Longform
10:50 | 20/09/2023
Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

10:50 | 20/09/2023

Những mô hình kinh tế nổi bật, những con đường khang trang, sạch, đẹp, những ngôi trường chất lượng, hiện đại…nhà văn hóa thôn đầy ắp tiếng cười, trẻ em nô đùa trong không gian trong lành… Bức tranh nông thôn mới Thanh Trì hiện lên những gam màu tươi sáng và sống động.
Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Những mô hình kinh tế nổi bật, những con đường khang trang, sạch, đẹp, những ngôi trường chất lượng, hiện đại…nhà văn hóa thôn đầy ắp tiếng cười, trẻ em nô đùa trong không gian trong lành…Bức tranh nông thôn mới Thanh Trì hiện lên những gam màu tươi sáng và sống động.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới
Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Ngày 3/6, xã Yên Mỹ vinh dự đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quyết định công nhận điểm du lịch Yên Mỹ và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố Cụm di tích đền Nhà Bà và nhà thờ họ Đặng.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ ông Trần Quang Khải từ những thành công, tiền đề trong xây dựng nông thôn mới, chính quyền và người dân xã Yên Mỹ quyết tâm xây dựng nông thôn mới nâng cao, tiến lên xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Kết quả, xã đã thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất; hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng được nâng cấp, thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập. Tổng giá trị sản xuất năm 2022 ước đạt gần 407,9 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Chính quyền và người dân xã Yên Mỹ luôn xác định xây dựng nông thôn mới việc đầu tiên đó là nâng cao được thu nhập cho người dân, lấy chất lượng cuộc sống của người dân làm thước đo cho sự thành công của hành trình xây dựng NTM.

Nhờ triển khai thực hiện Chương trình NTM nâng cao, xã Yên Mỹ đã có được hạ tầng kỹ thuật đồng bộ từ hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lưới, chiếu sáng...100% tuyến đường trục xã, liên xã, đường trục thôn được bê tông hóa, nhựa hóa; các tuyến đường ngõ xóm được bê tông hóa, các tuyến đường trục chính nội đồng được cứng hóa. Môi trường, cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp. Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã được đảm bảo, môi trường xã hội an toàn, lành mạnh... Đây là những tiền đề quan trọng tạo thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt là phát triển tiềm năng du lịch.

Hiện nay, xã Yên Mỹ có 11 điểm du lịch hấp dẫn du khách: Đình Yên Mỹ; Chùa Yên Mỹ; Núi Chùa; Nhà truyền thống Văn Chỉ; Đền Nhà Bà; Nhà thờ Họ Đặng; Khu du lịch sinh thái Đầm Tròn; Vườn Chim Việt; Khu trồng rau Thủy canh Đức Phát; Khu Du lịch trải nghiệm Vạn An.

Đi qua những điểm du lịch nêu trên, du khách sẽ được trải nghiệm không gian rợp bóng cây xanh, được chiêm bái những điểm tâm linh màu nhiệm, được thăm, thưởng thức sản phẩm nông sản sạch tại trang trại nông nghiệp công nghệ cao và những trải nghiệm sinh thái thú vị khác…

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Khu du lịch trải nghiệm Vạn An - Hải Đăng được xây dựng theo mô hình tương tác trải nghiệm với những chủ đề hoạt động phong phú đa dạng, khai thác các yếu tố văn hóa, truyền thống, xây dựng đội, nhóm và các giá trị trải nghiệm thật… phù hợp với mọi lứa tuổi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách khi đến với trang trại. Nơi đây được UBND TP Hà Nội lựa chọn là 1/6 đơn vị triển khai mô hình thí điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn theo kế hoạch số 73/KH – UBND, ngày 4/3/2022 của UBND TP Hà Nội về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM trên địa bàn Hà Nội năm 2022 – 2025.

Hàng năm trang trại đón tiếp hơn 50.000 học sinh đến tham quan, trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao, làng nghề, kỹ năng sống…

Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - Giám đốc Trang trại kinh tế tổng hợp Vạn An cho biết: Hiện nay trang trại đang sử dụng lao động địa phương hơn 30 người trong đó trên 50% lao động là thương bệnh binh, người tàn tật, người quá tuổi lao động với mức thu nhập từ 6 triệu/đồng/tháng.

Đồng thời, Giám đốc Trang trại kinh tế tổng hợp Vạn An mong muốn có thời gian cho thuê đất sản xuất ổn định lâu dài để cơ sở có những định hướng dài hơi phát triển, thay cho thời hạn thuê đất 5 năm và quay trở lại đấu thầu vì việc đầu tư phát triển trang trại đòi hỏi số vốn, trang thiết bị đầu tư rất lớn. Không tiếp tục trúng thầu thì toàn bộ các công trình nghiên cứu và tài sản trên đất còn dang dở, gây tổn thất nghiêm trọng cho việc phát triển trang trại.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Mô hình thí điểm nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao “sông trong ao” VietGAP của HTX thuỷ sản công nghệ cao Đại Áng, huyện Thanh Trì đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, hỗ trợ giải quyết bài toán lao động và là điểm sáng của nông nghiệp Thủ đô.

Anh Nguyễn Văn Thiêm - Giám đốc HTX Thủy sản công nghệ cao Đại Áng, cho biết, nước ao được xử lý bằng vi sinh, loại bỏ khí thải, các chất tồn lưu ở đáy ao, dùng vôi bột diệt khuẩn để tạo dòng chảy sạch vào các bể nuôi cá theo quy chuẩn môi trường nước sạch của công nghệ Mỹ. Việc nuôi cá trong bể cũng rất tiện cho việc thu hoạch cá và làm sạch môi trường ao. Thức ăn nuôi cá được sản xuất theo công nghệ Mỹ bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP. Các loại cá nuôi trong môi trường sạch này gồm: Trắm, chép, rô phi, diêu hồng… trong đó rô phi là loại cá đang được thị trường tiêu thụ khá tốt.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Mô hình đã giải quyết được bài toán tạo thu nhập cao hơn 20 lao động địa phương là một trong những mô hình kinh tế nổi bật của huyện Thanh Trì.

Anh Thiêm còn cho biết, mô hình thí điểm nuôi cá sạch “sông trong ao”, được huyện hỗ trợ 30% kinh phí cá giống ban đầu. Vì việc ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi chi phí lớn nên huyện xác định trong 3 - 5 năm đầu tiên HTX gặp khó khăn, huyện sẽ song hành và hỗ trợ cùng đơn vị.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Anh – Trưởng phòng kinh tế huyện Thanh Trì cho biết, diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 là 796,3 ha/năm, đạt 100% kế hoạch năm năng suất ước đạt 3.425 tấn. Huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mô hình nuôi thủy sản VietGap... điển hình như mô hình nuôi thủy sản “sông trong ao”, đã thực hiện hỗ trợ thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến nhằm giúp tăng giá trị sản phẩm thủy sản. Phối hợp Trạm khuyến nông huyện thực hiện mô hình nuôi thủy sản Vietgap, nuôi thủy đặc sản tại xã Tứ Hiệp với diện tích 4ha. Phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thành cấp VietGap cho vùng nuôi trồng thủy sản xã Tứ Hiệp, mô hình nuôi tôm càng xanh xã Đông Mỹ, nuôi chép dòng V1 tại xã Đông Mỹ...

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Mạnh Hồng, xóm 7, xã Yên Mỹ đã tìm ra hướng mới và thành công với mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao. Từ hướng đi này mở ra triển vọng cho nông dân một số địa phương.

Vốn bản tính năng động, ham học hỏi, qua thời gian chiêm nghiệm, ông Nguyễn Mạnh Hồng nhận thấy mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ Israel phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất Yên Mỹ.

Vì thế, ông Hồng mạnh dạn đầu tư 600 triệu đồng nguồn vốn cho nhà màng, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, hạt giống…trên diên tích hơn 2 ha nhà màng công nghệ cao.

Ưu điểm trồng dưa lưới nhà kính là nhờ hệ thống nhà màng giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập. Việc sử dụng hình thức tưới nước nhỏ giọt giúp lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí nguồn nước tưới.

Tuy nhiên, người trồng cũng cần thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn để sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng. Đặc biệt thời điểm 10 ngày cuối trước khi thu hoạch cần phải tạo độ ngọt cho dưa như vậy năng suất và giá trị quả dưa sẽ được giá trị cao hơn, Ông Hồng cho biết.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Dưa thu hoạch khi đạt trọng lượng từ 1,5 – 2kg , giá bán dao động tại vườn khoảng 50 nghìn đồng/ cân, sản phẩm sau thu hoạch được thu mua tại chỗ và bán cho khách đến tham quan. Mỗi năm, trừ chi phí, lợi nhuận từ dưa lưới mang về cho ông Hồng từ 200 triệu đồng.

Hiện nay trang trại tạo thu nhập cho hơn 10 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì chưa bao giờ nhộn nhịp như bây giờ. Vùng đất làng nghề nay trở thành địa điểm tham quan, kết hợp với du lịch làng nghề truyền thống.

Như thường lệ, điểm tham quan trải nghiệm khu du lịch làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh rộn ràng khách du lịch các đơn vị ghé thăm, ông Nguyễn Bá Ky - Bí thư chi bộ thôn Vĩnh Thịnh cho biết: Sau khi được công nhận làng nghề nón lá truyền thống và sản phẩm được tham gia vào chương trình OCOP, nón lá Vĩnh Thịnh được khẳng định thương hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã. Nhiều du khách thập phương biết đến Vĩnh Thịnh nhiều hơn.

Hân hoan khi được công nhận làng nghề truyền thống vào năm 2020, bà Nguyễn Thị Lan với hơn 60 năm cuộc đời làm nón chia sẻ: Đến nay sản phẩm đã có chỗ đứng và thương hiệu trên thị trường được nhiều người biết đến là sự nỗ lực của cả tập thể bà con thôn Vĩnh Thịnh. Chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì sản phẩm được quảng bá rộng khắp tỉnh thành cả nước.

Bằng sự nỗ lực không ngừng của mỗi nghệ nhân, người dân và sự vào cuộc tích cực, chủ động của chính quyền địa phương. Năm 2023, xã Đại Áng được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm đến du lịch.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó chủ tịch UBND xã Đại Áng: Xã sở hữu nhiều loại hình du lịch phong phú: du lịch làng nghề, du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp nông thôn đã tạo thành một chuỗi du lịch đặc sắc tại địa phương. Du lịch nông thôn mang lại đa lợi ích vừa có thể giữ gìn bản sắc văn hóa vừa tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho xã viên. Bộ mặt nông thôn trong xã nhờ đó mà khởi sắc, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh – Trưởng phòng kinh tế huyện Thanh Trì cho biết thêm: Được công nhận điểm du lịch vào năm 2022, xã Đại Áng đã phát huy tiềm năng, thế mạnh từ làng nghề truyền thống, 11 điểm di tích,...thu hút được đông đảo du khách ghé thăm, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Hiệu quả bước đầu của xã Đại Áng sẽ là động lực để xã tiếp tục hoàn thiện hạ tầng du lịch, phát triển quy mô, chất lượng du lịch quảng bá văn hóa, truyền thống giới thiệu hình ảnh quê hương đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Tiến Cường – Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì nhấn mạnh: Giai đoạn 2021 – 2025 huyện thực hiện kép 2 nhiệm vụ chính trị quan trọng là đầu tư xây dựng huyện thành quận, xã thành phường song song với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm huyện đã phát động mạnh mẽ phong trào thi đua “ Chung sức xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” cùng nhiều phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh, vai trò chủ thể của các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới.

Kết quả năm 2021, Thành phố đã công nhận xã Liên Ninh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2022, huyện đã chỉ đạo quyết liệt 14 xã còn lại triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, tập trung vào các tiêu chí chưa đạt: hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng phát triển kinh tế, môi trường, giáo dục – đào tạo, các thiết bị văn hóa, cải cách hành chính, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự… Huyện đã xây dựng 08 Đề án gồm: 2 đề án củng cố sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp; 05 Đề án lĩnh vực văn hóa xã hội, 1 Đề án ứng dụng công nghệ tin học tiến tới xây dựng nền hành chính hiện đại.

Bên cạnh đó, huyện đã bố trí trên 2.000 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông, trên 2.300 tỷ đồng để thực hiện 102 dự án hạ tầng văn hóa – xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển dịch vụ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng/năm. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia tăng lên 87,6 %, 100% xã đạt tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch 97 %.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho biết, Huyện sẽ tiếp tục duy trì chuẩn và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh và đảm bảo vệ sinh môi trường; Tổ chức thực hiện hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao theo Quyết định của Thành phố. Qua đó, sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng văn hóa xã hội theo hướng đô thị, hiện đại, đồng bộ đảm bảo hoàn thành tiêu chí phát triển lên Quận và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch để người dân là chủ thể thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đặc biệt chú trọng xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản tại các xã. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã để đạt "mục tiêu kép": Xây dựng xã phát triển thành phường, huyện thành quận; hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023 theo kế hoạch...

Tính đến thời điểm này, Đoàn thẩm định của TP đã hoàn thành thẩm định 63 xã NTM nâng cao năm 2022, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra 38 xã. Trong đó, riêng huyện Thanh Trì vượt mục tiêu so với đăng ký 8 xã. Đây là kết quả rất lớn, có ý nghĩa quan trọng để Hà Nội tiếp tục thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu, NTM thông minh, nhằm mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn – Theo Văn phòng Điều phối NTM TP Hà Nội.

Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới
Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới Thanh Trì: Lấy hạnh phúc người dân làm thước đo xây dựng nông thôn mới

Hết năm 2015, 15/15 xã của huyện được UBND Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tháng 9/2017, huyện Thanh Trì được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao được tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ hiệu quả, tính đến hết quí II năm 2023, toàn huyện được Thành phố công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao 15/15 xã vượt chỉ tiêu kế hoạch của huyện và chỉ tiêu đăng ký với thành phố và về đích trước 02 năm (theo Kế hoạch phấn đấu đến năm 2025 phấn đấu có 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao).

Đối với chương trình OCOP năm 2023, huyện dự kiến đánh giá, phân hạng mới và công nhận lại 30 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao.

(Bài viết có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội)

Bài viết: Thanh Hậu

Ảnh: Phòng OCOP

Thanh Hậu

bài san xuất

Tin khác

Ba Vì: Xây dựng nông thôn mới gắn với ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Ba Vì: Xây dựng nông thôn mới gắn với ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Để có được kết quả quan trọng này, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút đầu tư vào nông nghiệp
Yên Bái: Phát triển sản phẩm làng nghề gắn xây dựng nông thôn mới

Yên Bái: Phát triển sản phẩm làng nghề gắn xây dựng nông thôn mới

LNV - Làng nghề và các ngành nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Yên Bái. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới trong thời gian vừa qua đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm thu nhập ổn định cho một bộ phận cư dân nông nghiệp, giảm nghèo bền vững.
Thái Nguyên: Xây dựng nông thôn mới gắn với đánh thức tiềm năng du lịch

Thái Nguyên: Xây dựng nông thôn mới gắn với đánh thức tiềm năng du lịch

LNV - Nằm ở vị trí trung tâm vùng trung du miền núi Phía Bắc, là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, nơi lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thái Nguyên hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.
Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội hiện đại mang bản sắc riêng

Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội hiện đại mang bản sắc riêng

LNV - Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đặt ra yêu cầu ngày càng cao về các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Đây chính là những yếu tố bền vững để xây dựng những vùng quê nông thôn hiện đại, bình yên, giàu bản sắc, phát triển một cách hài hòa và toàn diện.
Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

Chạm ước mơ, vẽ đam mê dựng xây nông thôn mới

LNV - Ngôi nhà ngập tràn sắc màu vẽ, những tác phẩm sơn mài được trưng bày cẩn thận, lung linh. Nắng như rót mật qua khung cửa sổ, hắt những tia nắng sớm vàng ươm chiếu rọi cả góc phòng. Tiếng nhạc ngân nga, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi đang đặt bút vẽ.
Nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn

Nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn

Chiều 14/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn”. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động AgroViet 2023 diễn ra từ ngày 14 đến 17/9 tại Hà Nội.
Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội

Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội

OVN - Đưa nông sản Na xứ Lạng hội tụ tai Hà Nội
Kỳ vọng xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Trung Quốc bằng thương mại điện tử.

Kỳ vọng xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Trung Quốc bằng thương mại điện tử.

Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh cho nông sản Việt Nam thông qua hình thức thương mại điện tử ( TMĐT).
Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, giúp nông dân có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế bền vững, có chiều sâu, nhiều đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đang thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, với điểm tựa từ các HTX, tổ hợp tác.
Nông thôn mới Sóc Sơn nỗ lực trở thành miền quê đáng sống của thủ đô

Nông thôn mới Sóc Sơn nỗ lực trở thành miền quê đáng sống của thủ đô

Dạo quanh các thôn xóm huyện Sóc Sơn hôm nay, những thành quả đầu tiên của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) dần hiện hữu sinh động. Trong những năm qua, huyện Sóc Sơn đã chủ động phát triển nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, là điểm sáng trong xây dựng NTM của thủ đô.
Chương Mỹ: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao

Chương Mỹ: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định liên kết là một trong những chìa khóa quan trọng giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Chương Mỹ đã thực hiện thành công nhiều mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, tạo sức bật xây dựng nông thôn mới nâng cao, góp phần đưa nền nông nghiệp huyện phát triển một cách bền vững.
Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Hà Nội: Tìm hướng liên kết vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống

Nguyên liệu sản xuất cho nhiều làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đang dần khan khiếm, một số nơi mất đi tính liên kết vùng nguyên liệu, sản xuất và thu nhập của người làng nghề đang bị ảnh hưởng, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một… Vì thế để kết nối vùng nguyên liệu đảm bảo phục vụ cho sản xuất ổn định phát triển các làng nghề một cách bền vững là mối quan tâm hàng đầu của thành phố hiện nay.
Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn cần có liên kết

Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn cần có liên kết

LNV - Để có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc và định hướng phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất làng nghề, ngành nghề. Ngày 30/6, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho làng nghề, ngành nghề nông thôn. Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT chủ trì hội nghị.
Xây dựng và phát triển nông thôn mới Đan Phượng bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại

Xây dựng và phát triển nông thôn mới Đan Phượng bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại

Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTM), các cấp chính quyền và người dân huyện Đan Phượng đã tham gia hưởng ứng tích cực.
Xem thêm