Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Hà Nam: Xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Hà Nam là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, ngành nghề nông thôn phát triển. Bên cạnh các giá trị kinh tế, sự phát triển của làng nghề cũng kéo theo nhiều nỗi lo, thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Toàn tỉnh Hà Nam hiện có 58/65 làng nghề được công nhận đang hoạt động, bao gồm 32 làng nghề truyền thống, 26 làng nghề. Mỗi năm, các làng nghề đạt tổng doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho trên 13.000 lao động với mức thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng. Trong số các làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động, có những làng nghề đã từng là điểm nóng về ô nhiễm môi trường, như làng nghề truyền thống sừng mỹ nghệ Đô Hai, làng nghề truyền thống dũa Đại Phu (Bình Lục); làng nghề truyền thống trống Đọi Tam, làng nghề thôn Yên Mỹ, làng nghề truyền thống dệt Nha Xá (Duy Tiên); làng nghề truyền thống Nhật Tân (Kim Bảng); làng nghề dệt Đại Hoàng (Lý Nhân)…

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi, rác thải, nước thải từ các làng nghề, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương quan tâm xử lý vấn đề này. Theo đó, tại các địa phương có làng nghề, vấn đề xử lý nước thải, rác thải làng nghề đã được quan tâm triển khai và có nhiều chuyển biến tích cực. Chẳng hạn như tại làng nghề truyền thống sừng mỹ nghệ Đô Hai, xã An Lão (Bình Lục), trước đây bụi bẩn, rác thải rắn từ chế tác sừng thường được các hộ làm nghề xả thẳng ra môi trường, ra ao, vườn, ngõ xóm gây ô nhiễm nguồn nước, không khí. Thực hiện sự chỉ đạo hướng dẫn của chính quyền địa phương, những năm gần đây, các hộ làm nghề tại thôn Đô Hai đã có phương án xử lý chất thải, bụi sừng bằng phương pháp xây dựng hệ thống lò chứa. Toàn bộ bụi, chất thải từ quá trình chế tác sừng sẽ được máy hút ra lò chứa. Các hộ làm nghề sử dụng chất thải này để ủ làm phân bón cho cây trồng hoặc bán cho các hộ trồng rau, cây cảnh trong và ngoài tỉnh.


Gia đình anh Phạm Hồng Hà, thôn Đô Hai, xã An Lão, Bình Lục đã đầu tư, ứng dụng hệ thống hút bụi vào lò chứa để bảo đảm vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Văn Biển, Phó Chủ tịch UBND xã An Lão cho biết: Làng nghề hiện có gần 100 hộ tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ sừng. Do đó, lượng chất thải, bột sừng xả ra trong quá trình chế tác là rất lớn. Nhờ phương pháp hút rác thải vào lò chứa được các hộ ứng dụng rộng rãi, tình trạng bụi rác thải ra môi trường đã giảm đáng kể, không còn tình trạng vườn cây, đường sá bị phủ trắng bụi sừng như những năm trước đây. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đã được các cơ sở sản xuất nhận thức đầy đủ hơn.

Còn tại làng nghề truyền thống dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam (thị xã Duy Tiên), do chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do làm nghề, nhiều hộ trong thôn đã nghiên cứu, học hỏi, ứng dụng phương pháp xử lý nước thải tại gia đình, cơ sở sản xuất. Từ đó, đã khắc phục phần nào mức độ ô nhiễm môi trường nước do nước thải gây ra.

Ông Lê Thanh Sơn, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh lụa tơ tằm Sơn Thúy, thôn Nha Xá cho biết: Ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời nhận được sự quan tâm hỗ trợ, động viên của chính quyền địa phương và các phòng, ban chức năng của thị xã, gia đình tôi đã tìm hiểu, dành nguồn kinh phí khoảng 800 triệu đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, không xả trực tiếp nước thải ra môi trường.

Được biết, trên địa bàn thị xã Duy Tiên hiện có 9 làng nghề, làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho gần 2.300 lao động. Thời gian qua, UBND thị xã đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn chú trọng công tác bảo vệ môi trường, xử lý triệt để chất thải, rác thải làng nghề; chỉ đạo phòng tài nguyên và môi trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của các làng nghề và hộ sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn các chủ hộ sản xuất viết cam kết bảo vệ môi trường và những biện pháp xử lý đối với những làng nghề có chất thải độc hại để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Cùng với đó, hướng dẫn các xã, phường có làng nghề xây dựng phương án bảo vệ môi trường làng nghề trình UBND thị xã phê duyệt. Đến nay, thị xã đã có làng nghề thôn Yên Mỹ (xã Chuyên Ngoại) và làng nghề truyền thống dệt Nha Xá (xã Mộc Nam) xây dựng phương án bảo vệ môi trường làng nghề. Ngoài ra, hầu hết các làng nghề trên địa bàn thị xã đã thành lập tổ thu gom rác thải, tổ tự quản về bảo vệ môi trường thực hiện tập kết và vận chuyển rác thải nói chung, rác thải làng nghề nói riêng về nơi xử lý rác tập trung, không để xảy ra ô nhiễm môi trường.

Ông Bùi Xuân Phương, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã cho biết: Hướng tới xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí về môi trường, chất lượng môi trường sống trong nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, trong thời gian tới, Phòng Kinh tế thị xã sẽ tiếp tục tham mưu với UBND thị xã chỉ đạo các xã có làng nghề triển khai xây dựng phương án bảo vệ môi trường làng nghề trình UBND thị xã phê duyệt. Cùng với đó, tham mưu với UBND thị xã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất làng nghề gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích các hộ, cơ sở sản xuất đầu tư cơ sở vật chất, dây chuyền thiết bị, công nghệ mới bảo đảm vệ sinh môi trường.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến nay, toàn tỉnh có 13/58 làng nghề đã có phương án bảo vệ môi trường được UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt. Toàn tỉnh mới có 1/58 làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đó là làng nghề truyền thống dệt nhuộm Đại Hoàng. Để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình làm nghề, tại các làng nghề đã thành lập tổ thu gom, vận chuyển rác thải về các điểm tập kết trên địa bàn để vận chuyển về các nhà máy xử lý theo quy định. Một số chất thải rắn khác, như đầu mẩu gỗ, tre, nứa… từ các làng nghề mộc, thủ công mỹ nghệ được các hộ thu gom tái sử dụng làm chất đốt.

Để duy trì, phát triển làng nghề một cách bền vững, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá các tiêu chí làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định của Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đồng thời, xây dựng và triển khai phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bảo đảm đến hết năm 2024, các làng nghề trên địa bàn tỉnh đều hoàn thành việc xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường.

Nguyễn Oanh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

LNV - Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”, sáng 9/4 Nhóm thiện nguyện Tây Đô đã hỗ trợ nước uống và nước sinh hoạt cho bà con tại ấp Cù Lao Thuận Đông, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi  hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam

Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam

LNV - Sáng 5/4, tại Hà Nội, Chi hội Viên nén (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam), Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam và Tổ chức Forest Trends tổ chức Tọa đàm Vai trò của viên nén trong chuyển đổi nhiên liệu nồi hơi – Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam. Tọa đàm nhằm góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi nguồn nhiêu liệu phát thải cao như than đá, dầu sang sử dụng viên nén gỗ có mức phát thải thấp tại các cơ sở sản xuất nhỏ sử dụng hệ nồi hơi.
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

LNV - Nhân Ngày nước Thế giới (22/3), sáng 22/3/2024 tại Viện khoa học và công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) phối hợp với Hội Hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích (JAIMA) và các đơn vị hữu quan tổ chức Hội thảo khoa học: "Chất lượng nước- những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng".
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Trước thực trạng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) và nhất là khu vực các xã Minh Châu, Tản Lĩnh, Vân Hoà, Yên Bài là nơi đàn bò sữa phát triển mạnh. Người dân xử lý bằng hầm Biogas và các biện pháp thủ công khác không xuể, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống của người dân.
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai

LNV - Hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn, sáng 11/03/2024, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội (HAVIFA) phối hợp cùng với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị.
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán

Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán

LNV - Để phát triển làng nghề bền vững, bảo vệ làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội không bị ô nhiễm đang là vấn đề được quan tâm.

