Doanh nghiệp làng nghề Thái Bình thực hiện phong trào thi đua thực nhiệm vụ kép- vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh
Trong số trên 100 công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang dệt khăn xuất khẩu trong xã Thái Phương phải kể đến Công ty TNHH Quang Minh - doanh nghiệp có kinh nghiệm 20 năm trong ngành dệt may. Hiện Công ty có 3 xưởng dệt, may, nhuộm..., tạo việc làm cho hơn 100 lao động trực tiếp và 100 lao động gián tiếp. Mỗi tháng Công ty sản xuất 100 tấn khăn các loại, doanh thu 9 tháng năm 2021 đạt trên 30 tỷ đồng.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc nhập nguyên liệu gặp khó khăn, chi phí vận chuyển hàng hóa sang thị trường nước ngoài tăng nhưng Công ty vẫn cố gắng duy trì sản xuất, dù là đơn hàng nhỏ hay đơn hàng lớn. Bên cạnh đó, Công ty còn tích cực tìm kiếm nhiều thị trường, chú trọng thay đổi mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực sản xuất, bằng mọi giá giữ vững và khẳng định thương hiệu của làng nghề.
Công ty còn tạo mọi điều kiện cho công nhân làm việc, thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Giúp hộ yên tâm lao động, sản xuất, góp phần duy trì và phát triển nghề truyền thống của địa phương.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Công ty Dệt may xuất khẩu Nam Thành gặp không ít khó khăn, có những lúc phải ngừng một phần sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào, đơn hàng và doanh số giảm nhưng với sự nỗ lực, cố gắng Công ty vẫn đứng vững trên thị trường. Hiện Công ty đang tạo việc làm cho hơn 250 công nhân trực tiếp và 200 công nhân gián tiếp với mức lương từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Trong 9 tháng đầu năm, Công ty đã sản xuất được trên 600 tấn sản phẩm khăn xuất khẩu. Hiện Công ty đang cố gắng tìm kiếm đơn hàng và đẩy mạnh sản xuất, thích ứng linh hoạt với tình hình mới.
Hiện nay, toàn xã Thái Phương có trên 620 máy dệt, trong đó 35 - 40% doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại là máy móc công nghiệp, số còn lại sử dụng hệ thống máy móc bán công nghiệp; trên 70% số lao động tham gia làm nghề, xã được công nhận xã nghề vào năm 2011.
Chính quyền địa phương cũng đang tập trung vận động các hộ sản xuất, kinh doanh lớn thành lập doanh nghiệp để phát triển sản xuất theo quy mô, thuận lợi trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề.
Từng bước khôi phục, thích ứng linh hoạt trong tình hình mới, làng dệt Thái Phương đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hay Làng nghề Vũ Hội (Vũ Thư, Thái Bình) cũng đang tích cực thực hiện mục tiêu kép. Nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề vừa tìm cách khôi phục phát triển sản xuất, vừa phòng chống dịch Covid-19 an toàn.
Bà Mai Thị Tươi, thôn Bình An, người chuyên thực hiện khâu tiêu thụ sản phẩm bún truyền thống của làng nghề Vũ Hội tại các chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình chia sẻ: Để ổn định sản xuất, kinh doanh và phòng, chống dịch Covid-19, chúng tôi tuân thủ chặt chẽ khuyến cáo “5K”, nhất là việc đeo khẩu trang trong quá trình bán hàng. Chúng tôi cũng mong muốn sớm được tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Là xã đa nghề, hiện Vũ Hội có 230 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chủ yếu là chế biến lương thực, thực phẩm và đúc nhôm, sản xuất đồ gỗ, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Duy trì làng nghề hoạt động ổn định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm. Ông Mai Văn Quân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Hưởng ứng phong trào thi đua do UBND tỉnh phát động, xã tích cực tuyên truyền, vận động, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, xã đã khảo sát, lập danh sách và sẽ thực hiện chính sách ưu tiên nguồn vắc-xin phòng Covid-19 cho người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tiểu thương của làng nghề. Thời gian từ nay đến cuối năm còn rất ngắn, xã sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý, vay vốn, mặt bằng, tạo động lực để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nỗ lực bứt phá, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bù đắp cho quãng thời gian bị đình trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ đó bảo đảm doanh thu năm 2021 của mỗi doanh nghiệp, cơ sở theo kế hoạch đã đề ra.
Thái Bình có tất cả 229 làng nghề, trong đó ngoài những nghề truyền thống còn du nhập thêm nghề may, đan, móc sợi, làm hương, đan hạt cườm, chế tác đá mỹ nghệ, làm bún, chế tác vàng… Hiện nay, dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt hơn, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề dần trở lại bình thường, nhờ chính sách tháo gỡ khó khăn của Chính phủ cùng chính quyền địa phương và ban ngành, tổ chức, đặc biệt là sự phát huy nội lực của các các sản xuất, doanh nghiệp làng nghề để khôi phục sản xuất trong trạng thái bình thường mới.
Bài và ảnh: Nguyên Đàm
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 Kinh tế

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động
09:00 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 OCOP

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 Làng nghề, nghệ nhân