Longform
11:20 | 15/10/2023
Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

11:20 | 15/10/2023

LNV - Ngôi nhà ngập tràn sắc màu vẽ, những tác phẩm sơn mài được trưng bày cẩn thận, lung linh. Nắng như rót mật qua khung cửa sổ, hắt những tia nắng sớm vàng ươm chiếu rọi cả góc phòng. Tiếng nhạc ngân nga, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi đang đặt bút vẽ.
Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới
Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Đó là khung cảnh thường ngày của những người nghệ nhân tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Nơi được mệnh danh là vùng đất danh hương, khoa bảng, trăm nghề.

Với những giá trị truyền thống cùng lợi thế vốn có, Thường Tín đang nỗ lực nhiều giải pháp, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hình thành một đô thị nghề văn minh, hiện đại, trở thành quận vệ tinh của Hà Nội trong tương lai.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Suốt cuộc đời gắn bó với nghề sơn mài tại làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi hơn 50 năm theo nghề, đôi bàn tay, khối óc ấy đã sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo, phục vụ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Có những tác phẩm đã trở thành niềm tự hào trong lịch sử phát triển nghề của mình.

Ngày 1/10 vừa qua, tại cuộc thi thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội do Sở Công Thương tổ chức, sản phẩm Nhất trụ tuổi thơ của cơ sở sơn mài Hồi Quyết do Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi được giải Nhì đó là niềm vui và hạnh phúc của những người làm nghề trên mãnh đất Thường Tín.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Ngót nghét hơn 50 năm gắn bó với nghề sơn mài, đến nay, nhiệt huyết, tình yêu nghề ở Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi chưa khi nào vơi bớt. Bà kể: “Tôi sinh ra trong gia đình theo nghề sơn mài truyền thống nên ngay từ nhỏ đã có cơ hội tiếp xúc với các kỹ thuật, cách làm tranh sơn mài. Trong suốt những ngày đó, không lúc nào tôi thôi nghĩ về nghề. Vốn dĩ để các sản phẩm có được đột phá, mang hơi hưởng của thời đại thì bản thân mình phải học hỏi những mẫu mã thiết kế mới, phù hợp với cuộc sống hơi thở hiện nay. Nhất trụ tuổi thơ cũng vậy, được thể hiện những kỷ niệm của tuổi thơ hình ảnh con trâu, em bé gắn với tuổi thơ, với ruộng đồng đã giúp tôi thôi thúc sáng tạo ra được tác phẩm của mình với hai bình nhất trụ vững chãi trên nền vàng óng.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Bây giờ nhắm mắt lại nghệ nhân cũng có thể hình dung, miêu tả sinh động quy trình sản xuất tranh sơn mài với hơn 20 công đoạn rất tỉ mỉ, kỳ công như lựa chọn, xử lý cốt gỗ, sơn và mài nhiều lớp, nhiều lần, trang trí bạc, vỏ trứng…

Cũng vì đem cả tâm huyết và tình yêu vào tranh nên mỗi sản phẩm làm ra đều rất tinh xảo, chi tiết, mang đậm dấu ấn cá nhân. Năm 2006, bà trở thành một trong bốn người đầu tiên của làng nghề được công nhận danh hiệu nghệ nhân. Người dân trong làng vẫn ví von và gọi bà là “người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái”.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Hiện nay, cơ sở sơn mài Hồi Quyết hiện nay đang tạo công ăn việc làm cho hơn 6 lao động nhàn rỗi địa phương với mức thu nhập từ 6 triệu đồng/người.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Ông Nguyễn Văn Oánh – Chủ tịch UBND xã Duyên Thái cho biết: Làng nghề sơn mài Hạ Thái xã Duyên Thái đã được UBND thành phố công nhận điểm du lịch làng nghề theo quyết định số 5543/QĐ-UBND ngày 08/12/2020. Đây là bước đi quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm làng nghề; đồng thời mở ra những cơ hội, thời cơ mới để làng nghề phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, xây dựng xã Duyên Thái đạt nông thôn mới nâng cao năm 2023 và phấn đấu nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới.

Làng nghề Hạ Thái nổi tiếng với nhiều sản phẩm như: bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm... Chất liệu chính của sơn mài Hạ Thái là gỗ, tre, nứa, song mây, gần đây có thêm các chất liệu mới như: gốm, sứ... Ngoài việc kế thừa kinh nghiệm truyền thống của ông cha, những nghệ nhân trong làng ngày càng phát triển nhiều màu mới với sắc độ khác nhau. Người Hạ Thái cũng biết sử dụng cách khắc trên sơn để tạo ra những đường nét mềm mại, uyển chuyển, sinh động.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Làng nghề sơn mài Hạ Thái trở thành địa chỉ có uy tín với bạn hàng trong nước cũng như quốc tế, sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Úc, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc... thông qua các chương trình xuất khẩu. Giá trung bình cho các sản phẩm tại xưởng thường giao động từ mức thấp, bình quân và cao từ vài trăm nghìn đến vài triệu tùy theo mẫu mã. Đến với làng nghề du khách sẽ không thể nào cưỡng được những bức tranh, tác phẩm, những chiếc bình hoa hút lộc được chạm khắc tinh tế và độc đáo.Để duy trì và phát triển trong định hướng phát triển du lịch làng nghề, chính quyền địa phương luôn điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, hỗ trợ đưa các sản phẩm Hạ Thái tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế. Hình thành một số điểm bán cho các sản phẩm làng nghề nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm với khách du lịch tại chỗ.

Điều đáng nói, làng nghề Hạ Thái đã hình thành những khu vệ tinh riêng để sản xuất, mỗi gia đình sẽ phụ trách những công đoạn riêng cho sản phẩm vừa đảm bảo được sự sản xuất bền vững, hạn chế được việc sản xuất tập trung, ảnh hưởng đến môi trường sống.

Với mục tiêu của mình, xã Duyên Thái tiếp tục giữ vững những giá trị nghề đạt được bứt phá xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Hồng Vân từ lâu đã phát triển “kinh tế xanh” - nghề sinh vật cảnh, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Xã Hồng Vân nằm ở phía đông huyện Thường Tín, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 18km về phía nam.

Xã Hồng Vân vốn nổi tiếng với nghề trồng hoa, cây cảnh từ những năm 1980, với nhiều tác phẩm cây cảnh có giá trị lớn về nghệ thuật và những nghệ nhân trẻ có tay nghề. Khi đến với Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân, du khách sẽ được tham quan, chiêm ngưỡng những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật độc đáo cũng như được giao lưu, chuyện trò cùng các nghệ nhân tại Làng nghề.

Đặc biệt Hồng Vân là nơi biết đến với thiên đường của các loại hoa, mỗi tuyến đường được trồng mỗi loại cây và gắn tên đường theo tên các loại cây, đã tạo nên điểm nhấn riêng biệt của Hồng Vân, như: đường Hoàng Yến, Bằng Lăng, Hoa Ban, Hoa Giấy… mỗi một mùa đều có một loại hoa đặc trưng riêng.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Loan – Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân: Tại xã đã hình thành được điểm bán sản phẩm OCOP thu hút nhiều du khách đến tham quan, mua sắm các sản phẩm như: rượu, trà dược liệu, những bức tranh sơn mài, bình hoa sơn mài, lược sừng… tất cả các sản phẩm đều được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Bên cạnh đó, Hồng Vân còn có điểm với điểm du lịch làng nghề sinh Vật cảnh, du khách có thể trải nghiệm một ngày làm nghệ nhân trồng cây cảnh.

Nổi trội tại Hồng Vân là chuỗi du lịch văn hóa tâm linh, với hệ thống đình, đền, chùa đặc trưng của vùng Đồng bằng Bắc bộ như: Đền thờ Mẫu Xâm Thị, chùa Đậu, Nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic, Lăng đá Quận Vân Đỗ Bá Phẩm, Nhà bia Tiến sĩ Nguyễn Ý, Chợ Mới Ông Già một địa chỉ mang dấu tích hành tung, thân thế và cuộc đời của cha con một vị Thánh trong tín ngưỡng tôn giáo thờ thần của người Việt từ ngàn đời xưa (Tứ Bất Tử) và điểm tích về thiên tình sử Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Chủ tịch UBND xã Hồng Vân, Trần Quốc Bảo cho biết: Năm 2022, Xã đã được UBND Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu với 4/8 lĩnh vực gồm: Văn hóa, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Du lịch (tại Quyết định số 2291/QĐ-UBND ngày 18/4/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố). Toàn xã có 1.939 hộ, 6.381 nhân khẩu (tính đến tháng 12/2022). Hồng Vân là nơi in đậm dấu ấn Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung và tín ngưỡng thờ Mẫu (là hai trong Tứ bất tử của dân tộc Việt) cùng với nhiều di tích văn hóa, lịch sử (01 di tích lịch sử cấp Quốc gia; 02 là di tích lịch sử cấp thành phố). Xã đã hình thành điểm trưng bày, xúc tiến sản phẩm OCOP tại, địa chỉ: số 01, đường Hoa Ban, xã Hồng Vân do HTX hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân quản lý, vận hành với diện tích gian hàng là 150 m2. Đây là nơi thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, mua sắm kích cầu Hồng Vân phát triển kinh tế theo hướng ổn định, bền vững.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Thường Tín đã thành lập Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM huyện và kiện toàn tổ giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình theo đúng quy định. Đến nay, huyện đã điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM cho 22 xã thuộc đối tượng phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch.

Trên địa bàn huyện hiện có 05 xã đã được UBND Thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020 gồm: Hồng Vân, Nhị Khê, Văn Bình, Hà Hồi, Vạn Điểm.

Năm 2022, huyện Thường Tín có 08 xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao và 02 xã đăng ký đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Kết quả đến hết năm 2022, có 01 xã Minh Cường đã được UBND Thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 xã Hồng Vân được công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu với 4 lĩnh vực: Y tế, văn hóa, du lịch, giáo dục và đào tạo. Tính đến nay toàn huyện có 06 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao và 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Năm 2023, huyện Thường Tín phấn đấu có 09 xã đạt chuẩn NTM nâng cao gồm: Duyên Thái, Quất Động, Văn Phú, Chương Dương, Tự Nhiên, Thắng Lợi, Tô Hiệu, Hiền Giang, Nguyễn Trãi và 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu gồm: Hà Hồi, Văn Bình, Nhị Khê. Tháng 5 năm 2023, UBND huyện đã tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của các xã trên. Theo ông Từ Đức Mạnh – Trưởng phòng kinh tế huyện Thanh Trì.

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản chia sẻ: Đến nay, chương trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao của huyện Thường Tín đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 66 - 68 triệu đồng/người/năm.

Thường Tín là một trong những huyện của thành phố sớm được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và có xã Hồng Vân đủ điều kiện trình TP công nhận NTM kiểu mẫu. Nhiều xã điều kiện kinh tế khó khăn nhưng tỏ rõ sự quyết tâm phấn đấu rút ngắn thời gian về đích NTM kiểu mẫu. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 14 mô hình liên kết chuỗi, 15 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch của 17 tổ chức, cá nhân như: mô hình cá sông trong ao ở xã Tiền Phong; nuôi trồng thủy sản tập trung ở xã Nghiêm Xuyên; sản xuất rau an toàn tại các xã Hà Hồ…; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Ninh Sở, Thư Phú, Hòa Bình…các mô hình hiện nay quy mô không lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm diện tích đất bỏ cộ, tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Đáng ghi nhận, kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM (đến quý II/ 2023) là: 2.672.930 triệu đồng, trong đó, ngân sách Thành phố hỗ trợ: 958.340 triệu đồng, ngân sách Thành phố trực tiếp: 123.300 triệu đồng, vốn lồng ghép: 835.040 triệu đồng, Ngân sách huyện: 1.410.519 triệu đồng, ngân sách xã: 301.725 triệu đồng. Vốn huy động ngoài ngân sách: 2.346 triệu đồng, trong đó, vốn dân đóng góp: 2.346 triệu đồng.

Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, thời gian tới huyện Thường Tín cần duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu để đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững; kinh tế phát triển; hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; môi trường sinh thái trong lành; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng nâng cao.

