Du lịch thông minh tiếp sức cho nông thôn mới kiểu mẫu tại Bát Tràng
Tiên phong trong chuyển đổi số
Nằm trong danh sách những làng nghề cổ nhất của thủ đô Hà Nội, nhưng nhờ sự năng động, sáng tạo, những năm gần đây Bát Tràng đã xây dựng được thương hiệu làng nghề gắn với phát triển du lịch mà không phải địa phương nào cũng theo kịp. Đến Bát Tràng hôm nay, du khách có thể có những trải nghiệm hoàn toàn mới nhờ những ứng dụng số trong du lịch.
Du khách nước ngoài tham quan làng Gốm Bát Tràng |
Di tích chùa Tiêu Giao là một trong số những địa điểm đầu tiên của Bát Tràng được triển khai sử dụng mã QR Code tích hợp với ứng dụng Gia Lâm Audio. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, nhờ wifi phủ sóng khắp làng, du khách có thể quét mã và dễ dàng tìm kiếm thông tin về điểm du lịch dưới dạng văn bản, âm thanh với hai lựa chọn ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt cũng là địa điểm tham quan nổi bật được Bát Tràng tích cực quảng bá trên các nền tảng số như trang web, app du lịch. Theo anh Nguyễn Trung Thành - PCT Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, nhằm chú trọng đầu tư công nghệ, phát triển du lịch thông minh, ngoài các nền tảng phổ biến như Facebook, Zalo, trong năm 2023, trung tâm tiến tới sử dụng hệ thống quản trị khách hàng, hệ thống thực tế ảo, máy thuyết minh tự động vừa giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, tăng trải nghiệm cho du khách, vừa tiết kiệm nguồn nhân lực địa phương, giảm chi phí truyền thông và tiếp thị.
Phát triển du lịch tại Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt |
Xã Bát Tràng hiện đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên số, bản đồ số về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, du lịch, dịch vụ, thương mại dưới dạng phim 3D, âm thanh, hình ảnh, các phần mềm và ứng dụng. Trong tương lai xã sẽ đưa vào hoạt động xe đạp thông minh và ô tô điện để phục vụ du khách. Mọi chi phí đi lại của du khách sẽ được hiển thị công khai, minh bạch thông qua ứng dụng du lịch thông minh.
Tại Bát Tràng, mặc dù hoạt động du lịch chỉ là hoạt động thứ 2 sinh sau nghề cổ, tuy nhiên nhờ có du lịch mà hoạt động sản xuất, kinh doanh gốm có nhiều khởi sắc. Bát Tràng đang từng bước làm du lịch làng nghề một cách bài bản, có lộ trình và có sự đầu tư, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Diện mạo nông thôn mới của “Xã không nông dân”
Với 100% số hộ làm nghề gốm, Bát Tràng là một trong những xã đầu tiên của Hà Nội hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Là “Xã không nông dân”, không sản xuất nông nghiệp, Bát Tràng không phải thực hiện các tiêu chí về giao thông, thủy lợi nội đồng. Do đó, địa phương chỉ cần đáp ứng 18/19 tiêu chí mà chương trình NTM đề ra, đây là điểm khác biệt của Bát Tràng so với hầu hết các xã ngoại đô khác.
Bên cạnh việc áp dụng các ứng dụng công nghệ để phát triển du lịch theo đúng xu hướng du lịch hiện đại, Bát Tràng đã và đang thực hiện việc chỉnh trang đường phố, xây dựng nhà tiếp đón, hướng dẫn du khách, tạo những không gian đậm chất văn hóa để làm nơi “check in” thu hút giới trẻ. Bát Tràng cũng chủ trương xây dựng mô hình thôn thông minh tại thôn 2 Bát Tràng dựa trên 3 trụ cột: Chính quyền điện tử (chính quyền số) - Xã hội số - Kinh tế số. Qua đó, thu hẹp dần khoảng cách nông thôn - thành thị, từng bước cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực nông thôn.
Đến nay, qua rà soát sơ bộ kết quả thực hiện bộ tiêu chí xây dựng NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, Bát Tràng đạt 19/19 tiêu chí NTM nâng cao, đáp ứng 1 mô hình thôn thông minh. Thu nhập bình quân đầu người đến hết năm 2022 đạt: 75 triệu. Bát Tràng hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu trên hai lĩnh vực nổi trội là du lịch và an ninh trật tự.
Trung tâm bảo tồn, phát triển nghề gốm di sản Quốc gia & Du lịch Bát Tràng |
Về các tiêu chí thành lập phường, đầu năm 2023, UBND Huyện Gia Lâm đánh giá xã Bát Tràng đạt 14/16 tiêu chí, chưa đạt 02/15 tiêu chí gồm cân đối thu chi ngân sách và đất công trình văn hóa, thể dục thể thao (sân chơi, sân luyện tập, trung thâm văn hóa thể thao). Trước những yêu cầu đặt ra, xã Bát Tràng đang tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ lập đồ Quy hoạch chung của xã trình Thành phố phê duyệt, đặc biệt tập trung rà soát lại quy hoạch tạo quỹ đất xây dựng sân chơi, sân luyện tập thể dục thể thao trên địa bàn.
Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi chia sẻ, với việc hoàn thành các tiêu chí để trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu, đòi hỏi đảng bộ, chính quyền và nhân dân phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, lấy người dân, cộng đồng dân cư làm chủ thể theo phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng, nhà nước và cán bộ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ thực hiện thông qua việc ban hành, triển khai các chính sách. Xây dựng nông thôn mới phải đi vào thực chất, đặt lợi ích của người dân, của cộng đồng lên trước, nhằm tạo ra những thay đổi căn bản, bảo đảm cho sự phát triển liên tục và bền vững ở khu dân cư; không nóng vội vì thành tích, chủ quan, áp đặt, duy ý chí.
Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi |
Theo đó, Bát Tràng thực hiện chế độ giao ban định kỳ 1 tháng/1 lần để đánh giá kết quả xây dựng NTM kiểu mẫu, kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch. Phấn đấu cuối năm 2023, xã Bát Tràng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và cơ bản đạt 16/16 tiêu chí lên phường theo quy định.
Minh Vân
Tin liên quan
Bến Tre: Nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa
08:09 | 28/09/2023 OCOP
Tin mới hơn
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo
08:53 | 28/11/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:52 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê
11:39 | 19/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Hương Ngải nâng cao chất lượng NTM toàn diện kết hợp đẩy mạnh quản lý đất đai
09:29 | 18/11/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
10:55 | 13/11/2024 Nông thôn mới
Lạng Sơn: Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới
09:27 | 11/11/2024 Nông thôn mới
Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
20:56 | 08/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao
20:55 | 08/11/2024 Nông thôn mới
Trên 297.000 tỷ đồng ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới
14:17 | 06/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vật Lại với diện mạo Nông thôn mới thực sự bứt tốc
13:46 | 05/11/2024 Nông thôn mới
Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh
08:49 | 04/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 | 30/10/2024 Nông thôn mới
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 Tin tức
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 Nông thôn mới
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 Làng nghề, nghệ nhân