Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Đưa ong mật từ đất liền ra đảo, 9X thắng lớn thu tiền tỷ

LNV - Nhận thấy khí hậu, điều kiện tự nhiên ở Phú Quốc hợp với việc nuôi ong mật, anh Lê Văn Ngọc (Phú Thọ) đã lập nghiệp trên đảo với mô hình nuôi ong lấy mật.
Chuyến du lịch đáng giá

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành công nghệ Hóa, anh Lê Văn Ngọc, sinh năm 1992, quê ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đi làm cho một công ty nhôm với mức lương khá cao. Năm 2017, anh họ của Ngọc mở một xưởng sản xuất nhôm ở Phú Quốc (Kiên Giang). Do đã có kinh nghiệm về nghề, Ngọc cùng ra đảo để phụ giúp anh.

Trong quá trình sinh sống, trải nghiệm trên đảo, Ngọc nhận thấy, môi trường ở đây rất trong lành, điều kiện tự nhiên tốt, phù hợp với việc nuôi ong lấy mật.

Anh Lê Văn Ngọc giới thiệu cho du khách về mô hình nuôi ong lấy mật, thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

"Cơ duyên đưa tôi đến với nghề nuôi ong xuất phát từ một chuyến du lịch tới Lâm Đồng năm 2014. Tôi thấy, mô hình nuôi ong ở đây rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên cứ tìm hiểu dần dần. Sau này, khi ra đảo, tôi nhận ra, Lâm Đồng và Phú Quốc có những điểm tương đồng về khí hậu, thiên nhiên, hợp việc nuôi ong nên quyết định khởi nghiệp", anh chia sẻ.

Nghĩ là làm, cuối năm 2017, Ngọc nói với anh họ sẽ không làm nhôm nữa mà muốn phát triển mô hình nuôi ong mật. Ngọc liên hệ với một số nhà cung cấp ong ở Bình Phước để mua con giống. Anh đặt mua 250 đàn ong với giá 120.000 - 130.000 đồng/cầu, trung bình, cứ một đàn ong sẽ có 6 - 7 cầu.

"Tôi phải thuê xe ô tô, đi liên lục một ngày một đêm để vận chuyển ong từ đất liền ra đảo. May mắn là hành trình thuận lợi, số lượng ong chúa vẫn giữ nguyên, chỉ bị chết một số con ong thợ", anh nhớ lại.

Khu vực nuôi ong.


Để cho ong có môi trường, khu vực sinh sống tốt, anh Ngọc bỏ ra 85 triệu đồng/năm để thuê đất chăm nuôi. Khu vực này gần rừng nguyên sinh nên rất lý tưởng cho ong sinh sống và cho chất lượng mật tốt.

"Hồi đó, để đầu tư trang trại nuôi ong, tôi bỏ ra gần 1 tỷ đồng để đầu tư, trong đó, quá nửa là tiền đi vay. Mới đầu, chưa có kinh nghiệm, tôi phải nhờ 2 người anh thân thiết ra đảo hỗ trợ, hướng dẫn việc nuôi ong. Đến mùa thu hoạch thì tôi thuê thêm 2 - 3 người dân sinh sống ở đây đến phụ giúp", anh nói.

Anh Ngọc dẫn khách tham quan trang trại nuôi ong.


Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, anh Ngọc gặp không ít khó khăn, đặc biệt về việc chăm sóc ong sao cho hợp lý. Nhiều khi, ong bị bệnh, anh phải loay hoay mãi mới tìm ra nguyên nhân. Cho nên, trong năm đầu nuôi, khoảng 60 đàn ong đã bị chết, gây thiệt hại lớn.

"Khi bắt tay vào nuôi, tôi mới hiểu, ngoài chăm sóc thì việc hiểu rõ đặc tính về loài là rất quan trọng. Cụ thể, ong là loài ưa sạch sẽ nên mỗi tuần một lần, tôi đều phải lên dọn dẹp khu nuôi, hay bắt bệnh chuẩn xác cho ong, từ đó mà tìm ra những giải pháp phù hợp", anh nói.

Sáng tạo không ngừng

Sau thời gian sinh sống, làm việc dài trên đảo, anh Ngọc nhận ra, Phú Quốc có tiềm năng rất lớn về du lịch. Do đó, ngoài việc nuôi ong lấy mật, anh đã mở thêm mô hình du lịch trải nghiệm, đón đến khách tham quan.

"Nếu không có dịch Covid-19, quanh năm ở Phú Quốc đều làm du lịch. Nơi đây có nhiều điểm tham quan, mô hình du lịch trải nghiệm có tiếng như khu vườn sim, vườn trồng tiêu, làng sản xuất nước mắm. Cho nên, tôi cũng muốn trang trại ong sau này sẽ là một điểm dừng chân yêu thích" anh cho hay.

Khu vực dẫn vào trang trại.


Đến tháng 8/2017, mô hình du lịch của anh Ngọc đã đi vào hoạt động và thu được nhiều tín hiệu khả quan. Khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm ở trang trại ong của anh rất đông.

"Nhớ những ngày đầu, trang trại chuyển sang làm du lịch, tôi phải đi khắp nơi, đến các nhà hàng, khách sạn để phát tờ rơi quảng cáo hay nhờ các anh em, bạn bè giới thiệu giúp. Thậm chí là tôi phải bỏ ra một số tiền lớn để chạy quảng cáo trên các nền tảng, vì mô hình của mình mới, chưa ai biết tới cả", anh tâm sự.

Du khách đến tham quan và trải nghiệm.


Thời gian đầu, ngoài khó khăn trong việc tìm khách thì anh Ngọc còn phải xử lý tính an toàn cho khu nuôi. Bởi mỗi khi lượng gió, thời tiết thay đổi, đàn ong rất hăng, nếu không biết cách khống chế, chúng có thể gây nguy hiểm cho khách tham quan. Do đó, mỗi khi có khách đến tham quan, anh thường phải đốt khói trước, làm giảm độ hăng của ong và phát mũ, đồ bảo vệ cho khách.

"Hiện nay, trang trại nuôi ong của tôi gồm khoảng 10 nhân viên, người thì phụ trách bán hàng, người thì dẫn khách, người thì thu hoạch mật. Chúng tôi không thu vé mà mở cửa miễn phí, nguồn thu đến từ việc khách mua các sản phẩm từ mật ong", anh thông tin.

Vượt khó qua đại dịch

Nhờ hoạt động hiệu quả, mỗi năm, trang trại ong của anh Ngọc đều mang về từ 2 đến 3 tỷ đồng doanh thu. Nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, cũng như bao ngành khác, 9X Phú Thọ cũng phải đối mặt với bức tranh tài chính ảm đạm.

"Hơn một năm nay, ngành du lịch gần như là đóng băng khiến việc kinh doanh của tôi cũng gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình để thích ứng với tình hình mới", anh nói.

Để đảm bảo an toàn, khách đều được phát mũ trước khi vào trang trại.


Hiện nay, anh Ngọc đang đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển đa dạng các sản phẩm như mật ong nguyên chất, mật ong nghệ tươi, mật ong ngâm đào, mật ong ngâm tỏi để phục vụ nhu cầu của thượng khách.

Tính trung bình, mỗi năm, anh thu về khoảng 3.000 lít mật ong, mỗi lít sản phẩm được bán với giá là 700.000 đồng.

"Điều quan trọng nhất của một sản phẩm là chất lượng nhưng việc tiếp thị, quảng cáo cũng quan trọng không kém, nên thời gian này, tôi muốn tập trung phát triển thương hiệu. Do sản phẩm mật ong nguyên chất đóng chai của nhà tôi hiện vẫn chỉ cung cấp chủ yếu cho thị trường Phú Quốc", anh thông tin.

Giải thích về việc này, anh Ngọc cho hay, anh phải mất tới 4 năm để tạo nên một thương hiệu. Do đó, khi quyết định mang sản phẩm đi xa, anh cần chuẩn bị mọi thứ chu toàn, để giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, anh còn cho cải tạo, xây dựng lại các khu vực tham quan, trải nghiệm ở trang trại, để khi hết dịch, anh có thể sẵn sàng đón khách với một diện mạo mới, năng lượng mới.

Theo Hoàng Dung

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

LNV - Nhận thấy nghề làm men lá truyền thống của người Mông đang dần bị mai một, cô gái trẻ bỏ việc ở Hà Nội để về quê Hà Giang khởi nghiệp và đã tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.

Tin khác

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

LNV - Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên” nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên cho các nhà đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và học sinh, sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

LNV - Từ nguồn đất đai có sẵn của gia đình, anh Huỳnh Anh Tuấn đã mạnh dạn mua hươu giống thuần chủng từ tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng mô hình hướng đến phát triển các sản phẩm làm từ nhung hươu.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

LNV - Lễ hội Hoa Ban là sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh Điện Biên, với chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đặc sắc
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá

LNV - Đây là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ trì cuộc làm việc của Đoàn kiểm tra với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vào ngày 13/3/2025.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

LNV - Sáng ngày 4/3, tại Miếu thờ Hai Bà Trưng, Bến rước nước phường Bạch Đằng long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới hai vị anh hùng.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động