Dệt thổ cẩm của người K’Ho ở Lâm Đồng: Mong manh giữ nghề
Buôn làng vắng bóng người dệt thổ cẩm
Ở Đà Lạt, người K’Ho gồm ba nhóm tộc người: Chiêng (K’Ho Chil), Srê Và Lạch. Người Chiêng là một trong ba nhóm của người K’Ho, sống tại xã Lát, huyện Lạc Dương.
Trang phục xà-rông được coi là một trong những trang phục truyền thống của người Chiêng. Theo quan niệm của người Chiêng, bố mẹ phải truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho con gái từ nhỏ để văn hóa của họ vẫn giữ và không bị mất gốc. Vì thế, con gái đi lấy chồng bắt buộc phải biết dệt thổ cẩm. Đó cũng là nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số.
Dệt thổ cẩm trước đây được coi là nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho mọi người, tạo thu nhập tốt cho cuộc sống của những hộ dân ở xã Lát. Thế nhưng, khi chúng tôi tìm đường hỏi thăm về xã Lát để tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm thì đa số mọi người than vãn: “Giờ ở đó, ít người dệt lắm cô ơi! May ra chỉ còn 1-2 hộ dệt thôi! Mà dịp này ai cũng bận bịu cho việc thu hoạch cà phê…”. Chúng tôi ghé vào nhà của bà Rơong K’Pă - cụ bà gần 70 tuổi chia sẻ: “Mình không dệt thổ cẩm từ lâu rồi. Con cái cũng không ai theo nghề mà đi lên rẫy làm cà phê”. Vào thăm những ngôi nhà ở trong buôn, chúng tôi chỉ thấy những khung dệt thổ cẩm nằm im lìm ở góc nhà, vắng bóng người phụ nữ cần mẫn, tỉ mỉ bên khung dệt. Bản Lát ngày trước nhộn nhịp bao nhiêu thì bây giờ im ắng bấy nhiêu.
Đến một căn nhà hiếm hoi còn dệt thổ cẩm trong buôn, chúng tôi gặp bà Cơ Liêng K’Phước - một người phụ nữ gần 60 tuổi đang miệt mài bên khung dệt của mình, bà chia sẻ: “Mình biết dệt từ hồi còn rất nhỏ. Các sản phẩm mà mình đang dệt chứa đựng những văn hóa của người Chiêng. Để làm ra một chiếc một chiếc xà-rông được yêu thích tốn rất nhiều thời gian, đòi hỏi phải thật cần mẫn, tỉ mỉ. Dệt một tháng chỉ được một chiếc xà-rông nhưng bán ra chỉ được một triệu. Vì vậy, mọi người trong làng đều bỏ nghề hết để lên rừng làm rẫy kiếm thêm thu nhập”. Bên cạnh đó, mặt hàng làm bằng thủ công đòi hỏi độ tinh xảo, sự khéo léo của người dệt là rất quan trọng, mỗi đường chỉ, hoa văn của người thợ dệt như chính tâm hồn, nền văn hóa của người Chiêng gửi gắm trên mỗi sản phẩm.
Có nhiều người trong buôn không sống được bằng nghề dệt thổ cẩm tại nhà như truyền thống mà đã có sáng kiến mang cả khung dệt lên đỉnh núi Lang Biang, một điểm du lịch có đông du khách ghé thăm, để “dệt biểu diễn” và bán hàng ngay tại chỗ cho khách du lịch như trường hợp của chị Rơong Linda. Tuy khá phập phù nhưng cũng là một giải pháp linh hoạt đáng khuyến khích. Song nếu ai đó chịu khó quan sát thì dễ nhận ra điều này: Cho dù cả ngày không bán được món hàng nào thì trên gương mặt những người phụ nữ đó vẫn giữ vẻ bình thản, bình thản một cách lạ thường. Chỉ đơn giản một điều là họ dệt ở đó, ở chỗ có đông du khách, trước hết là để giữ nghề, sau đó là còn nhằm mục đích giới thiệu với du khách rằng người Chiêng, người Lạch, người Srê dưới chân núi Langbian có một nghề truyền thống dệt thổ cẩm rất độc đáo!
Chút hi vọng vào người trẻ
Trước nguy cơ nghề dệt thổ cẩm bị mai một, có những người như chị Cơ Liêng RoLan luôn trăn trở mong muốn gìn giữ nét văn hóa của dân tộc mình. Trước đây, cũng có người muốn đầu tư mở xưởng dệt thổ cẩm nhưng không xác định mục đích và đối tượng cụ thể nên triển khai dở dang rồi nản lòng từ bỏ. Chính vì vậy, chị đang lên đề án để phát triển làng nghề dệt thổ cẩm theo cách riêng của mình. Chị đứng ra thu mua sản phẩm, kêu gọi bà con ở trong làng cố gắng gìn giữ nghề dệt thổ cẩm. Chị hướng vào đối tượng khách hàng là những du khách và những người có ý thức và trân trọng nét đẹp văn hóa bản địa. Các sản phẩm của chị được bán cho khách du lịch và một phần sẽ lưu giữ lại những sản phẩm đó. Chị RoLan cùng một số người trong bản đang rất kỳ vọng với đề án này.
Trong làn gió se lạnh của núi rừng Lang Biang hòa cùng tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã, chúng tôi tạm rời xa vùng đất cao nguyên với những con người mộc mạc, chân chất mang đậm bản sắc văn hóa của người Chiêng. Hy vọng vào một ngày gần nhất, chúng tôi quay trở lại sẽ được giới thiệu từ những sản phẩm thổ cẩm từ những người K’Ho tâm huyết của xã Lát để giới thiệu đến bạn bè khắp năm châu.
THÙY DUNG
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc
15:39 Nông thôn mới

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
15:38 OCOP

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 Du lịch làng nghề