên liệu, sản xuất và thu nhập của người làng nghề đang bị ảnh hưởng, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một… Vì thế để kết nối vùng nguyên liệu đảm bảo phục vụ cho sản xuất ổn định phát triển các làng nghề một cách bền vững là mối quan tâm hàng đầu của thành phố hiện nay.
Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Nguyên liệu sản xuất cho nhiều làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đang dần khan hiếm, một số nơi mất đi tính liên kết vùng nguyên liệu, sản xuất và thu nhập của người làng nghề đang bị ảnh hưởng, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một… Vì thế để kết nối vùng nguyên liệu đảm bảo phục vụ cho sản xuất ổn định phát triển các làng nghề một cách bền vững là mối quan tâm hàng đầu của thành phố hiện nay.

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Hà Nội hiện có 806 làng nghề, làng có nghề, trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận và phân bố hầu khắp các quận, huyện và thị xã. Trong số 321 làng nghề, làng có nghề truyền thống, Hà Nội có 273 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, 48 làng được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống. Các làng nghề, làng nghề truyền thống đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển tạo thu nhập cho các lao động địa phương, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn.

Đơn cử, tại cuộc thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022, do Bộ Nông nghiệp &PTNT tổ chức, Hà Nội đạt 25/47 tổng giải thưởng. Đồng thời, 5/4 vừa qua, Hà Nội đã được Hội đồng OCOP cấp Trung ương đánh giá thêm 2 sản phẩm làng nghề đạt OCOP 5 sao đó là bộ sản phẩm gốm men suối ngọc của Làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm và sản phẩm từ tơ tằm, tơ sen của Làng nghề dệt Phùng Xá, Mỹ Đức.

Theo nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận – Chủ thể vừa có sản phẩm được Trung ương đánh giá phân hạng đạt chứng nhận OCOP 5 sao cho biết: Ý tưởng lấy tơ từ cuống sen để làm nên sản phẩm đó là bởi sen đã gắn với bà từ còn thuở bé.

Bà Thuận bộc bạch: “Đầm sen với những bông hoa sen hương thơm, tinh tế vươn lên từ bùn lầy là động lực thôi thúc tôi phải làm gì cho cây sen cũng như phải làm gì cho quê hương Phùng Xá. Với tôi, nhìn thấy hoa sen ở đâu là nhìn thấy quê hương, đất nước mình ở đó”.

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Vì thế bà Thuận đã đầu tư mua ruộng trồng sen thử nghiệm tìm cách lấy tơ từ cuống sen. Như vậy HTX bà không chỉ có lãi từ hoa sen mà còn có “lãi kép” từ việc lấy cuống sen tạo thành tơ dệt lụa, điều đó tạo thêm thu nhập đáng kể cho người dân trong làng. Đó cũng là một phần thuận lợi cho cơ sở khi giải quyết được vùng nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất các sản phẩm làng nghề.

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Tuy thế, Hà Nội cũng là cái nôi sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao của cả nước nên thành phố luôn quan tâm đến kết nối vùng nguyên liệu với các tỉnh thành như: Nguyên liệu gốm sứ: chủ yếu là đất sét trắng từ nguồn khai thác trong nước và nhập khẩu, hay nguồn nguyên liệu tre nứa: hiện nay đang trở nên khan hiếm, không đủ phục vụ sản xuất. Nguyên liệu song, mây: các làng nghề đang lấy từ vùng các tỉnh như Quảng Nam…

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Tại huyện Chương Mỹ, uớc tính sản lượng tiêu thụ hàng năm của các đơn vị sản xuất tre nứa trên địa bàn sử dụng nguyên liệu mây: 600 tấn; Song: 700 tấn, Tre –nứa- giang: 500.00 cây… Dự kiến số nguyên liệu ngày càng tăng lên mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh – Giám đốc công ty TNHH mây tre đan Việt Quang (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), cho biết, hiện nguyên liệu mây tre lá cỏ đang có ở địa bàn Hà Nội chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu cần sử dụng nguyên liệu của thị trường. Do đó, các hộ sản xuất, doanh nghiệp đã tự đi tìm những vùng nguyên liệu để tổ chức thu mua, hướng dẫn kỹ thuật khai thác và xử lý, bảo quản nguồn cung nguyên liệu đảm bảo phục vụ quá trình sản xuất.

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Tương tự, tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều địa phương. Bà Hà Thị Vinh – Giám đốc công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh trăn trở: Với sản phẩm gốm, nguyên liệu sét còn nhiều cấp bách. Đối với doanh nghiệp sản xuất cần có vùng nguyên liệu ổn định, nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng, không những vậy, vấn đề khai thác cũng cần phải có kỹ thuật khai thác…Nên chăng đưa về cho các hiệp hội cùng được tham gia với vai trò khai thác để được đầu tư, chất lượng tốt hơn.

