Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Gắn phát triển kinh tế rừng với bảo vệ môi trường

LNV - Biến đổi khí hậu (BĐKH) trở thành thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp. Do đó, việc đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường đang trở thành nhiệm vụ quan trọng của các địa phương và cộng đồng xã hội…
Tích cực trồng rừng

Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ đặt ra yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Về môi trường, quản lý rừng bền vững, bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, chủ động ứng phó với BĐKH, cung ứng dịch vụ môi trường rừng;...

Trong thời gian qua, Nhà nước đã tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường, đồng thời tạo tiền đề thu hút và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng.


Ươm giống cây phục vụ trồng rừng ở Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ.Ảnh: VĂN SINH


Để triển khai hiệu quả công tác trồng rừng năm 2021, thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh và Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương căn cứ vào tình hình thời tiết, tập trung trồng rừng, áp dụng những loài cây phù hợp với thực tế để phát huy hiệu quả cao nhất.

Theo đó, trong các tháng chuyển mùa từ nay đến tháng 7-2021, căn cứ kế hoạch phát triển rừng được giao năm 2021 và dự báo khí tượng thủy văn, mùa vụ trồng rừng nêu trên, Tổng cục Lâm nghiệp đã đề nghị các địa phương chủ động chuẩn bị cây giống đủ số lượng, bảo đảm chất lượng tốt; kiểm soát nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định. Khảo sát, chuẩn bị hiện trường, thiết kế trồng rừng bảo đảm kỹ thuật.

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Tổ chức triển khai rà soát, xác định quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán (khu vực đô thị và nông thôn) hằng năm và cả giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025. Xử lý thực bì, cuốc hố, lấp hố, trồng cây, chăm sóc, bón phân,… đúng hướng dẫn kỹ thuật đối với từng loài cây.

Bên cạnh đó, cần tranh thủ thời vụ và thời tiết thuận lợi, trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm để bảo đảm cây trồng đạt tỷ lệ cây sống cao; không trồng vào những ngày nắng nóng, hạn hán kéo dài hoặc mưa lũ lớn; trồng rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, sóng biển thấp và thủy triều rút. Chú ý phòng trừ một số loài sâu bệnh hại cây trồng…

Gắn kinh tế rừng với bảo vệ môi trường

Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị khẳng định, gắn kết giữa phát triển kinh tế rừng và ứng phó hiệu quả BĐKH là nhiệm vụ hàng đầu của không chỉ ngành lâm nghiệp mà của cả các địa phương và các doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng xã hội. Do đó, cần quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có; phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, trong đó: đối với rừng đặc dụng bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên, chú trọng công tác bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ môi trường rừng và các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ, nông lâm kết hợp; thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là các địa phương cần hạn chế đến mức thấp nhất chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thật sự; bảo đảm đủ các điều kiện để tổ chức quản lý bảo vệ rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quản lý rừng như: xây dựng các mô hình gắn kết cộng đồng địa phương tham gia và chia sẻ lợi ích công bằng vào công tác quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thông qua cách tiếp cận quản lý hợp tác thích ứng nhằm nâng cao mức độ tham gia của các cộng đồng địa phương, giảm xung đột và nâng cao hiệu quả quản lý; đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách và hướng dẫn kỹ thuật về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; có hướng dẫn riêng cho các nhóm đối tượng khác nhau như: cá nhân, hộ, nhóm hộ, cộng đồng,...; tăng cường nâng cao năng lực cho các bên liên quan về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Đẩy mạnh công tác quản trị rừng cho các chủ rừng thông qua việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá tài nguyên rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ thông tin trong quản lý ngành lâm nghiệp; điều tra, đánh giá tài nguyên rừng quốc gia; phát triển lâm nghiệp cộng đồng, nâng cao năng lực để các chủ rừng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, bảo đảm đến năm 2030, 100% chủ rừng là tổ chức có đủ năng lực theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị các địa phương và cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, ưu tiên phát triển giống được sản xuất từ cây mô, hom để trồng rừng sản xuất; phấn đấu ít nhất 90% diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận; năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình 20 m3/ha/năm vào năm 2025 và 22 m3/ha/năm vào năm 2030.

Phục hồi rừng tự nhiên bằng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng và làm giàu rừng; phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ theo hướng sản xuất hàng hóa.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là cần đẩy mạnh năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất theo hướng tối ưu hóa hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị lâm sản thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, bao gồm: xác định cơ cấu cây trồng, loài cây trồng phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu, có giá trị kinh tế cao và phù hợp mục đích kinh doanh và công nghệ khai thác, chế biến; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng giống chất lượng cao, trồng rừng thâm canh gỗ lớn, cơ giới hóa và công nghệ cao trong các khâu sản xuất (xử lý thực bì, làm đất, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh, lửa rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản...).

Bên cạnh đó, cần ưu tiên các lĩnh vực: bảo tồn và phát triển nguồn gen, chọn tạo giống, kinh doanh rừng trồng gỗ lớn; các chế phẩm sinh học và kỹ thuật phục vụ thâm canh rừng trồng. Phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo tồn và phát huy giá trị nguồn gen cây rừng, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, đáp ứng yêu cầu duy trì cân bằng sinh thái và phát triển lâm nghiệp bền vững.

Theo Nhân dân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thời tiết ngày 14/7: Mưa dông diện rộng nhiều nơi trên cả nước

Thời tiết ngày 14/7: Mưa dông diện rộng nhiều nơi trên cả nước

LNV - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều và đêm ngày 14/7, vùng núi Bắc Bộ, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15–30 mm, có nơi trên 70 mm. Tại Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, khu vực cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ trong chiều tối và tối có mưa dông, lượng mưa phổ biến dao động từ 10–30 mm, có nơi trên 60 mm.
Hà Nội nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C

Hà Nội nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C

LNV - Ngày 8 và 9-7, thời tiết Hà Nội ít mưa, nắng nóng trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C.
Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp

LNV - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định tạm dừng hoạt động đối với hàng trăm cơ sở sản xuất không đáp ứng quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy tại các làng nghề, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Từ Sơn.
Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước

LNV - Dự báo thời tiết ngày 3/7 với mưa rào, dông ở nhiều nơi, nắng nóng tại Hà Nội, TP.HCM nhiệt độ từ 31-34°C. Cập nhật nhanh nhất!
Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề

LNV - Sản xuất manh mún, phân tán, cơ sở sản xuất thường nằm ngay trong các hộ gia đình, khu dân cư… khiến vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe người dân, mà còn hạn chế sự phát triển sản phẩm làng nghề.
Hà Nội nỗ lực

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề

LNV - Hà Nội đang nỗ lực “xanh hóa” các làng nghề truyền thống bằng các giải pháp quy hoạch, công nghệ, chính sách và nâng cao ý thức cộng đồng. Trước áp lực ô nhiễm ngày càng lớn, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và người dân là chìa khóa giúp làng nghề phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc và bảo vệ môi trường sống.

Tin khác

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng

LNV - Sáng nay 18-6, giá vàng trong nước hầu như không đổi, cao hơn giá vàng quốc tế khoảng 12,5 triệu đồng/lượng.
Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá

LNV - Ngày 12/6, UBND thành phố Quy Nhơn phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Nhân rộng các mô hình quản lý rác thải tổng hợp thông qua trao quyền cho khối lao động phi chính thức và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”.
Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực

LNV - Từ ngày 29/6/2023, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR) yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê, cacao, gỗ, dầu cọ,... sang thị trường này phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không liên quan đến đất rừng bị suy thoái sau ngày 31/12/2020. Quy định sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, khiến các ngành chức năng cũng như chuyên gia đang khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, chuẩn bị hồ sơ truy xuất, thủ tục giải trình.
Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững

LNV - Sự phát triển của các làng nghề luôn giữ vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các làng nghề bộc lộ nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường, đòi hỏi chính quyền và người dân tìm giải pháp để phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ

Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ

LNV - Là một trong những quận “lõi” của Hà Nội với mật độ dân cư lớn, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT) tại quận Hai Bà Trưng đặt ra nhiều thách thức, song gần đây đã có những chuyển biến tích cực nhờ những giải pháp đồng bộ từ chính quyền.
Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề

Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề

LNV - Bắc Ninh nổi tiếng với các làng nghề truyền thống, cùng với mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương, làng nghề đang phải đối mặt với thách thức về ô nhiễm môi trường.
Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

LNV - Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.
Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm

LNV - Thôn Bình Yên (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) là làng nghề chuyên tái chế, cô đúc nhôm từ phế thải. Hoạt động này đem lại nguồn thu ước tính khoảng 100 tỉ đồng mỗi năm. Thế nhưng, việc phát triển làng nghề không gắn với bảo vệ môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của người dân trong thôn.
Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

LNV - Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng, từng bước hình thành thói quen và tự giác thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch số 43 triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.
Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Đến nay, 100% cơ sở sản xuất giấy trong khu vực làng nghề Phong Khê; 135/137 cơ sở sản xuất giấy trong cụm công nghiệp Phong Khê I và Phong Khê II, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã dừng hoạt động.
Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém

LNV - Sáng 18-2, khu vực Hà Nội có mưa phùn giúp rửa trôi bụi mịn, chất lượng không khí cải thiện ở ngưỡng tốt từ sáng sớm đến trưa, chỉ số AQI dao động từ 17-43. Tuy nhiên, khi trời tạnh, cộng với lưu lượng phương tiện giao thông nhiều, chất lượng không khí gia tăng ô nhiễm và duy trì ở ngưỡng kém.
Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh

LNV - Từng nổi tiếng là một trong những làng nghề ô nhiễm bậc nhất tại tỉnh Bắc Ninh. đến nay cuộc sống của người dân Mẫn Xá, Văn Môn, Yên Phong đã thay đổi nhiều.
Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp

LNV - Ngày 6/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Công văn số 343/UBND-TNMT về việc tham mưu, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn TP.
Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

LNV - Sáng 3-2, Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Hoài Đức tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều cơ sở sản xuất, làng nghề tại Bắc Ninh diễn ra hàng chục năm nay, đã để lại nhiều hệ lụy. Chính quyền địa phương đang vào cuộc quyết liệt, xử lý dứt điểm trình trạng này.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động