Longform
00:00 | 13/07/2023
Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

00:00 | 13/07/2023

Với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, giúp nông dân có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế bền vững, có chiều sâu, nhiều đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đang thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, với điểm tựa từ các HTX, tổ hợp tác.
Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, giúp nông dân có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế bền vững, có chiều sâu, nhiều đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đang thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, với điểm tựa từ các HTX, tổ hợp tác.

Hiệu quả từ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, việc liên kết HTX trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Với nhu cầu phát triển của thị trường mô hình HTX liên kết trong những năm gần đây phát triển với những định hướng bền vững, phát huy được hiệu quả sản xuất kinh tế, tạo ra nhiều khu sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn, vùng nguyên liệu dồi dào, khắc phục được những tồn tại mà HTX trước đây với quy mô phát triển nhỏ lẻ, manh mún.

Ngay tại địa bàn xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, HTX sản xuất tinh bột nghệ và tinh dầu Bà Bé do anh Phùng Đắc Dũng làm giám đốc. Người đầu tiên tại Hà Nội sáng tạo ra được hương thơm tinh dầu mùi già thoang thoảng vị hương thơm “đồng nội” mùi hương tỏa ra thơm ngát, ấm áp, tinh khiết, nhẹ nhàng đậm nét truyền thống xưa.

Mô hình kinh tế do HTX quy hoạch được vùng sản xuất nguyên liệu tại sông Đuống, xã Lệ Chi và liên kết với bà con trong thôn thu mua tại vùng.

Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị
Mô hình liên kết sản xuất trà dược liệu Cà gai leo của ông Phan Trung Kiên huyện Chương Mỹ.

Ông Phùng Đắc Dũng – Giám đốc HTX cho biết: “Ban đầu, để có đủ nguyên liệu sản xuất, hợp tác xã phải đi vận động bà con trồng cây mùi. Hiện cứ vào dịp gần Tết cuối năm, mỗi ngày, hợp tác xã thu mua 2 tấn mùi già của các hộ dân để chưng cất tinh dầu. Nông dân sản xuất theo kế hoạch nên làm ra đến đâu được thu mua đến đấy với mức giá ổn định. Còn bản thân HTX có vùng nguyên liệu ổn định, tập trung sản xuất cho ra thị trường sản phẩm hiệu quả, chất lượng.

Đến nay, hợp tác xã đang hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Để xây dựng thương hiệu cho Hợp tác xã, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, ngay từ đầu HTX tinh bột nghệ và tinh dầu bà Bé đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các thành viên trong khu nuôi trồng theo tiêu chuẩn chất lượng an toàn.

Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị

Tương tự, HTX Sản xuất rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý, bà Đặng Thị Cuối làm giám đốc ở xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) từ nhiều năm qua đã chứng minh được giá trị của việc liên kết chuỗi với các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội tạo được sự ổn định trong đầu ra của rau sạch sản xuất theo hướng hữu cơ.

Bà Đặng Thị Cuối chia sẻ: “Trong nhiều năm qua thương hiệu rau hữu cơ của HTX Cuối Quý đã nổi tiếng khắp trong ngoài, thành phố Hà Nội. Việc liên kết để với các hệ thống thực phẩm, trường học, siêu thị… ngay trên địa bàn Hà Nội để tiêu thụ sản phẩm là một phương án hoàn toàn mang lại thu nhập cao cho HTX.

Việc sản xuất nông nghiệp gắn với liên kết tác nhân theo chuỗi, đã và đang đóng góp hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân ổn định cuộc sống.

Ưu tiên phát triển

các mô hình liên kết theo chuỗi

Trong xu thế hội nhập nông dân thời 4.0, không chỉ tạo ra được sản phẩm mà còn phải bán được sản phẩm mình tạo ra và phải bán được giá. Vì thế việc liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối tiêu thụ nông sản được quan tâm hơn cả.

Những năm qua, Hà Nội ưu tiên phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố. Trên địa bàn Hà Nội, nhiều mô hình liên kết chuỗi được xây dựng thành công, phát triển các chuỗi nông sản chủ lực như lúa gạo, rau màu, hoa, bưởi, dược liệu,… hoạt động hiệu quả, tạo được bước chuyển biến tích cực cho nông nghiệp.

