Hà Nội đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm
Thực tế, Hà Nội tự sản xuất, cung ứng được 30-65% nhu cầu về nông sản nên mong muốn các tỉnh, thành phố phối hợp triển khai kế hoạch phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; triển khai kết nối cung - cầu nông sản, giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản, thực phẩm theo tiêu chuẩn đưa vào các kênh phân phối trên địa bàn thành phố.
Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa Hoàng Viết Chọn cho biết, Thanh Hóa có lượng nông sản, thực phẩm lớn, đạt 1,5 triệu tấn/năm và 200-250 nghìn tấn gạo để trao đổi với các địa phương ngoại tỉnh, trong đó có Hà Nội. Thanh Hóa cũng đã có 20 sản phẩm được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Từ đầu năm 2021 đến nay, Thanh Hóa có 45 doanh nghiệp tham gia cung ứng nông sản cho thị trường Hà Nội như: Công ty Thanh Hương, Công ty Thiên Trường 36, Công ty Sao Khuê… với các sản phẩm nước mắm, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả các loại. Tuy nhiên, mỗi tháng, Thanh Hóa mới có 10-15 tấn nông sản đưa ra thị trường Hà Nội...
Nông sản an toàn của các tỉnh được đưa về bán tại cửa hàng tiện ích trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội). Ảnh: Trung Kiên
Trong khi đó, theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang Lê Hữu Toàn, sản phẩm nông sản của Kiên Giang mới tiêu thụ chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, thị trường Hà Nội còn khiêm tốn. Hiện tỉnh Kiên Giang có hơn 600ha ruộng được chứng nhận hữu cơ, sản phẩm đã xuất khẩu tới một số quốc gia. Kiên Giang cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp, địa phương đầu tư, kết nối tiêu thụ với thị trường Hà Nội để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm...
Đánh giá về hiệu quả của chương trình phối hợp kết nối tiêu thụ nông sản giữa Hà Nội và các tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, trong 10 tháng năm 2021, các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm của Hà Nội đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ lượng hàng hóa từ các tỉnh, thành phố với khối lượng hơn 220.000 tấn. Nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương cũng được kết nối, đưa vào tiêu thụ tại 35 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô. Hà Nội sẵn sàng phối hợp kết nối nông sản của các tỉnh, thành phố trên cả nước với các kênh siêu thị nước ngoài như: MM Mega Market, Big C, Aeon Mall... đồng thời, quảng bá nông sản, thực phẩm an toàn trên 600 trang website thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử để đẩy mạnh xuất khẩu.
Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ quảng bá, kết nối - tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn các tỉnh, thành phố tại thị trường Hà Nội, thành phố sẽ nghiên cứu, triển khai các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố...
Tăng cường trao đổi thông tin
Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn và giàu tiềm năng, song để nông sản, thực phẩm của các tỉnh, thành phố đưa về tiêu thụ với số lượng lớn và bảo đảm an toàn thực phẩm. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam, các địa phương và Hà Nội cần có sự liên kết, hỗ trợ bằng nhiều hình thức để tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh giao thương ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Về vấn đề này, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, Hà Nội cần hỗ trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh của các tỉnh thông qua chương trình xúc tiến thương mại trực tuyến, kết nối cung - cầu trên nền tảng kỹ thuật số để nắm rõ thông tin cung - cầu các bên...
Để tăng cường kết nối giao thương nông, lâm, thủy sản trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, các tỉnh, thành phố cần tiếp tục rà soát sản phẩm đặc sản có thế mạnh vùng miền, gắn kết tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng với thị trường, phù hợp nhu cầu thị hiếu, cân đối cung - cầu trên thị trường, tránh việc sản xuất cung vượt cầu; đặc biệt, các địa phương cần tập trung nâng cao giá trị sản phẩm...
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, việc kết nối nông sản, thực phẩm từ các tỉnh, thành phố đưa về Hà Nội tiêu thụ nhằm giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, các địa phương cần chỉ đạo các đầu mối cung ứng cung cấp thông tin cụ thể về số lượng hàng hóa nhằm tránh bị động. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố cần coi trọng chất lượng nông sản, quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cung ứng cho thị trường Hà Nội. Trong đó, chất lượng cần được coi là yếu tố quyết định việc ký kết hợp đồng và hợp tác lâu dài, mang lại lợi ích cao nhất cho các bên tham gia...
Theo Quỳnh Dung
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP