Đồng Tháp: Sống cùng nghề đan 1
Chiến tranh khiến cha mẹ anh mất sớm, để lại ba anh em đùm bọc nhau ở nhờ nhà người chú. Mười hai tuổi, Ba Triệu phải nghỉ học theo chú xuống ghe dao, thớt, thúng, rổ... ở Long Giang, Chợ Mới (An Giang) rồi xuôi theo dòng sông Tiền ngoặt qua sông Hậu ghé Định Yên lấy thêm chiếu để đi bán khắp nơi.
Ba Triệu chở hàng đi giao cho khách.
Đó là những ngày phải ăn gạo chợ uống nước sông mà Ba Triệu không thể nào quên. Những lần ghe của chú ghé Long Giang lấy hàng, Ba Triệu thường để ý đến những bàn tay đan đát thoăn thoắt của những người làm ra thúng, rổ ở đây.
Anh quan sát tỉ mỉ từng công đoạn một. Lắm lúc thấy "ngứa tay", anh sà xuống xin làm thử. Chủ một cơ sở ở đây là bà con bên nội anh thấy Ba Triệu sáng dạ nên nhận vào học việc. "Ít nhiều gì cũng có cái nghề nuôi thân chú ơi. Chú cho con lên bờ vài năm nghe chú", Ba Triệu nói.
Thấy cháu mình năn nỉ quá nên người chú cũng xiêu lòng và quyết định gửi đứa cháu mình ở lại vùng Long Giang nổi tiếng với nghề đan thúng, rổ, sề, nia... hàng trăm năm nay.
Ba năm học nghề, Ba Triệu nắm hết mọi công đoạn của cái nghề tẩn mẩn tỉ mỉ này.
Những vật dụng được đan bằng tre, trúc qua đôi tay điêu luyện của Ba Triệu.
Có được cái nghề trong tay, Ba Triệu cưới vợ sinh con rồi dắt nhau về quê vợ ở Định Yên, Lấp Vò lập nghiệp bằng nghề đan rổ, sề.
Một tuần Ba Triệu đi mua tre, trúc tận miệt Giồng Riềng, Kiên Giang mướn ghe máy bè về. Một tuần, ngày nào cũng cặp cây mác vào nách chẻ, vót từ sáng tới chiều. Một tuần ngồi đan. Được cái nào phơi nắng cho thật khô. Một tuần chất xuống ghe chạy đi bán. Đợt nào mua tre, trúc ít cũng kiếm gần năm ba triệu, đủ lo cho ba mẹ con ở nhà cả tháng. Đợt nào mua được nhiều thì vừa bán vừa bỏ mối cũng dư ra vài ba triệu.
Đang sống được với nghề, thì đùng một cái nào là nhựa dẻo, nhựa dai đủ màu xanh, đỏ, vàng, tím tràn về khắp chợ huyện, chợ xã. Rổ rá, nia sề, lồng bàn bằng tre, trúc không ai thèm để ý. Thu nhập càng lúc càng teo tóp lại. Hai đứa con ngày một lớn. Ngồi không ăn riết núi cũng lở. Vợ chồng bồng chống nhau lên Bình Dương làm công nhân.
Dốt đặc cán mai như Ba Triệu không nơi nào chịu nhận. Đành đi làm phụ hồ tiếp vợ nuôi con. Làm được hai tuần chưa nhận đồng lương nào thì chủ thầu ôm tiền bỏ trốn. Ở cũng không xong, về lại quê nhà cũng dở. Ba Triệu dốc hết những đồng bạc cuối cùng chạy chiếc honda cà tàng của mình xuống Củ Chi mua trúc về đan rổ bán.
Ngày mua, ngày vót nan, ngày đi bán. Cứ vậy mà sống lay lắt rồi dần dần cũng khấm khá. Vợ anh và đứa con gái lớn vào làm công nhân. Thằng con trai mười bốn tuổi đầu cũng đi giúp việc lặt vặt nên gia đình Ba Triệu bắt đầu sung túc lên.
Có những lúc Bình Dương nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm. Nhu cầu dùng các sản phẩm thủ công bằng tre, trúc trang trí khiến Ba Triệu làm ngày làm đêm không đủ giao cho khách hàng. Cứ tưởng nhất nghệ tinh, nhất thân vinh nào ngờ... thằng con trai Ba Triệu, mười chín tuổi bị tai biến qua đời. Công ty của vợ và con gái anh làm phá sản.
Thua buồn, Ba Triệu bán đổ bán tháo tài sản gom hết vốn liếng về quê mượn tạm miếng đất của người chị vợ cất nhà và trở lại nghề tre, trúc như mười năm trước đó.
Về quê cũng có nhiều người bĩu môi: Tưởng bỏ xứ đi cả chục năm làm giàu, làm có gì. Giờ trở về còn tệ hơn. Không có cái nền nhà để ở. Ba Triệu gạt bỏ ngoài tai mọi gièm pha. Họ đâu ở trong cảnh mình mà hiểu. Trước khi đi Bình Dương làm ăn, cái nền nhà trong khu dân cư dưới chợ Định Yên, Ba Triệu cho đứa em trai mình ở. Về thấy em mình nghèo quá, đòi lại thì vợ chồng nó ở đâu. Nên thôi, đã nói cho thì cho luôn. Đã vậy, mà cái họa cũng chưa chịu buông tha Ba Triệu.
Chiều 23 tết năm 2019, trộm bẻ khóa nhà gom một lúc sạch hết tiền bạc, vợ chồng cắc ca cắc củm dành dụm cả năm trời. Hơn hai chục triệu với người khác thì không là bao nhưng với vợ chồng Ba Triệu nó lớn lắm. Đời Ba Triệu cho tới giờ phút này nghiệm lại toàn gặp chuyện trần ai khổ ải.
May thay, hai năm nay, mặt hàng tre, trúc "ăn khách" trở lại. Nhất là các mặt hàng rổ rế, sáng, nia "thu nhỏ" dạng thủ công để trang trí, khách hàng ưa chuộng.
Ba Triệu cho biết: Làm nghề đan lát tuy cực một chút nhưng bán được và có lời nhiều. Mới hôm qua, có người đặt tôi cả trăm bộ gồm tám món. Một tuần lễ mà kiếm được 5 triệu đồng thì không phải ai muốn cũng được? Còn không thì tuy không bằng hồi xưa, nhưng hàng tháng cũng kiếm được năm ba triệu. Sống đắp đổi cũng được. Đất Định Yên này mà, ổn định và yên tâm lắm.
Bài, ảnh: Hữu Nhân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân