Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh cho nông sản Việt Nam thông qua hình thức thương mại điện tử ( TMĐT). |
Ngày 25/7, Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT) do ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc chủ trì, đã có buổi làm việc với Tập đoàn Sunwah, Hồng Kông, nhằm xúc tiến đầu tư, hợp tác song phương về “gian hàng nông sản Việt” trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc; thúc đẩy kết nối hợp tác doanh nghiệp giữa Việt Nam và Hồng Kông thông qua việc giới thiệu các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức TMĐT.
Phía Tập đoàn Sunwah, Hồng Kông có: Ông Jesse Choi, Tổng giám đốc Tập đoàn Sunwah Hồng Kông, Tổng giám đốc Tập đoàn Sunwah (Việt Nam); Bà Lê Thu Lụa, Trưởng Đại diện Tập đoàn Sunwah tại Hà Nội; Bà Nguyễn Mai Hương, Quản lý phát triển kinh doanh, Tập đoàn Sunwah tại Hà Nội.
Tăng cường hợp tác thương mại trên các sàn thương mại điện tử
Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc, Thành viên HĐQT Sunwah Gelafood - Bà Qi Ping đã giới thiệu hệ thống quản trị, phương thức vận hành của “Gian hàng nông sản Việt Nam”, hướng dẫn các nhà cung ứng Việt Nam tham gia gian hàng (quy trình, thủ tục, lịch trình...).
Bà Qi Ping cho biết: Hiện nay, phương thức thông quan của nghiệp vụ nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới chủ yếu bao gồm: BC (chế độ gửi trực tiếp), BBC (chế độ ngoại quan và các chế độ thông quan khác… Khoản đặt cọc khi gia nhập gian hàng với các loại hàng hoá: Thực phẩm, đồ ăn nhẹ, sản phẩm mẹ và bé, tổ yến, sản phẩm sức khỏe, dược phẩm hình thức đặt cọc sẽ không quá 20%. Đối với thủ tục thông quan theo mô hình TMĐT xuyên biên giới, tất cả các đơn đặt hàng phải được tính thuế đầy đủ và thuế suất chính đối với hàng hóa là 9,1%; giới hạn giao dịch một lần là 5.000 nhân dân tệ và giới hạn giao dịch cá nhân hàng năm là 26.000 nhân dân tệ. Với nguyên tắc quyết toán tài chính, thời gian thanh toán cho đơn hàng đầu tiên dự kiến mất 40 – 60 ngày làm việc.
Tổng giám đốc, Thành viên HĐQT Sunwah Gelafood - Bà Qi Ping giới thiệu hệ thống quản trị, phương thức vận hành của “Gian hàng nông sản Việt Nam”. |
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt nam xâm nhập hàng hóa vào thị trường Trung Quốc
Ông Vũ Anh Tuấn – Giám đốc công ty Yến Sào Đại Phát cho rằng: Tập đoàn Sunwah Gelafood cần nghiên cứu về hình thức như thời gian công nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hợp tác với Sunwah Gelafood. |
Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Anh Tuấn – Giám đốc công ty Yến Sào Đại Phát (một trong những đơn vị chính ngạch xuất nhập khẩu tại Trung Quốc) cho biết: Tập đoàn Sunwah Gelafood cần nghiên cứu về hình thức như thời gian công nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hợp tác với Sunwah Gelafood.
Qua đó, Tổng giám đốc Sunwah Jesse Choi lý giải: Các khoản đặt cọc của TMĐT Trung Quốc được tính theo quy định, điều đầu tiên Sunwah Jesse sẽ không thu quá 20% các khoản đặt cọc này cho bên cung ứng. Thông qua đó, chúng tôi sẽ xin được các sàn TMĐT giảm được chi phí đặt cọc, ngoài ra bên Sunwah sẽ không thu chi phí vận hành.
Tổng giám đốc Sunwah Jesse Choi lý giải: Các khoản đặt cọc của TMĐT Trung Quốc được tính theo quy định, điều đầu tiên Sunwah Jesse sẽ không thu quá 20% các khoản đặt cọc này cho bên cung ứng. |
“Đặc biệt, vấn đề về lần đầu tiên thanh toán, nếu bán hàng trên các sàn TMĐT như vậy thì chúng tôi mất 40 - 60 ngày thanh toán sau đó tiền mới thì phía Sunwash gửi lại cho nhà cung ứng. Nhưng đây chỉ là lần đầu tiên và sau đó chúng tôi sẽ tiến hành thanh toán hàng tuần và việc thanh toán sẽ nhanh hơn rất nhiều. TMĐT là một hình thức thương mại mới nên chúng tôi hi vọng các tập đoàn Việt Nam và Sunwah hãy thích nghi cùng nhau. Ngoài ra Sunwash đang cân nhắc để áp dụng các công cụ tài chính cho các gian hàng và hình thức mới này rất mong mọi người cùng cố gắng phát triển nó” - Ông Jesse Choi, Tổng giám đốc Sunwah nhấn mạnh. Đây không phải do yếu tố của Sunwah đưa ra mà đây là quy định của các sàn TMĐT tại Trung Quốc. Nếu các sản phẩm của mình tiêu thụ liên tục thì việc áp dụng thanh toán sẽ được áp dụng theo tuần.
Ông Đoàn Chí Tài - chủ cơ sở Yến Thiên Phú (Gia Lai). |
Đồng quan điểm, ông Đoàn Chí Tài - chủ cơ sở Yến Thiên Phú (Gia Lai) cho biết, sản phẩm yến sào hiện nay của công ty đang áp dụng hai hình thức đó là TMĐT và bán hàng thông thường…nhưng hình thức thương mại thông thường ở Trung Quốc đã phát triển rất lâu năm cạnh tranh nhiều. Vì thế, về phía công ty mong muốn thông qua các sàn TMĐT để bán được yến giá từ nhà cung cấp đến tận tay khách hàng của người Trung Quốc.
Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm xúc tiến nông nghiệp cho biết: "Chúng ta muốn tiếp tục khai phá thị trường Trung Quốc thì chúng ta phải đi theo ngạch TMĐT". |
Thông qua các sàn TMĐT các doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng theo hình thức thông thường, giới thiệu phương thức mới trên nền tảng, gian hàng TMĐT tại Trung Quốc sẽ kết nối với các sàn TMĐT nổi tiếng tại Trung Quốc với mục tiêu đưa đến người tiêu dùng Trung Quốc những sản phẩm nông sản đã qua chế biến của Việt Nam đầy đủ thông tin và chất lượng. Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp sẽ phối hợp với Tập đoàn Sunwah hỗ trợ các doanh nghiệp về tập huấn, đào tạo, tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. “Đây mới là bước khởi đầu. Chúng tôi sẽ tổ chức giới thiệu “Gian hàng này tại các vùng địa phương có thế mạnh để có thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc”. Ông Nguyễn Minh Tiến cho biết.
Đồng thời, Ông Jesse Choi - Tổng giám đốc Sunwah nhấn mạnh, bên Sunwah sẽ cử người sang Việt Nam khảo sát để lựa chọn xem những mặt hàng nào phù hợp nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc và đối với thương mại thông thường phải đóng gói, dán nhãn theo tiêu chuẩn Trung Quốc, nhưng đối với TMĐT không có yêu cầu về vấn đề này.
Các sản phẩm TMĐT của các nhà cung ứng có thể sử dụng bao bì của chính mình, đối với những sản phẩm đặc biệt như trầm hương, nhân sâm phía Trung Quốc sẽ có cách quản lý riêng. Đặc biệt, những sản phẩm đã gia công sẽ phù hợp với kinh doanh TMĐT và những sản phẩm tươi chưa phù hợp kinh doanh trên sàn TMĐT thì Trung Quốc sẽ có hình thức xuất khẩu thương mại thông thường. Việc phân chia trách nhiệm rủi ro hai bên cung ứng sẽ cùng phân chia cụ thể. Đối với những sản phẩm hàng tươi có tỷ lệ hư hỏng theo quy định thì nhà cung ứng phải chịu trách nhiệm.
Thương mại điện tử- mở ra cách tiếp cận mới cho doanh nghiệp Việt Nam
Kết luận hội nghị, Ông Nguyễn Minh Tiến chia sẻ: Về những cơ chế chính sách hỗ trợ đây là cách tiếp cận mới, chúng tôi mong muốn khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia có những vướng mắc thì phía Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp và tập đoàn Sunwha sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tập huấn, đào tạo, hay vấn đề tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật khi xâm nhập hàng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Ông Tiến cho rằng: Những doanh nghiệp có dư địa tiềm năng về thị trường Trung Quốc chúng ta sẽ có những nhóm sản phẩm khác nhau, có những sản phẩm có giá trị cao, có những sản phẩm còn hạn chế, tuy thế chúng ta cũng nên chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc, những mong muốn của doanh nghiệp Việt nhằm phát triển gian hàng nông sản Việt Nam dưới sự hỗ trợ phía tập đoàn Sunwha theo hướng tiếp cận mới. Do vậy cách tiếp cận này theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT cũng mong muốn chúng ta chủ động với xu thế thay đổi của người tiêu dùng Trung Quốc vì đây là thị trường tiêu thụ xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Do vậy chúng ta muốn tiếp tục khai phá thị trường Trung Quốc thì chúng ta phải đi theo ngạch TMĐT.
Hiện nay chúng ta mới chỉ bán được các tỉnh phía Nam của Trung Quốc như: Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam nhưng thị trường Trung Quốc là 1,4 tỷ dân, rất nhiều các tỉnh, thành phố ở trong nội địa như: Hà Nam, Thương Hải, Bắc Kinh và rất nhiều những địa phương khác dân số đông không kém gì Quảng Tây … Nhưng để khai phá được thị trường dư địa đó thì chúng ta phải thay đổi cách xúc tiến thương mại, phải thay đổi cách thức bán hàng.
Về phía Bộ NN & PTNT, Bộ Công thương hay các Bộ ngành khác, chúng tôi xác định Trung Quốc với 31 tỉnh, mỗi tỉnh mỗi địa phương phải có cách tiếp cận khác nhau.
Thị trường Trung Quốc là một thị trường khó tính, quy định chính phủ Trung Quốc có rất nhiều khắt khe, ngặt nghèo thậm chí còn hơn các nước khác. Nhưng vấn đề chúng ta bán được nông sản chúng ta tốt, giá cao trực tiếp với người tiêu dùng thì chúng ta phải thay đổi, phải tư duy nâng cấp, chuyển sang xu hướng tiếp cận mới đó là TMĐT.
Cùng với nỗ lực chung của hai bên, Trung tâm tư vấn xúc tiến nông nghiệp sẽ tiếp tục tham mưu những bước đột phá trong đổi mới hình thức bán hàng xuất khẩu nông sản Việt Nam thông qua sàn thương mại điện tử. Đồng thời, sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam.
Thực hiện: Thanh Hậu Ảnh: Quỳnh Thơ Đồ họa: Minh Vân. |