Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố: Thay đổi căn bản khu vực nông thôn Thủ đô

LNV - Trong suốt chặng đường 95 năm kể từ khi Đảng bộ thành phố Hà Nội được thành lập (17/3/1930 - 17/3/2025), Thành ủy Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Đặc biệt, từ năm 2008, khi Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Kết quả đạt được thời gian qua đã làm thay đổi căn bản khu vực nông thôn Thủ đô, đưa Hà Nội cán đích mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố năm 2024.

Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố: Thay đổi căn bản khu vực nông thôn Thủ đô

Mô hình nông nghiệp đô thị ở huyện Sóc Sơn.

Sự quan tâm đặc biệt từ Thành ủy

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 5-8-2008 Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Thành ủy Hà Nội đã xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt.

Vì vậy, từ Đại hội XV Đảng bộ thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2010-2015) đến Đại hội XVI (nhiệm kỳ 2015-2020), Ban Thường vụ Thành ủy xác định “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” là nhiệm vụ quan trọng và được xây dựng thành một trong những chương trình công tác lớn, trọng tâm của toàn khóa đó là Chương trình số 02-CTr/TU.

Bước sang Đại hội XVII (nhiệm kỳ 2020-2025), Thành ủy Hà Nội ban hành 10 Chương trình công tác toàn khóa, trong đó vấn đề “tam nông” tiếp tục được đặt ra trong Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”.

Để chỉ đạo thực hiện, trong cả 3 giai đoạn trên, Thành ủy Hà Nội đều thành lập Ban Chỉ đạo chương trình do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy làm Trưởng ban Chỉ đạo (từ tháng 12-2024, chương trình do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban).

Ban Chỉ đạo chương trình đã duy trì nền nếp, thực hiện nghiêm túc việc giao ban định kỳ hằng quý; thành lập các đoàn và tổ chức nhiều đợt kiểm tra công tác triển khai thực hiện tại các địa phương. Cùng với đó, các sở, ban, ngành thành phố căn cứ chỉ đạo của Thành ủy đã tập trung chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch hằng năm, bám sát cơ sở để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Xác định công tác tuyên truyền để người dân hiểu và đồng thuận là nhiệm vụ hàng đầu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, ngay sau khi Trung ương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông của thành phố chủ động, tích cực, tập trung tuyên truyền sâu, rộng chương trình của Trung ương và Thành ủy về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới đến các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Thông qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Từ chỗ cho rằng “xây dựng nông thôn là một dự án của Nhà nước”, người dân đã hiểu “xây dựng nông thôn mới bằng nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực trong dân là chủ yếu”, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Hằng năm, thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, từ huyện, thị xã, cho tới lãnh đạo các xã, thôn...

Đặc biệt, trong suốt những năm qua, thành phố luôn quan tâm, bố trí nguồn lực lớn cho phát triển nông thôn ngay cả trong những thời điểm khó khăn về nguồn vốn. Kết quả, giai đoạn 2010-2024, Hà Nội đã huy động được hơn 183.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới. Trong đó, giai đoạn 2010-2020, Hà Nội huy động được gần 97.000 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2024 là hơn 86.800 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước là 4.012,7 tỷ đồng, chiếm 4,6%.

Từ thực tiễn, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải cho biết, những năm qua, từ sự đồng thuận của người dân, Đan Phượng đã thu hút được nguồn lực lớn xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020, nhân dân đã sôi nổi hiến đất, góp công để xây dựng các tuyến đường ngõ xóm và giao thông nội đồng, thực hiện phong trào xây dựng “đường có hoa, nhà có số, phố có tên”. Đến giai đoạn 2021-2025, nhân dân tiếp tục xã hội hóa để thực hiện phong trào sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, làng quê văn minh, hiện đại…

Hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố

Có thể thấy, qua thực hiện các chương trình của Thành ủy Hà Nội từ năm 2011 đến nay đã mang đến những đổi thay căn bản cho khu vực nông thôn Hà Nội. Điều mà ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy đó là cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn đã được đầu tư đồng bộ, khang trang từ giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa đến sản xuất, thu nhập, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.

Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2011 đến nay, các tuyến đường trục xã, trục thôn, ngõ xóm, đường nội đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội được đầu tư xây dựng đồng bộ với chiều rộng nền đường đạt chuẩn theo quy định. Các xã thường xuyên phát động nhân dân, các tổ chức đoàn thể tham gia phong trào làm vệ sinh môi trường các tuyến đường; vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường ngõ xóm, tự tháo dỡ công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông. Hơn 82 nghìn ki lô mét đường liên xã, gần 140 nghìn ki lô mét đường thôn, liên thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa; các tuyến đường ngõ, xóm được cứng hóa, giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn…

Những năm qua, với sự quan tâm và đầu tư của các cấp, các ngành, quy mô giáo dục tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển; mạng lưới trường, lớp khu vực nông thôn Hà Nội được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường, cơ bản từng bước được chuẩn hóa và hiện đại. Đến hết năm 2024, khu vực nông thôn có 1.332 trường học 3 cấp: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (chiếm 85,9% tổng số trường) đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên.

Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao của nhân dân, đến nay, Hà Nội có 64/382 xã trên địa bàn thành phố có trung tâm văn hóa thể thao xã; 318 xã còn lại đã hoàn thành quy hoạch trung tâm văn hóa, thể thao xã và đều có hội trường đa năng. Hà Nội cũng có 2.362/2.362 thôn có nhà văn hóa, khu thể thao, đạt 100%.

Từ thành tựu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2024, trên địa bàn khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội không có nhà tạm, dột nát. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội đến hết năm 2024 đạt 73,8 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 5,3 lần so với năm 2010. Với những giải pháp thiết thực của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, đến hết năm 2024, thành phố không còn hộ nghèo.

Tính lũy kế đến nay, thành phố đã có 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 229 (chiếm 59,9%) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 109 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (chiếm 28,5%); 5 huyện được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Theo ông Nguyễn Xuân Đại, từ những kết quả đạt được, ngày 28-2 vừa qua, UBND thành phố đã có Tờ trình Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị thẩm định, xét, công nhận Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố năm 2024. Kết quả này là vinh dự, tự hào rất lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô, mang đến sự thay đổi căn bản, toàn diện cho khu vực nông thôn Hà Nội theo hướng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày một tốt hơn.

Nguyễn Mai

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

LNV - Sau nhiều năm với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, kết quả xây dựng NTM tại Quảng Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do một số xã phải sáp nhập với xã khó khăn hơn hoặc có ít tiêu chí đạt nên việc xây dựng NTM đã gặp không ít khó khăn.
Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

LNV - Hơn 2 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Lay Nưa, TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lay Nưa không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương với phương châm “xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc”
Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

LNV - Nằm cách Đà Nẵng hơn 45km về phía tây theo Quốc lộ 14G, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian trong lành của núi rừng vùng cao xứ Quảng. Tại đây, Nông trường chè Quyết Thắng (nay là Công ty Cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam) trải rộng như một thảo nguyên xanh ngút ngàn, mang đến một khung cảnh thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những công nhân lành nghề trồng chè, hái chè, chế biến chè – một trải nghiệm thú vị giúp hiểu hơn về quy trình tạo ra những tách trà thơm ngon.

Tin khác

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 8/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, trong những năm qua, xã Phước Lộc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tiến bước về đích NTM nâng cao.
Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

LNV - Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

LNV - Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc huyện Can Lộc, (Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong thời gian qua, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao đã tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu bằng nhiều công trình và phần việc cụ thể, thiết thực. Những đóng góp này không chỉ giúp chính quyền và người dân địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM mà còn góp phần đưa quê hương ngày càng phát triển giàu đẹp.
Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

LNV - Dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh đã hồi sinh một dòng sông chết, ô nhiễm trong nhiều năm trở nên thông thoáng, xanh mát và mở ra không gian phát triển đô thị mới cho thành phố Quy Nhơn – đô thị ven sông, kết nối các khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch.
Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022, xã Nhơn Hải đăng ký xây dựng NTM kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn.
Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Bến Tre là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nông nghiệp nông thôn. Đến năm 2025, tỉnh Bến Tre hướng tới phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hành chính và dịch vụ công.
TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị

TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị

LNV - Được xem là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ của tỉnh, để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, TP. Buôn Ma Thuột đã tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, nông nghiệp chất lượng cao.
Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, phấn đấu không còn xã dưới 15 tiêu chí, các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đi liền với đô thị văn minh.
Yên Bái: Huyện Trấn Yên có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao

Yên Bái: Huyện Trấn Yên có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện Trấn Yên đã huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, cùng với sự nỗ lực, đồng thuận và phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong việc thực hiện xây dựng NTM. Hết năm 2024, huyện Trấn Yên có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu và NTM nâng cao.
Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định phát động phong trào thi đua năm 2025 với chủ đề “Thi đua đổi mới sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc”.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh nhữ
50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắ
Giao diện di động