Tin khác

Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững

Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững

LNV - Với những thành tựu nổi bật về phát triển bền vững, Vinamilk liên tục ghi tên qua hàng loạt giải thưởng danh giá trong lĩnh vực này
Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để

Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để

LNV - Những ngày cuối năm, tình trạng xả rác, khí, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội lại tăng mạnh, khiến môi trường sống của người dân thêm ô nhiễm.
Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường

Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường

LNV - Ngày 27.12 tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường”.
Bảo vệ môi trường làng nghề

Bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặc dù vậy, sự phát triển “nóng” trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của làng nghề.
Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một vấn đề quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

LNV - Làng đúc Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng là vùng đất từng nổi tiếng từ trăm năm trước bởi nghề đúc gang truyền thống. Trải qua nhiều thập kỷ với bao thăng trầm, nay làng đúc Mỹ Đồng vẫn duy trì được những giá trị tinh hoa truyền thống và đang là một trong những lá cờ đầu trong phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên. Năm 2007 được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định công nhận "Làng nghề đúc - cơ khí truyền thống". Năm 2014, UBND Thành phố trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề truyền thống " cho cụ Nguyễn Văn Soái.
Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá hiện có 86 hộ cá thể, doanh nghiệp đang hoạt động đã thu hút, di dời các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tại làng nghề Mẫn Xá và một số làng nghề trong khu vực vào khu sản xuất tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

LNV - Đến xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội) không khó để thấy được những con đường sạch sẽ, cây hoa khoe sắc, thùng rác công cộng ở nhiều nơi…
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

LNV - Nhiều năm trở lại đây, người dân ở một số xã có làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn phải "sống chung" với ô nhiễm môi trường. Thực tế, các cấp chính quyền đã đầu tư kinh phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nhưng do sản xuất làng nghề nhỏ lẻ, một bộ phận người dân thiếu ý thức chấp hành quy định pháp luật về môi trường nên hành vi xả rác, nước thải chưa qua xử lý vẫn diễn ra hằng ngày...
Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

LNV – Với hai làng nghề làm cơ khí và điêu khắc tượng gỗ, xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) từng là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm. Nhưng nhờ nỗ lực của người dân và chính quyền các cấp, môi trường làng nghề ở Thanh Thùy được cải thiện và có nhiều thay đổi, tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững.
Đẩy mạnh dự án “Cánh rừng Net Zero”, Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25 ha rừng ngập mặn Cà Mau

Đẩy mạnh dự án “Cánh rừng Net Zero”, Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25 ha rừng ngập mặn Cà Mau

LNV - Ngày 18 8 2023, tại Cà Mau, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VINAMILK) đồng hành cùng Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã khởi động chương trình khoanh nuôi giúp tái sinh 25 ha rừng ngập mặn Cà Mau tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

LNV - Xác định muốn phát triển làng nghề bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường phải được trú trọng nên khoảng 3 năm trở lại đây, huyện Phú Bình đã thường xuyên tổ chức các mô hình tuyên truyền, vận động các hộ dân, nhất là các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường sản xuất trong lành và hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

LNV - Trong giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo, huyện Phúc Thọ sẽ ưu tiên phát triển các làng nghề thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chí và định hướng gắn kết hợp với hoạt động thương mại, du lịch.
Than sạch không khói từ gáo dừa

Than sạch không khói từ gáo dừa

LNV - “Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" Trích: Dừa ơi
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Tính đến hết năm 2023, Bắc Kạn có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, tỉnh phấn đấu xây dựng 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động