Công viên Đất nung Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam): Thế giới thu nhỏ trong công viên đất nung lớn nhất Việt Nam
Vườn đất nung giữ hồn nghề truyền thống
Phóng viên Thời báo Làng nghề Việt đến tìm hiểu Công viên Đất nung Thanh Hà đã thấy được nhiều điều độc đáo. Đây là công trình kiến trúc “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.
Không chỉ là công viên đất nung mà trên hết còn là bảo tàng nghề gốm của Việt Nam với hàng nghìn sản phẩm gốm, hiện vật gốm, tranh ảnh… có liên quan đến lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc gốm của Việt Nam. Công viên Đất nung Thanh Hà với mức đầu tư trên 22 tỷ đồng, rộng 5.800 m2, đóng ngay trên làng gốm Thanh Hà 500 năm tuổi. Công viên được thiết kế độc đáo, gồm hai bố cục chính mô phỏng chiếc lò gốm làng Thanh Hà: tòa nhà úp ba tầng dùng để lưu giữ những tác phẩm gốm truyền thống của làng từ xa xưa, tòa nhà ngửa cũng ba tầng để trưng bày và tổ chức các buổi triển lãm các sản phẩm gốm mới, thành lập các chợ thương mại, trong đó mỗi hộ dân sẽ có một lô riêng để giới thiệu sản phẩm do chính gia đình mình sản xuất ra.
Úc châu
Điều đặc biệt là du khách đến đây có thể chiêm ngưỡng cách làm gốm, tự tay sáng tạo các sản phẩm từ đất sét. Công viên Đất nung Thanh Hà được đánh giá là công viên gốm lớn nhất, đồng thời cũng là bảo tàng gốm “độc” nhất vô nhị của cả nước. Không gian công viên được cấu trúc gồm 9 khu riêng biệt: lò gốm, bảo tàng làng nghề, sản phẩm làng, chợ đất nung, thế giới thu nhỏ, vườn sắp đặt, trại sản xuất, gốm Sa Huỳnh - Chăm, các làng nghề truyền thống và triển lãm.
Gốm Việt
Điểm nhấn của Công viên Đất nung Thanh Hà là một thế giới thu nhỏ và bảo tàng sống của nghề gốm. Loạt kiệt tác là những công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nhân loại được tái hiện được tái hiện một cách rõ nét, sinh động và hấp dẫn. Đó là những công trình nghệ thuật như: tháp nghiêng Pissa (Ý), đền Taj Mahal (Ấn Độ), nhà hát Sydney (Úc), Nhà Trắng - White House (Mỹ), Kim Tự Tháp (Ai Cập), nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp)… hay lạc vào không gian khu vườn gốm đất nung của Việt Nam những thế kỷ trước. Đó là những làng gốm nổi tiếng một thời như gốm: Chu Đậu (Đại Việt), Mỹ Nghiệp (Chăm), Thanh Hà (Việt), Sa Huỳnh (Chăm)…
Tình yêu quê hương
Ý tưởng xây dựng Công viên Đất nung Thanh Hà là của anh Nguyễn Văn Nguyên (Giám đốc Công ty Nhà Việt Corp) để nhớ nghiệp của tổ tiên. Niềm đam mê lớn với đất sét đã thúc đẩy chàng trai 18 tuổi rời làng vào Sài Gòn học tập tại Trường Đại học Kiến trúc.
Trở thành một kiến trúc sư tài hoa đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Nhà Việt Corp ở TP.HCM, thế nhưng, ước muốn bảo tồn nét văn hóa truyền thống cũng như niềm khát khao đưa đồ gốm ở quê nhà đi xa hơn trên thị trường vẫn cháy bỏng trong anh. Nguyễn Văn Nguyên bắt đầu đưa ra nhiều ý tưởng về việc xây một công viên trưng bày đồ gốm nhằm giới thiệu quảng bá đến với quần chúng, du khách trong và ngoài nước ở nhiều nơi. Năm 2011, anh Nguyên đã có ý tưởng rất táo bạo, mang tính đột phá là bỏ tất cả trở về làng gốm Thanh Hà với quyết tâm cách tân đồ gốm
Song, trước ý tưởng xây dựng một công viên gốm lớn nhất cả nước để trưng bày, giới thiệu các sản phảm do làng Thanh Hà sản xuất của anh Nguyên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ dân làng. Nhất là những bậc trưởng bối có tay nghề lâu năm. Nhiều người e ngại sự mạo hiểm của anh bởi số tiền đầu tư khá lớn, lại được xây dựng ở một vùng quê nhỏ liệu có đủ sức để thu hút sự quan tâm của du khách và các nhà đầu tư? Nếu không thành công ý tưởng của anh cũng với những sản phẩm gốm Thanh Hà chỉ có nước đổ sông, đổ biển
Sự mạo hiểm của anh Nguyên cũng không khỏi làm cho gia đình lo lắng. Gặp sự phản đối gần như là hoàn toàn, nhưng anh Nguyên không nản lòng. Anh đến từng nhà các nghệ nhân làm gốm lâu năm, rủ rỉ giới thiệu mục đích và lợi ích của việc xây dựng nên công trình này. Đồng thời, anh cũng cam kết khi xây dựng xong, nó sẽ là công viên gốm lớn nhất, độc đáo nhất cả nước, tạo điều kiện mở ra hướng đi mới cho các sản phẩm gốm “trăm năm tuổi” này đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cuối năm 2011, dự án Công viên Đất nung Thanh Hà được khởi công trên khoảng đất trống của làng có diện tích 5.800m2. Sau gần 4 năm xây dựng, đến nay Công viên Đất nung đã được đưa vào sử dụng. Một nghệ nhân gốm Thanh Hà từng phản đối ý tưởng của anh Nguyên, nay đứng ngắm nhìn công trình đồ sộ, tấm tắc: “Nhìn dòng người đổ xô về làng để xem công viên gốm, vui mừng biết nhường nào. Giờ làng đã thay đổi hẳn, đồ gốm cũng mang một sức sống mới rồi”.
Hiện nay, Công viên Đất nung Thanh Hà mỗi ngày đón hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Không khí ở Thanh Hà bây giờ trở nên nhộn nhịp hẳn. Chứng kiến những nụ cười thích thú của mọi người, ạnh Nguyên không kìm nén nổi xúc động: “Công trình này là ước mơ của cả đời mình. Đất sét là hồn quê. Xa quê lâu rồi mà lòng mình vẫn vậy, sống chết cùng đất sét của làng, với nghề gốm truyền thống của cha ông”.
Làng gốm Thanh Hà ngày nay đã đổi mới. Biết bao du khách trong và ngoài nước phải khâm phục từ bàn tay con người Việt tài hoa làm nên những sản phẩm đất sét nung của cha, ông , tổ tiên để lại, phát huy, bảo tồn được những giá trị của người Việt nói chung, làng gốm Thanh Hà nói riêng… Đó còn là việc làm ý nghĩa tạo thêm dấu ấn du lịch cho phố Hội.
NGUYỄN MẠNH HÙNG
Tin liên quan
Tin mới hơn
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 Kinh tế
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 Làng nghề, nghệ nhân
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 Nghiên cứu trao đổi
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
10:55 Nông thôn mới