(Bài viết có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội)

Bài viết: Thanh Hậu

Đồ họa: Mộc Nhiên

Thanh Hậu

Tin khác

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Những mô hình kinh tế nổi bật, những con đường khang trang, sạch, đẹp, những ngôi trường chất lượng, hiện đại…nhà văn hóa thôn đầy ắp tiếng cười, trẻ em nô đùa trong không gian trong lành… Bức tranh nông thôn mới Thanh Trì hiện lên những gam màu tươi sáng và sống động.
Nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn

Nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn

Chiều 14/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn”. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động AgroViet 2023 diễn ra từ ngày 14 đến 17/9 tại Hà Nội.
Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội

Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội

OVN - Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội
Kỳ vọng xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Trung Quốc bằng thương mại điện tử.

Kỳ vọng xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Trung Quốc bằng thương mại điện tử.

Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh cho nông sản Việt Nam thông qua hình thức thương mại điện tử ( TMĐT).
Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, giúp nông dân có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế bền vững, có chiều sâu, nhiều đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đang thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, với điểm tựa từ các HTX, tổ hợp tác.
Nông thôn mới Sóc Sơn nỗ lực trở thành miền quê đáng sống của thủ đô

Nông thôn mới Sóc Sơn nỗ lực trở thành miền quê đáng sống của thủ đô

Dạo quanh các thôn xóm huyện Sóc Sơn hôm nay, những thành quả đầu tiên của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) dần hiện hữu sinh động. Trong những năm qua, huyện Sóc Sơn đã chủ động phát triển nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, là điểm sáng trong xây dựng NTM của thủ đô.
Chương Mỹ: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao

Chương Mỹ: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định liên kết là một trong những chìa khóa quan trọng giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Chương Mỹ đã thực hiện thành công nhiều mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao, góp phần đưa nền nông nghiệp huyện phát triển một cách bền vững.
Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Nguyên liệu sản xuất cho nhiều làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đang dần khan khiếm, một số nơi mất đi tính liên kết vùng nguyên liệu, sản xuất và thu nhập của người làng nghề đang bị ảnh hưởng, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một… Vì thế để kết nối vùng nguyên liệu đảm bảo phục vụ cho sản xuất ổn định phát triển các làng nghề một cách bền vững là mối quan tâm hàng đầu của thành phố hiện nay.
Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn cần có liên kết

Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn cần có liên kết

LNV - Để có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc và định hướng phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất làng nghề, ngành nghề. Ngày 30/6, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn. Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT chủ trì hội nghị.
Xây dựng và phát triển nông thôn mới Đan Phượng bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại

Xây dựng và phát triển nông thôn mới Đan Phượng bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại

Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTM), các cấp chính quyền và người dân huyện Đan Phượng đã tham gia hưởng ứng tích cực.
Khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền tại Hà Nội

Khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền tại Hà Nội

Ngày 21/6/2023, Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề Tuần lễ quảng bá trà và các sản phẩm trái cây nhiệt đới (Phiên chợ), do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các địa phương tổ chức đã chính thức khai mạ
Chuyện người con đất lụa - Một đời trăn trở tương lai làng nghề Vạn Phúc

Chuyện người con đất lụa - Một đời trăn trở tương lai làng nghề Vạn Phúc

LNV - Theo chân nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa, ghé thăm Vạn Phúc vào một ngày cuối hạ, chúng tôi vừa được chiêm ngưỡng những sản phẩm gấm, lụa đẹp mơ màng, độc đáo, vừa như được trở về cội nguồn với những nét xưa cũ, đắm mình vào chiều sâu của văn hóa nghệ thuật giữa lòng Hà Nội.
Hà Nội trao chứng nhận cho 518 sản phẩm OCOP

Hà Nội trao chứng nhận cho 518 sản phẩm OCOP

Ngày 16/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội công bố quyết định, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2022 cho 518 sản phẩm đạt từ ba sao trở lên của 191 chủ thể.
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long

Làng nghề Kiêu Kỵ hiện có khoảng trên dưới 50 hộ gia đình nhiều đời làm nghề dát vàng. Trong đó có 20 nghệ nhân do thành phố Hà Nội công nhận và 10 nghệ nhân được công nhận bởi các tổ chức đoàn thể, hiệp hội làng nghề Việt Nam.
Xem thêm