Đổi mới tư duy, nhận thức về kinh tế thị trường là điểm nhấn quan trọng, tạo nền tảng xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Cần chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tạo giá trị gia tăng hướng tới đáp ứng được nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người.
Đó là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Minh Hoan đưa ra tại chương trình gặp mặt đầu xuân Giáp Thìn 2024 với doanh nông và các kênh bán hàng sản phẩm OCOP nông sản Việt trên sàn TMĐT vào sáng 17/2.
Tại chương trình Bộ trưởng Lê Minh Hoan đưa ra ví dụ trong cuốn sách tư duy cộng đồng về tư duy kinh tế cộng đồng, trước tiên chúng ta cần xem lại định nghĩa kinh tế. Hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng ý cách giải thích sau: Kinh tế là việc sáng tạo giá trị, hoạt động kinh tế của con người là sáng tạo giá trị và thực hiện giá trị, đồng thời đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Khi tôi đọc cuốn sách kinh tế tư duy cộng đồng người ta lại đưa ra khái niệm tư duy cộng đồng, ngay cả chữ cộng đồng chúng ta còn chưa minh định được chữ cộng đồng là gì? Chúng ta cứ nghĩ nhiều người gom lại được gọi là cộng đồng”.
Qua đó Bộ trưởng lý giải: “Tư duy kinh tế cộng đồng gọi là doanh nghiệp cộng đồng, ngày xưa kinh tế chúng ta tập trung vào sản phẩm nâng cấp sản phẩm lên, nhưng hiện nay, người ta tập trung vào con người, cảm xúc của người tiêu dùng, hướng tới tinh thần, cảm xúc con người hơn là vật chất”… “Buôn bán đừng chăm bẵm lấy tiền của khách hàng mà lấy trái tim của khách hàng, cụ thể kinh tế cộng đồng lấy việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người là khởi đầu sáng tạo giá trị, lấy cộng đồng là phương tiện truyền tải tinh thần để thực hiện giá trị và lấy việc cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần con người là đích đến cuối cùng…”
Đồng thời, Bộ trưởng cũng đưa ra ví dụ về 4 nấc thang của kinh tế đó là: nguyên liệu thô – hàng hóa – dịch vụ - trải nghiệm. Nền kinh tế trải nghiệm được ví như nấc thang cuối cùng là sự trải nghiệm của khách hàng. Nền kinh tế trải nghiệm chạm vào cảm xúc con người, hơn nhu cầu tinh thần. Vậy thì bản thân sản phẩm do tinh thần hưởng thụ. Thật ra con người, bán thứ hữu hạn: hữu hạn về thời gian, hữu hạn về tiền, nhưng cái nền kinh tế trải nghiệm còn cái nữa là sự chú ý về thương hiệu, nhãn hiệu câu chuyện đó là sự thành công…
Tại sao bán ly cà phê giá trị chỉ có mấy xu, nhưng họ bán hàng tất cả thế giới từ 10 đô thành 100 đô. Tại sao mình bán trong nước được giá nhưng bán ra các tập đoàn lại cảm thấy ăn chẹt. Vậy thì mình có nâng mình lên được không?
Bộ trưởng mong rằng: Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp cần nâng lên được giá trị của mình làm sao nấc thang giá trị trong mỗi ngành hàng được cao lên, không chỉ tập trung ở phần thương mại mà cần chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế.
Có đắt hàng tôi mới trôi hàng bà” - Phải chăng thời đại này là bi kịch của những người sản xuất bởi vì sao - bởi vì có quá nhiều sản phẩm tương đồng để người tiêu dùng lựa chọn… Câu chuyện từ bao bì, cảm xúc gây ra ấn tượng người ta sẽ lựa chọn cái đó trước.
Hay ở siêu thị cách bố trí các mặt hàng cũng tạo sự khác biệt. Họ nói rằng mỗi siêu thị xây dựng chia ra tới đơn vị là mét vuông là bao nhiêu, thì sản phẩm mang lại cho siêu thị cao hơn. Họ cho rằng thương hiệu được người tiêu dùng mua nhiều thì sẽ ưu tiên cho sản phẩm đó. Nghĩa là mặt hàng đó đã phân biệt được doanh thu cho siêu thị đó… Cái nào bán nhiều sẽ đưa ra tầm mắt của khách hàng để người sản xuất biết rằng đây là lời cảnh báo phải thay đổi. Suy cho cùng, mọi cái đều là lợi ích kinh tế…
Nguyên lý kinh tế được Bộ trưởng lý giải: “Tại sao chai sữa uống được đóng trong bao zip là hình vuông, tại sao không phải là hình trụ, hình tròn – bởi vì nguyên lý tròn cầm dễ hơn, nhưng tại sao sữa là làm vuông vì sữa là những lại nước ép để trong không khí bảo quản lạnh để tiết kiệm năng lượng lạnh xếp vuông đỡ chiếm diện tích… dồn nén trong không gian lạnh… vì thế tối ưu hóa xếp hình vuông cho nó chặt hơn”…
Bộ trưởng đưa ra ví dụ tại Thái Lan, người Thái Lan đưa ra khái niệm ăn uống hạnh phúc, thực phẩm hạnh phúc, thực phẩm vui vẻ…chứ không còn chụp hình ảnh nữa, mà thay vào là những nét vẽ đồ họa hay hơn – nhằm phục vụ đời sống tinh thần.
Cũng sản phẩm đó, nhưng muốn bán cho ai, ví dụ những thuốc chữa bệnh cho người già nhưng mình quảng cáo cho người trẻ để mua biếu cho ông bà, bố mẹ. Ở bao bì ngoài đề chữ… kính tặng cha mẹ… Đó là câu chuyện, là thông điệp.
Cái đổi mới sáng tạo là không có giới hạn, ngoài ra trung tâm Hoàng Quốc Việt là trung tâm đổi mới sáng tạo ngành hàng Việt Nam như thế nào, chúng ta không còn là nơi bán hàng cho bà con nữa, đó là cách nhìn khác về tư duy kinh tế nông nghiệp. Sản phẩm OCOP không phải là một sản phẩm mà mục tiêu của OCOP là đào tạo những doanh nhân làm OCOP 5 năm nữa người ta trở thành doanh nhân sau này, từ HTX, những bạn trẻ khởi nghiệp, đó là việc quan trọng hơn làm OCOP gắn sao. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nêu thực tế tại Ứng Hòa – Huyện ủy đưa ra nghị quyết những người già đi làm công nghiệp còn người trẻ làm nông nghiệp, cái gì không thay đổi được thì chúng ta thay đổi. Giới trẻ đi ra ngoài làm... tại sao mình không tạo ra không gian kinh tế nông nghiệp đó là thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế. Khi chúng ta thay đổi thì nó mới thay đổi.
Phát biểu tại chương trình ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam cho biết: Để thực hiện, chấp nhận thay đổi các nền tảng thì TikTok đã thực hiện nhiều contend dài chỉ với dung lượng 1 phút mà TikTok đã chấp nhận thay đổi các nền tảng đưa nội dung dài truyền cảm xúc cho người dùng. Sau đấy hashtag chính cho TikTok sau một năm đã tăng chiếm 500 triệu lượt xem trong một ngày.
Anh Phan Minh Thức - đại diện Ba Thức Food
Qua đó, Anh Phan Minh Thức - đại diện Ba Thức Food chia sẻ kiến thức về việc bán hàng trên nền tảng online, cốt lõi trong xây dựng doanh nghiệp của Ba Thức Food dựa trên những yếu tố, đầu tiên Ba Thức Food phân biệt rõ triển khai được viêc bán hàng trên nền tảng online cần có gì cần thiết. Vì thế khi Ba Thức Food cùng đồng hành với nền tảng TikTok bán hàng thì hầu như các sản phẩm của bà con đều bị vướng về mặt nhận diện logo, bao bì, chưa có sự chỉn chu, về mặt truyền thông cũng chưa có thông điệp chính về sản phẩm. Nhưng quay ngược lại bản thân của việc bán hàng online cần phải set up sản phẩm tạo ra được câu chuyện truyền thông đưa thông điệp của mình trên nền tảng online, thì người dùng bắt đầu biết đến và tiếp cận đón nhận được sản phẩm của mình so với việc mình có sản phẩm rồi nhăm nhe tập trung vào câu chuyện bán hàng.
Cuối cùng tại chương trình Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: “Ngành nông nghiệp còn quá nhiều dư địa để chúng ta làm, còn miền giá trị mà ai cũng có thể khai thác, mỗi một cá thể thay đổi tất cả thay đổi tạo ra sản phẩm thăng hoa, làm nông nghiệp không hẳn là đi xuống ruộng đồng chúng ta làm. Chúng ta phải tư duy lại kinh tế nông nghiệp. |
Thanh Hậu Đồ họa: Quỳnh Anh |