Ông Lê Bá Ngọc, Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phân tích, nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và giá nguyên liệu tăng nhanh trong khi giá xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lại khó tăng. Ví dụ ngành gốm sứ, giá đất sét tăng trên 90% trong 5 năm gần đây, giá cao lanh cũng tăng 75%... Do giá nguyên liệu tăng cao nên lợi nhuận của các doanh nghiệp gốm sứ ngày càng giảm.

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Vì thế, với vùng nguyên liệu mây tre, đan cần có quy hoạch và phát triển một số trung tâm nguyên liệu mây tre đan lớn phục vụ các làng ngề mây tre lá của cả nước. Một số vùng có tiềm năng như Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng…cần áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thâm canh, phát triển vùng nguyên liệu theo hướng tập trung vào chất lượng mục đích sử dụng. Nên thành lâp Trung tâm thiết kế sáng tạo và chuyển giao công nghệ chế biến mây tre đen theo quyết định 11 của Thủ tướng chính phủ. Hay với vùng nguyên liệu gốm sứ cần quy hoạch vùng nguyên liệu đất sét và cao lanh cho các trung tâm sản xuất gốm sứ lớn của cả nước, bao gồm vùng nguyên liệu đất sét và cao lanh cho sản xuất gốm sứ bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long...

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại chia sẻ: Hà Nội được ví là “đất trăm nghề” và có nhu cầu rất cao về nguồn nguyên liệu, trong khi đó, do đặc thù là Thủ đô, diện tích sản xuất có hạn nên nguyên liệu cơ bản phải nhập từ địa phương khác.

Để gỡ khó cho việc cung ứng nguồn nguyên liệu phát triển làng nghề, đại diện Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng: Nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách về đất đai, vùng nguyên liệu. Trong đó, dành quỹ đất để xây dựng các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề nhằm di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư vào sản xuất tập trung. Hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân trong việc thuê đất, tích tụ đất đai để phát triển vùng nguyên liệu tập trung trong và ngoài tỉnh…

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Đồng thời đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề, ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực như: mây tre lá, gốm sứ, thêu dệt, dược liệu… tại các địa phương có điều kiện tự nhiên. Qua đó khuyến khích và hỗ trợ cơ chế hợp tác công tư để phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và kinh doanh nguyên liệu phục vụ làng nghề, hỗ trợ và phát triển các nguồn nguyên liệu có chứng chỉ bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế…Khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư liên kết với nông dân xây dựng, phát triển các chuỗi sản xuất tập trung từ trồng, thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ…

Chính phủ có chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư, có cơ chế giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn cho làng nghề phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế, chính sách về đất đai xây dựng cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung, cải tiến thủ tục giao, thuê đất lâu dài…

Tôi tin rằng nếu cho phép triển khai thực hiện như vậy thì việc phát triển vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp, làng nghề, ngành nghề nông thôn sẽ hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cảu ngành nông nghệp và PTNT. Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh.

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống
Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Theo ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: Trong xu hướng môi trường xanh, kinh tế tăng trưởng xanh thì vấn đề nguyên liệu thô cũng đang là một xu hướng phát triển, muốn phát triển các làng nghề và hướng tới xuất khẩu thì phải chủ động được vùng nguyên liệu.

“Có vùng nguyên liệu chúng ta mới chủ động được sản xuất, chủ động được đầu ra cho sản phẩm … nhưng lợi ích lâu dài đó là công ăn việc làm người lao động, phát huy được thế mạnh của nghệ nhân làng nghề, bảo tồn những giá trị văn hóa của làng quê”… Vì thế, đối với vùng nguyên liệu, cần thực hiện đúng Nghị định 98/2018/NĐ-CP “muốn phát triển vùng nguyên liệu không còn cách nào khác đó là liên kết sản xuất, liên kết giữa các doanh nghiệp và HTX, và người dân”. Cần có tổng thể liên kết, nên có một Hiệp hội đứng ra khảo sát, nghiên cứu, và đưa vào danh mục những nơi có thể phát triển vùng nguyên liệu như: ngành gốm, mây tre, ngành lụa… chúng ta cần xây dựng các ý tưởng thiết kế, ý tưởng sản phẩm cho các sản phẩm làng nghề…Các doanh nghiệp nên hình thành trung tâm thiết kế sáng tạo, xây dựng hiệp hội có tiếng nói chung trong việc phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề, xây dựng các trung tâm logistics của ngành nghề nông thôn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hình thành công nghiệp phụ trợ cho làng thủ công mỹ nghệ…đóng gói bao bì, sơ chế, đóng gói sản phẩm,…

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống
Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Bài viết: Nam Hậu

Thiết kế: Minh Vân

Ảnh: Phòng OCOP - Tạp chí Làng nghề Việt.

