Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn

LNV - Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía bắc, khu vực nông thôn chiếm tới trên 70% dân cư; tỷ trọng nông nghiệp chiếm 11,5% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sau hơn mười năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đa số các địa phương mới chủ yếu tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng, việc phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân chưa được quan tâm đúng mức, việc đưa nông sản địa phương ra thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn do một số nguyên nhân, như:

Nhiều địa phương chưa xác định được các dòng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh; tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa địa phương chưa được phát huy và gắn với phát triển du lịch để tạo ra sự khác biệt của các sản phẩm; sản xuất đa số nhỏ, sản lượng thấp, việc liên kết chuỗi giá trị còn lỏng lẻo. Nhiều vùng nguyên liệu đã được hình thành, nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu thông tin dữ liệu sản xuất để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng... Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn hạn chế, mặc dù đây được coi là công cụ “hợp pháp” để bảo vệ doanh nghiệp và cũng là giấy thông hành đưa nông sản Việt ra thế giới.

Công nghiệp chế biến nông sản vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn là sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp; liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ của một số ngành hàng chưa chặt chẽ. Tổn thất sau thu hoạch còn cao. Sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao chưa nhiều. Hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nông sản còn thấp do các doanh nghiệp, đơn vị còn gặp khó khăn, nguồn lực để đầu tư hạn chế; đội ngũ cán bộ kỹ thuật, lao động có tay nghề cao còn thiếu…

Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương triển khai nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu, nhất là hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm qua các trang mạng xã hội; bán hàng trực tuyến trên hệ thống sàn giao dịch điện tử… Bên cạnh đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làm cho xuất khẩu nông sản trên bình diện cả nước bế tắc, những thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc, EU, Mỹ đóng băng, cộng thêm tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu… làm cho sản xuất nông nghiệp vốn đã khó khăn lại càng thêm nhiều thách thức.

Mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm tuy đã có cải thiện, nhưng việc tuân thủ và áp dụng các quy định hiện hành về quản lý chất lượng, ghi bao bì, nhãn mác theo các quy định của pháp luật vẫn còn hạn chế. Vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức, nhiều chủ thể chưa hiểu rõ và chưa chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận…), bảo hộ mẫu mã, bao bì, kiểu dáng công nghiệp…

Cơ chế, chính sách chưa đủ sức hấp dẫn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; thiếu các hoạt động mang tính chất kiến tạo cho sự phát triển và liên kết hiệu quả giữa các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân… làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, cũng như chất lượng xây dựng nông thôn mới.

Để từng bước khắc phục hạn chế, bất cập, nhằm xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất nông sản lớn; thuận lợi về giao thông, lao động, logistics, có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng cho các địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó có: Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019 – 2025; Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 20/4/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định việc áp dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn được xem là xu thế tất yếu trong trong thời đại 4.0. Đây được xem là giải pháp quan trọng để các sản phẩm OCOP nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Năm 2021, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”:

Xác định việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các chủ thể tham gia chu trình OCOP và năng lực cán bộ triển khai thực hiện chương trình là yếu tố quan trọng nên công tác tuyên truyền, tập huấn được chú trọng. Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các Trường Đại học trên địa bàn, các địa phương, đơn vị triển khai trên 10 hội thảo, 15 lớp tập huấn, 5 chương trình livestream với các nội dung: hỗ trợ các địa phương, chủ thể thực hiện chu trình OCOP; chuyển đổi số trong chương trình OCOP; hướng dẫn xây dựng kịch bản và kỹ thuật livestream bán sản phẩm OCOP trên mạng xã hội cho 500 lượt người và hàng nghìn lượt người (tham gia bằng hình thức trực tuyến). Tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông tuyên truyền về Chương trình OCOP: Xây dựng 06 phóng sự, phim tư liệu, chuyên đề phát sóng trên truyền hình Trung ương (VTV1, cổng thông tin đối ngoại vietnam.vn...); đăng tin, bài trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh; Biên tập và đăng tải 200 bài trên Trang thông tin điện tử nông thôn mới, Website OCOP Thái Nguyên (lũy kế đến ngày 07/12/2021 đã có trên 2,6 triệu lượt người truy cập).


Đồng chí Trần Nho Hưởng, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại Hội thảo


Công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm được coi trọng, nhằm kết nối và đưa sản phẩm ra thị trường. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỉnh Thái Nguyên đã khuyến khích các chủ thể OCOP đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội (Facebook, fanpage, Zalo, các trang thương mại điện tử), Website nông thôn mới, OCOP Thái Nguyên (đến nay, 60/68 doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng số và các trang mạng xã hội); tổ chức ngày hội trưng bày sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu nhân dịp các sự kiện của tỉnh (như: Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh Thái Nguyên). Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đã được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao trên hệ thống truyền thông đa phương tiện. Lắp đặt 100 biển hiệu giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các đơn vị cấp huyện, cấp xã; thiết kế và chế tác 1.500 huy hiệu OCOP Thái Nguyên nhằm quảng bá, tôn vinh các chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Giới thiệu 129 sản phẩm OCOP trên các sàn giao dịch điện tử (C- Thái Nguyên, Viettel, VinaPost, Voso, Sendo, Lazada, Amazon...). Xây dựng Website OCOP Thái Nguyên nhằm số hoá việc quản lý, đánh giá, xếp hạng và quảng bá phát triển các sản phẩm. Chủ trì 05 hội nghị (trực tuyến) kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã với các đối tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu trong và ngoài nước.


Áp dụng chuyển đổi số, bán hàng bằng hình thức livestream trực tuyến thông qua các kênh mạng xã hội của HTX Tâm Trà Thái

Khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khâu đột phá. Tỉnh Thái Nguyên đã triển khai các chính sách khoa học, công nghệ đối với các chủ thể tham gia chu trình OCOP, tư vấn và hỗ trợ gần 50 đơn vị phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm OCOP. Hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã và các chủ thể OCOP triển khai thực hiện Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương về Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam. Tư vấn, hỗ trợ cho 21 đơn vị trong việc thực hiện các ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng nông nghiệp (4.0), “Nông nghiệp bền vững, công nghệ cao”, “Nông nghiệp hữu cơ” “Nông nghiệp thông minh” vào tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong Chương trình OCOP. Đến nay, đã hỗ trợ cấp chứng nhận VietGap cho trên 500 ha chè; 300 ha lúa; 150 ha rau, củ, quả. Tư vấn cho 10 chủ thể xây dựng hệ thống tưới thông minh, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, điều hành sản xuất và bán hàng. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác, catalogue sản phẩm; hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch và Website quảng bá sản phẩm cho trên 100 doanh nghiệp, hợp tác xã; Xây dựng dữ liệu, ứng dụng phục vụ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm và cấp 500.000 tem truy xuất nguồn gốc cho 50 sản phẩm tham gia chu trình OCOP.


Dập tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Với những nỗ lực và cách làm sáng tạo, cùng với quyết tâm cao của các địa phương, đơn vị. Sau ba năm triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay toàn tỉnh có 129 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó có: 54 sản phẩm 3 sao, 73 sản phẩm 4 sao; 02 sản phẩm 5 sao). Chương trình OCOP đã tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn. Chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm được hình thành khép kín từ các khâu: nuôi, trồng - chăm sóc - thu hoạch - bảo quản - chế biến - đóng gói - quảng bá, xúc tiến thương mại - tiêu thụ sản phẩm. Quy mô vùng nguyên liệu được mở rộng, chuẩn hóa về quy trình chăm sóc, đạt tiêu chuẩn quốc gia và hướng tới xuất khẩu (như: VietGap, hữu cơ, an toàn sinh học,...), khả năng hội nhập toàn cầu có tiềm năng rất lớn. Giá trị kinh tế của các sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, công nghệ số đã đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh hơn nên doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20% - 50%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục thực hiện những giải pháp sau:

- Một là, Phát huy lợi thế của các địa phương, hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các sản phẩm theo các quy trình sản xuất, đạt tiêu chuẩn như: VietGAP, Organic, GlobalGAP, GMP, ISO, HACCP, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và thực hiện chuyển đổi số trong quản lý chất lượng đồng bộ, tăng cường năng lực chế biến và phát triển thị trường gắn với Chương trình OCOP.

- Hai là, Chú trọng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, đảm bảo quy chuẩn chất lượng để xuất khẩu sản phẩm hàng hoá. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, tham gia vào các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream). Xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, kết nối với Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia và góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

- Ba là, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, trong: xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP, gắn với giám sát - chứng thực của công tác quản lý nhà nước; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối với chương trình OCOP cấp độ quốc gia.

- Bốn là, Tăng nguồn lực và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, hỗ trợ chủ thể tham gia chu trình OCOP thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, ứng dụng công nghệ cao để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Năm là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức về phát triển các sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn./.

Bài, ảnh: Nguyễn Công Dũng
Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
(Bài viết thực hiện theo phối hợp từ VPĐP NTM TƯ)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Tin khác

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ hội Nông sản”.
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

LNV - Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên và trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

LNV - Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô; một phần cung cấp cho các địa phương khác và hướng đến xuất khẩu.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

LNV - Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024.
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với những tiềm năng du lịch phong phú và sản phẩm OCOP đa dạng. Việc phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Lạng Sơn không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, nông sản đặc sản của địa phương.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

LNV - Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

LNV - Phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Việc chú trọng vào khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, cùng với việc du nhập và phát triển các nghề mới, không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa địa phương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt  hóa thành sắc màu mùa xuân

Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân

LNV - Bao lì xì không chỉ là món quà mang lời chúc may mắn, mà còn là nét đẹp trong văn hóa phong tục của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Với những nét vẽ ngây thơ, trong sáng và giản dị trên bao lì xì, các em học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động