Gia Lai: Thanh niên An Khê nuôi chí làm giàu
Tích góp được chút vốn trong quá trình đi làm thuê, năm 2011, anh chuyển 1 ha mì sang trồng bạch đàn. 4 năm sau, anh bán vườn bạch đàn được hơn 40 triệu đồng. Anh dùng số tiền này mua thêm đất, mua bò và đầu tư trồng keo.
Anh Đinh Thép (xã Tú An, thị xã An Khê) chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Cứ mở rộng dần sản xuất như thế, đến nay, anh Thép đã có đàn bò 12 con. Ngoài ra, anh còn sở hữu 7 ha keo, 2 ha mì, lúa rẫy và hơn 1 ha trồng cỏ voi nuôi bò lai. Anh Thép cho hay: “Hiện nay, giá bò thịt dao động trong khoảng 35-40 triệu đồng/con, trừ chi phí, tôi đạt lợi nhuận gần 10 triệu đồng/con. Cộng với tiền bán keo và mì, tổng cộng mỗi năm tôi có thu nhập 120-150 triệu đồng”.
Một điển hình khác là anh Đinh Đang (SN 1989, làng Pốt, xã Song An). Anh Đang chia sẻ: “Trong thời gian đi chặt keo và bạch đàn thuê, tôi thấy 2 loại cây này có giá cả và đầu ra ổn định. Vì vậy, năm 2011, tôi bắt đầu chuyển đổi 3 ha trồng bắp, mì kém hiệu quả sang trồng keo và bạch đàn. Năm 2015, tôi bán keo và bạch đàn được gần 200 triệu đồng. Tôi sử dụng toàn bộ số tiền này để mua rẫy mở rộng thêm diện tích trồng rừng. Đến nay, tôi có tổng cộng 15 ha keo và bạch đàn”.
Được Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, đầu năm 2018, anh Đang mạnh dạn xây dựng trại nuôi gà ngay trong vườn keo. Mỗi năm, anh cung ứng ra thị trường khoảng 1.000 con gà thương phẩm, thu lãi gần 50 triệu đồng. Ngoài ra, tận dụng diện tích đất bìa rừng, bãi cỏ, anh Đang còn nuôi 9 con trâu, 8 con bò và 12 con dê.
Khác với anh Thép và anh Đang, chàng trai 28 tuổi Nguyễn Hữu Nhơn (thôn Xuân An 3, xã Xuân An) lại chọn nghề kinh doanh vật liệu xây dựng. Anh Nhơn bộc bạch: “Năm 2017, nắm bắt nhu cầu thị trường, tôi dùng 500 triệu đồng tích góp được trong 3 năm đi thực tập sinh ở Nhật Bản để mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng. Nhờ làm ăn uy tín, cửa hàng ngày càng có đông khách đến mua. Năm 2019, lợi nhuận thu được gần 1 tỷ đồng”.
Lợi nhuận thu được từ kinh doanh vật liệu xây dựng, anh Nhơn dùng một phần đầu tư thu mua mai cảnh về cắt tỉa để bán Tết. Đến nay, anh đã xây dựng được vườn mai rộng gần 9.000 m2. “Trồng mai tuy đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng bù lại cây càng lâu năm thì giá trị kinh tế càng cao; nhu cầu chơi mai ngày càng nhiều, nhất là vào dịp Tết. Do đó, tôi quyết định chọn kinh doanh mai cảnh nhằm đa dạng hướng đầu tư, nâng cao thu nhập”-anh Nhơn chia sẻ. Không dừng lại ở đó, mới đây, anh Nhơn đầu tư hơn 60 triệu đồng xây trại nuôi dúi.
Anh Nguyễn Hữu Nhơn (bìa phải; thôn Xuân An 3, xã Xuân An, thị xã An Khê) có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Ảnh: Ngọc Minh
Ngoài 3 điển hình nói trên, tại thị xã An Khê còn có nhiều thanh niên nông thôn cũng được coi là tấm gương lao động sản xuất giỏi như anh Nguyễn Trung Thành (SN 1996, xã Cửu An) với mô hình trồng cam, quýt theo hướng VietGAP; anh Lê Ngọc Dũng (SN 1989, xã Xuân An) với mô hình nuôi hươu lấy nhung; anh Hà Tiến Mạnh (SN 1992) và anh Nguyễn Công Thành (SN 1996, cùng ở xã Thành An) với mô hình nuôi bò sinh sản, trồng cây ăn quả, nuôi cá trắm đen...
Anh Vũ Việt Cường-Phó Bí thư Thị Đoàn An Khê-cho biết: Nhiều thanh niên tích cực thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho gia đình và quê hương. Để hỗ trợ đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, thời gian tới, Thị Đoàn tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học-công nghệ ứng dụng vào quá trình trồng trọt, chăn nuôi; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn; tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên phát huy tiềm năng lợi thế, tìm tòi các mô hình kinh tế mới, đem lại hiệu quả cao để triển khai.
Bài và ảnh: Ngọc Minh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp tết
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội