Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy sản xuất… để hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Vượt qua những khó khăn trở thành điểm đến an ninh lương thực

Trong dịp đầu Xuân năm mới, phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Lê minh Hoan về những cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp trong năm 2024, và những tâm thế, hành động của ngành để từng bước hiện thực hóa được Nghị quyết số 19-NQ/TW, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

PV: Năm cũ 2023 đã khép lại với nhiều khó khăn thách thức mà ngành nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác đã trải qua. Từ những kết quả ngành đã đạt được trong năm qua, Bộ trưởng có những nhận định như thế nào về những nỗ lực của người nông dân, của ngành nông nghiệp Việt Nam trong việc thích ứng với những biến đổi của thị trường?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Năm 2023, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về thị trường, nhưng xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp vẫn đạt được các kết quả nổi bật: GDP toàn ngành tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, ước đạt 3,83%; giá trị xuất khẩu đạt hơn 53 tỷ đô la Mỹ, tiếp tục khẳng định vị thế là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Từ những kết quả đạt được chúng ta có thể thấy được ngành nông nghiệp Việt Nam thích ứng khá nhanh, các cộng đồng doanh nghiệp, người nông dân của đã có phản xạ khá tốt trước những biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Mặc dù ở một số lĩnh vực của ngành như thủy sản, lâm nghiệp, chăn nuôi ở những thời điểm nhất định còn có những khó khăn nhưng nhờ có sự quan tân của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách linh hoạt mở cửa thị trường, liên tục có những cuộc xúc tiến, hội nghị trực tuyến giữa các nước, các thị trường lớn, sự hỗ trợ các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài... nên về cơ bản những tiềm năng của chúng ta được phát triển.

Trong bối cảnh an ninh lương thực khó khăn Việt Nam trở thành điểm đến an ninh lương thực của quốc gia. Có một số ngành hàng như lúa gạo Ấn Độ đóng cửa chúng ta vẫn mở cửa thị trường xuất khẩu, chúng ta vẫn bảo đảm an ninh lương thực trong nước mà vẫn tham gia được các thị trường lúa gạo của toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy sản xuất… để hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Thích ứng với thị trường

Để đạt được những kết quả nổi bật, thời gian qua ngành nông nghiệp cũng như người nông dân cũng có những bước “chuyển mình” mạnh mẽ về tư duy và hành động. Đặc biệt là sự thích ứng với thị trường. Bộ trưởng có thể chia sẻ thêm về sự thay đổi đó?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Chúng ta đã có nhiều mô hình linh hoạt, nếu xưa chỉ trồng lúa thôi bây giờ ở Hải Dương, Thái Bình có đồng lúa, đồng rươi, ở Đồng bằng sông Cửu Long có lúa tôm, lúa cá. Nghĩa là những mô hình đa giá trị. Nó giúp cho chúng ta vượt qua được tư duy truyền thống chỉ một ngành hàng mà chúng ta tích hợp ở nhiều ngành hàng. Đó là cơ hội chúng ta vừa thích ứng vừa tiến tới một ngành nông nghiệp vững vàng, tiến tới một nền nông nghiệp sinh thái thuận theo tự nhiên và những nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn hệ sinh thái.

Không những vậy, nền nông nghiệp Việt Nam đã kích hoạt được tư duy thuần lúa. Nông nghiệp không phải là nông nghiệp chỉ trồng trọt chăn nuôi mà tích hợp đa giá trị, tạo sự kết để thúc đẩy được giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, chúng ta thấy những sản phẩm OCOP, đằng sau chứng nhận sản phẩm OCOP đó chính là sự tích hợp đa giá trị, chúng ta không còn bán thô nữa mà chúng ta tích hợp những tài nguyên bản địa tạo ra được những dòng sản phẩm mới. Như vậy sức sống của ngành nông nghiệp của chúng ta còn có dư địa rất nhiều nếu chúng ta thay đổi tư duy chỉ sản xuất thôi giờ chúng ta tạo ra được sản phẩm thích ứng cho các phân khúc của thị trường.

Có thể thấy sức sống của ngành nông nghiệp của còn có dư địa rất nhiều, chỉ cần thay đổi tư duy, thay đổi sản xuất sẽ tạo ra được sản phẩm thích ứng cho các phân khúc của thị trường khác nhau. Đó là cơ hội để Việt Nam tiến tới một ngành nông nghiệp vững vàng, một nền nông nghiệp sinh thái thuận theo tự nhiên và những nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn hệ sinh thái. Đó cũng là niềm tin của đất nước khi bước vào năm 2024, những thành tựu đó là sự kết nối đa tầng giá trị, bắt đầu hiện thực hóa được Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chúng ta chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang đa giá trị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy sản xuất… để hướng đến nền nông nghiệp bền vững Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy sản xuất… để hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Để có thể bước vào các thị trường cao cấp thì các sản phẩm của ngành nông nghiệp phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí. Trong đó có những tiêu chí thực sự gây khó cho doanh nghiệp, là rào cản lớn cho doanh nghiệp và người nông dân. Bộ trưởng có suy nghỉ như thế nào về vấn đề này?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại giá trị của các sản phẩm nông nghiệp mà ta sản xuất ra, bởi bây giờ khách hàng, người tiêu dùng cả trong nước và quốc tế người ta không chỉ mua sản phẩm mà người ta mua cả giá trị sản phẩm đó. Khi làm việc với các đại sứ Liên minh châu Âu họ có chia sẻ về những dự định trong tương lai các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU sẽ còn có nhiều quy định hơn. Ví dụ như sản phẩm về gỗ sẽ không chỉ cần đáp ứng các quy định của Liên minh châu Âu (EU) về chống mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) mà cần phải xem xét nguồn gốc tạo ra sản phẩm đó có sử dụng lao động trẻ em hay không, có dùng năng lượng hóa thạch không, có ảnh hưởng đến môi trường, khí hậu không?... Thậm chí nếu sản phẩm nhập khẩu nguyên liệu của nước ngoài cũng phải truy xuất được những yếu tố tác động của các nước nhập khẩu nguyên liệu có đáp ứng được với yêu cầu của EU hay không? Nếu không bảo đảm các quy định thì họ cũng không nhập khẩu những sản phẩm của chúng ta. Câu chuyện đó có thể hôm nay chưa xảy ra nhưng chắc chắn những quy định đang nằm trên bàn nghị sự của Liên minh châu Âu.

Khi tiếp xúc với người nông dân nghe những chia sẻ khó khăn của người nông dân tôi cũng rất đồng cảm với họ, rất thương họ. Nhưng phải nhìn nhận lại một vấn đề của cho không bằng cách cho. Giúp cho người nông dân không phải chỉ bằng tiền mà cần phải cho cả họ về kiến thức, tri thức và cách thức, hiểu biết để họ phù hợp với những thay đổi này. Ngày xưa chúng ta hay quen nói sản phẩm của chúng tôi ngon, sạch. Như vậy chúng ta đang đi chậm với sự phát triển của thế giới. Ngon nó chỉ là một phần, khái niệm về ngon nó còn phụ thuộc vào khẩu vị từng người và thói quen của từng quốc gia. Cái mình cho là ngon chưa chắc người ta cho là ngon và ngược lại. Nếu chúng ta sống trong một thế giới đa dạng đa văn hóa, đa nhu cầu và một thế giới thay đổi nhanh, mình có thể đi trước ngành này nhưng đi sau ngành khác. Thậm chí mình có thể đi sau ngành này nhưng biết đâu người kế bên mình nghĩ là mình đã vượt người ta thì họ đâu đứng yên.

Khi chúng ta chạm vào ngõ ngách cần chúng ta phải kỹ một chút. Cố gắng ngồi trăn trở, cuối cùng mình muốn nói gì để mình đưa ra thông điệp nếu có cách khác thì sẽ không có khó khăn đó chứ không phải mọi khó khăn đều từ Nhà nước đều quyết định được. Kinh thế thị trường không thể can thiệp được. Quyền năng của Nhà nước cũng có giới hạn, thị trường sẽ đi theo cơ chế thị trường. Đôi khi Nhà nước can thiệp làm méo mó thị trường thì nó sẽ làm mất đi tính cạnh tranh của thị trường. Có rất nhiều lần tôi ưu tư.

Nếu nhìn ở một khía cạnh đơn giản, có thể chúng ta nghĩ rằng các quốc gia châu Âu họ đưa ra các tiêu chí khó để “ép” mình, nhưng nếu nhìn nhận ở một góc độ khách quan thì những tiêu chí đó góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia với nhau. Các nước châu Âu họ cũng phải tuân thủ các quy định trên, thậm chí họ còn là người đi trước áp dụng các quy định đó để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững. Khi họ đã phải bỏ ra chi phí cao để sản xuất theo các quy định đưa ra, nếu không quy định chặt chẽ với các sản phẩm nhập vào quốc gia họ thì vô hình chung sẽ tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh đối với những sản phẩm của chính quốc gia đó.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy sản xuất… để hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp tái tạo – kiến tạo tương lai