(Bài viết có sự phối hợp với Chi cục nông thôn mới Hà Nội

Nam Hậu

Tin khác

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

LNV - Ngôi nhà ngập tràn sắc màu vẽ, những tác phẩm sơn mài được trưng bày cẩn thận, lung linh. Nắng như rót mật qua khung cửa sổ, hắt những tia nắng sớm vàng ươm chiếu rọi cả góc phòng. Tiếng nhạc ngân nga, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi đang đặt bút vẽ.
Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Những mô hình kinh tế nổi bật, những con đường khang trang, sạch, đẹp, những ngôi trường chất lượng, hiện đại…nhà văn hóa thôn đầy ắp tiếng cười, trẻ em nô đùa trong không gian trong lành… Bức tranh nông thôn mới Thanh Trì hiện lên những gam màu tươi sáng và sống động.
Nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn

Nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn

Chiều 14/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn”. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động AgroViet 2023 diễn ra từ ngày 14 đến 17/9 tại Hà Nội.
Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội

Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội

OVN - Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội
Kỳ vọng xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Trung Quốc bằng thương mại điện tử.

Kỳ vọng xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Trung Quốc bằng thương mại điện tử.

Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh cho nông sản Việt Nam thông qua hình thức thương mại điện tử ( TMĐT).
Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, giúp nông dân có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế bền vững, có chiều sâu, nhiều đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đang thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, với điểm tựa từ các HTX, tổ hợp tác.
Nông thôn mới Sóc Sơn nỗ lực trở thành miền quê đáng sống của thủ đô

Nông thôn mới Sóc Sơn nỗ lực trở thành miền quê đáng sống của thủ đô

Dạo quanh các thôn xóm huyện Sóc Sơn hôm nay, những thành quả đầu tiên của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) dần hiện hữu sinh động. Trong những năm qua, huyện Sóc Sơn đã chủ động phát triển nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, là điểm sáng trong xây dựng NTM của thủ đô.
Chương Mỹ: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao

Chương Mỹ: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định liên kết là một trong những chìa khóa quan trọng giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Chương Mỹ đã thực hiện thành công nhiều mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao, góp phần đưa nền nông nghiệp huyện phát triển một cách bền vững.
Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Nguyên liệu sản xuất cho nhiều làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đang dần khan khiếm, một số nơi mất đi tính liên kết vùng nguyên liệu, sản xuất và thu nhập của người làng nghề đang bị ảnh hưởng, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một… Vì thế để kết nối vùng nguyên liệu đảm bảo phục vụ cho sản xuất ổn định phát triển các làng nghề một cách bền vững là mối quan tâm hàng đầu của thành phố hiện nay.
Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn cần có liên kết

Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn cần có liên kết

LNV - Để có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc và định hướng phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất làng nghề, ngành nghề. Ngày 30/6, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn. Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT chủ trì hội nghị.
Xây dựng và phát triển nông thôn mới Đan Phượng bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại

Xây dựng và phát triển nông thôn mới Đan Phượng bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại

Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTM), các cấp chính quyền và người dân huyện Đan Phượng đã tham gia hưởng ứng tích cực.
Khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền tại Hà Nội

Khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền tại Hà Nội

Ngày 21/6/2023, Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề Tuần lễ quảng bá trà và các sản phẩm trái cây nhiệt đới (Phiên chợ), do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các địa phương tổ chức đã chính thức khai mạ
Chuyện người con đất lụa - Một đời trăn trở tương lai làng nghề Vạn Phúc

Chuyện người con đất lụa - Một đời trăn trở tương lai làng nghề Vạn Phúc

LNV - Theo chân nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa, ghé thăm Vạn Phúc vào một ngày cuối hạ, chúng tôi vừa được chiêm ngưỡng những sản phẩm gấm, lụa đẹp mơ màng, độc đáo, vừa như được trở về cội nguồn với những nét xưa cũ, đắm mình vào chiều sâu của văn hóa nghệ thuật giữa lòng Hà Nội.
Hà Nội trao chứng nhận cho 518 sản phẩm OCOP

Hà Nội trao chứng nhận cho 518 sản phẩm OCOP

Ngày 16/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội công bố quyết định, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2022 cho 518 sản phẩm đạt từ ba sao trở lên của 191 chủ thể.
Xem thêm