Có thể kể đến chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm gạo chất lượng cao Khu Cháy của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết (huyện Ứng Hòa); Chuỗi rau của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ), hay một số chuỗi liên kết chăn nuôi hoạt động hiệu quả sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm của Hợp tác xã thỏ Việt – Nhật, Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) hữu cơ Đồng Phú, chuỗi tiêu thụ sản phẩm trứng gà, lấy thương hiệu trứng sạch Tiên Viên (huyện Chương Mỹ), Hợp tác xã Chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tâm (huyện Quốc Oai)… với phần lớn sản lượng được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị lớn (như Big C, Tmart, Coop Mart, Metro, AEON…)

Đặc biệt, thành phố cũng xây dựng và duy trì 2 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo Japonica thông qua phát triển chuỗi giá trị giữa Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu GreenPath Việt Nam, Công ty Bảo Minh; Hay Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết, huyện Ứng Hòa (đảm nhận khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ)…

Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị
Cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối tiêu thụ nông sản, đang trở thành hướng đi mới giúp người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, tạo vị thế và nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, Hà Nội đã xây dựng được 141 chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, trong đó có 59 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật, 82 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

Việc xây dựng và liên kết các sản phẩm nông sản từ khâu sản xuất đến tiêu thụ đã giúp nông nghiệp Hà Nội phát triển bền vững, nâng cao được hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên để phát huy được những tiềm năng vốn có, nông nghiệp thực sự là bệ đỡ của kinh tế thì bản thân mỗi HTX, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước về vùng nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hành lang pháp lý…

Đặc biệt là sự liên kết của 4 nhà: nhà nông dân – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nước cần có sự tương tác, hỗ trợ nhau thực sự hiệu quả từ từng bước để bản thân mỗi HTX, doanh nghiệp phát huy được tối đa khả năng của mình.

Định hướng phát triển kinh tế nông thôn của Hà Nội trong giai đoạn 2021 - 2025 xác định sẽ ưu tiên xây dựng những mô hình sản xuất hàng hóa chất lượng, an toàn thực phẩm và đặc biệt là tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực. Để đạt được mục tiêu trên, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các HTX.

Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị
Mô hình trồng nho Hạ đen tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị
Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị Hà Nội: Phát huy vai trò hợp tác xã trong liên kết chuỗi giá trị
Việc xây dựng và liên kết các sản phẩm nông sản từ khâu sản xuất đến tiêu thụ đã giúp nông nghiệp Hà Nội phát triển bền vững, nâng cao được hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

THANH HẬU

(Bài viết có sự phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội)

Thanh Hậu

Tin khác

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 6/13 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM); 109/148 xã đạt chuẩn NTM (73,6%).
Bừng sáng nông thôn mới nơi miền đất khó

Bừng sáng nông thôn mới nơi miền đất khó

LNV - Huyện Bù Đăng có xuất phát điểm thấp khi tiến hành xây dựng nông thôn mới. Nhưng người dân ở đây rất đồng tình ủng hộ phong trào xây dựng nông mới nên đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã có 13/15 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn NTM

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn NTM

LNV - Ngày 1/10, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về dự và phát biểu chỉ đạo.
Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới

Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Cùng với phát triển kinh tế, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa là vấn đề được đặt ra trong suốt quá trình Hà Nội triển khai xây dựng nông thôn mới.
Bình Định phấn đấu đến năm 2025 có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Bình Định phấn đấu đến năm 2025 có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Bình Định chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025.
Bình Phước: Phước Tín phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Bình Phước: Phước Tín phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Phước Tín, thị xã Phước Long là một trong 2 xã đầu tiên của tỉnh Bình Phước được chọn đầu tư về đích nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2024. Đây là điều kiện, tiền đề để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cơ sở và nhiều chỉ tiêu, tiêu chí quan trọng khác. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân cũng như vị thế, diện mạo địa phương vươn lên tầm cao mới.
Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá

Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá

LNV - Trong những năm qua, cùng với xây dưng nông thôn mới (XDNTM), các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa đã được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực. Nhiều nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng, tạo không gian cho người dân tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
Bình Định: Xã Ân Hữu đạt chuẩn nông thôn mới

Bình Định: Xã Ân Hữu đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - UBND huyện Hoài Ân vừa tổ chức Lễ công bố công nhận xã Ân Hữu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

LNV - Để đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ này đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP

Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP

LNV - Làng nghề truyền thống không chỉ là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới.
Xã Nhơn Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Nhơn Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của toàn thể Nhân dân, đưa xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn về đích NTM nâng cao năm 2023.
Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng

Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng

LNV - Đến nay, huyện Hải Lăng có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Đóng góp vào kết quả chung đó, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò rất quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo ra sự thay đổi diện mạo nông thôn tại các địa phương.
Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

LNV - Những năm qua, huyện Phù Yên tập trung triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương theo hướng bền vững.
Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Bằng nhiều cách làm sáng tạo, phong trào “Dân vận khéo” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai sâu rộng, tạo sự lan tỏa và thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao

Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao

LNV - Xã Sơn Đà, huyện Ba Vì (Hà Nội) đang trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Tốc độ đô thị hóa tại địa phương diễn ra nhanh chóng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng cao. Trong kết quả ấy có phần đóng góp rất tích cực của cán bộ và nhân dân địa phương, các hộ gia đình làm kinh tế giỏi với sự ủng hộ tích cực sức người, sức của cho quá trình xây dựng xã nông thôn mới.
Xem thêm