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy sản xuất… để hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Thưa Bộ trưởng, từ khóa xanh hay nông nghiệp xanh, thời gian vừa rồi được sử dụng rất nhiều. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết thông điệp của tư duy xanh và hành động của ngành nông nghiệp Việt Nam để phát triển nông nghiệp xanh, tư duy xanh như thế nào?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nói đến tư duy xanh tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta cần định vị và tường minh hơn về ý nghĩa của hai từ khóa này. Chúng ta thường nói rằng nông nghiệp xanh, kinh tế xanh…, nhưng thật ra chữ xanh nó đi sau chữ nâu. Trước đây nền kinh tế của chúng ta là kinh tế nâu, tức là vì sự phát triển mà làm biến dạng môi trường. Nói theo nghĩa đen, chúng ta bị lạm dụng môi trường để nuôi sống con người, tạo ra sự biến dạng về môi trường và biến dạng về sinh học. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang làm ra kinh tế để nuôi sống con người nhưng mà chúng ta quên rằng như vậy vô hình chung con người sống trong môi trường ô nhiễm cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Con người không thể tồn tại mà không có một môi trường xanh chung quanh, đó là khí tượng, là bóng mát… Môi trường xanh là cái để chúng ta trở lại cân bằng với giữa sự phát triển với sự giữ gìn cho hệ sinh thái tự nhiên, môi trường tự nhiên.

Bây giờ mặc dù chúng ta nói chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp nhưng cái quán tính quá lớn kể cả quán tính trong truyền thông, kể cả quán tính trong cơ chế vận hành của Nhà nước, kể cả quán tính ngoài xã hội. Khi quán tính quá lớn nó tạo ra sức ép mùa vụ của người nông dân và sức ép thương vụ của người doanh nghiệp. Tôi nói lại việc đầu tiên cần lan tỏa và làm sâu sắc tư duy kinh tế. Nghĩa là làm sao phải luôn luôn đặt ra câu hỏi làm sao trên một đơn vị diện tích nông nghiệp đó tạo ra của cải nhiều hơn.

Chứng minh rằng đây những sản phẩm OCOP nếu mình nói tư duy bình thường thì tư duy mình thay đổi, lúc đó cơ chế, chính sách sẽ đi theo. Thứ nữa là cùng nhau thống nhất nông nghiệp không chỉ là nông nghiệp mà nông nghiệp đã tích hợp nhiều ngành nhiều lĩnh vực nó mới cộng hưởng ra được một giá trị, còn nếu chúng ta cứ nghĩ như thế này thì nó đã tới hạn không gian phát triển rồi. Tôi nói ví dụ như nông nghiệp du lịch, người Đài Loan (Trung Quốc) họ đã chứng minh được khi người nông dân làm nông nghiệp du lịch thì thu nhập người nông dân tăng gấp 6, gấp 10 lần mà thậm chí họ cũng không đầu tư lớn trên miếng vườn đó để huấn luyện cho người nông dân sắp xếp nhà cửa mình chỉnh chu lại một chút, biết lời ăn tiếng nói, biết nấu bếp, biết kể câu chuyện cho du khách tới. Thí dụ như làng hoa Sa Đéc ngày xưa chỉ trồng hoa đi bán ngày Tết ngày rằm, bây giờ thu hẹp lại một chút không gian đó để làm khu vực nghỉ chân cho du khách.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy sản xuất… để hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Nhiều khi mình không hiểu tại sao nông dân họ giàu, họ làm lúa thì cũng cho năng suất như mình, cũng bao nhiêu chi phí đầu vào cũng như mình nhưng tại sao hạt gạo của họ bán giá trị gấp 10 lần, người nông dân ta giàu. Mình đâu biết người ta đã làm rất nhiều câu chuyện đằng sau hạt lúa đó. Đó là hai vấn đề chuyển mạnh từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, hai là tạo ra không gian giá trị cho ngành nông nghiệp, du lịch nông nghiệp. Bây giờ những từ như du lịch nông nghiệp, nông nghiệp giải trí, nông nghiệp thời trang, nông nghiệp công nghệ thông minh… rất nhiều cái. Chúng ta phải tạo ra được một hiệu ứng truyền thông học từ cấp mầm non, người ta đã nuôi dưỡng tư duy xanh cho học sinh ở những cấp nhỏ nhất và phát triển dần dần ở những cấp cao hơn. Bây giờ chúng ta phải chuyển đổi thì cũng không thể chờ đợi để huấn luyện đào tạo từ cấp mẫu giáo để đến nhiều năm sau mới tạo được hệ sinh thái tư duy xanh, lối sống xanh. Cái khó nhất của chúng là phải song hành thực hiện cả hai hành động vừa thay đổi tư duy, lối sống vừa đào tạo được thế hệ sau có được những tư duy xanh, lối sống xanh.

Tầm nhìn đến năm 2050 Việt Nam trở thành một trong những nước có nền Nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo trở thành nơi đáng sống, văn minh, xanh, sạch đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư, nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Bài viết: Thanh Hậu