Giá xăng đã có thể giảm sâu xuống dưới 16 nghìn đồng/lít
Việc giảm giá xăng vào ngày Chủ Nhật cũng là một quyết định chưa từng có. Bởi, theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, ngày điều hành giá xăng dầu của kỳ điều hành này sẽ vào thứ Hai, ngày 16/3. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nhanh chóng giảm giá xăng dầu nhằm hỗ trợ đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm giá ngay trong ngày nghỉ, ngày Chủ Nhật.
Việc điều chỉnh giá xăng dầu sớm hơn 1 ngày cho thấy Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã thể hiện sự chia sẻ với những khó khăn người dân, doanh nghiệp đang phải gánh chịu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Giá xăng E5 ở mức 16.050 đồng/lít; xăng RON95-III 16.810 đồng/lít... là mức giá thấp nhất có được kể từ ngày 5/7/2017, tức đã cách đây hơn 2,5 năm.
Giá xăng đã giảm một mạch từ sau Tết đến nay.
Giá xăng dầu giảm giúp các doanh nghiệp sản xuất bớt đi phần nào gánh nặng chi phí. Còn những doanh nghiệp vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy cũng nhẹ gánh đi nhiều.
Tuy nhiên, giá xăng dầu ngày 15/3 dù đã giảm rất mạnh vẫn còn dư địa để giảm thêm. Do phải trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 là 200 đồng/lít, xăng RON 95 và dầu diesel 800 đồng/lít nên giá xăng dầu mất đi cơ hội giảm giá sâu hơn.
Lâu nay, xung quanh việc tồn tại của Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều. Đến nay, Quỹ bình ổn là 1 công cụ để Nhà nước có thể kiểm soát giá cả mặt hàng này. Tại dự thảo sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục duy trì loại quỹ này.
Đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong báo cáo giám sát cuối năm 2019 đã thể hiện quan điểm khá rõ. Theo đó, số tiền trích Quỹ được để lại tại các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (mức trích hiện nay là 300 đồng/lít, nhưng tùy vào thời điểm có thể trích lập ít hơn hay nhiều hơn mức này - PV), thực chất là một khoản thu trước của người dân và doanh nghiệp.
Từ thực tế hiện nay, đoàn giám sát cho rằng cơ sở để bình ổn giá đã “không còn phù hợp”.
“Việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng/lít để tạo Quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng. Mặt khác, theo Luật Giá, có 11 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, trong khi chỉ có mặt hàng xăng dầu có Quỹ bình ổn giá là chưa phù hợp”, đoàn giám sát đánh giá.
Do đó, đoàn giám sát đề nghị Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ và tiến hành sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến phương pháp tính giá cơ sở và cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công khai, minh bạch.
Vậy vai trò của Quỹ bình ổn đã thể hiện như thế nào? Thời gian qua, cũng có thời điểm vai trò của Quỹ phát huy tác dụng. Khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, nhờ có Quỹ bình ổn nên mức giá trong nước kiềm chế được mức tăng “sốc”, giảm bớt áp lực tăng giá hàng hóa, dịch vụ kiểu “té nước theo mưa”. Thực tiễn cho thấy, ở Việt Nam, nếu giá xăng dầu tăng, rất nhiều doanh nghiệp “nhanh nhảu” tăng giá hàng hóa, còn khi giá xăng dầu giảm thì giá hàng hóa, dịch vụ lại giảm rất “đủng đỉnh”. Điều ấy khiến người dùng chịu nhiều phần thua thiệt.
Giá xăng dầu hiện nay thực chất theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngoài Quỹ bình ổn, giá cơ sở xăng dầu còn bao gồm cả mức lãi định mức và chi phí kinh doanh định mức. Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận định đó là những điểm “phi thị trường”.
Việc Nhà nước kiểm soát phần nào giá xăng dầu suốt những năm qua là có thể hiểu được. Tuy nhiên, bối cảnh giờ đây đã khác rất nhiều thời điểm Nghị định 83 ra đời. Nhiều quy định về giá xăng dầu tại Nghị định này đã lạc hậu.
Trước đây, xăng dầu phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhập khẩu (70%) do chỉ có duy nhất nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đi vào hoạt động. Nhưng, hiện nay, với việc có thêm nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nguồn cung từ sản xuất trong nước chiếm 70-75% tổng nguồn cung. Trong khi đó, công thức tính giá xăng dầu hiện nay vẫn dựa trên số liệu từ nguồn nhập khẩu.
Những hạn chế kể trên cũng đã được Bộ Công Thương nhận diện và thể hiện phần nào trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83 đang được bộ này xây dựng. Song, những thay đổi vẫn còn khá “dè dặt”. Nên chăng, các bộ ngành cần nghiên cứu để giá xăng dầu tiệm cận hơn với thị trường, để giá xăng dầu có thể vận hành “đồng điệu” hơn với thị trường thế giới, thay vì có lúc còn “lệch pha” như từng diễn ra.
Theo Lương Bằng
Vietnamnet
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản
13:57 | 09/07/2025 Kinh tế

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 | 09/07/2025 Kinh tế

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 | 08/07/2025 Kinh tế

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế
Tin khác

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức