Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Công ty Điện lực Hưng Yên chuyển đổi số mang tiện ích đến khách hàng

LNV - Hiện nay, Công ty Điện lực Hưng Yên đã cơ bản hoàn thành công tác số hóa dữ liệu, xây dựng thành công kho dữ liệu, tập trung số hóa cho từng bộ phận, bao gồm: Số hóa các quy trình cung cấp dịch vụ điện và chăm sóc khách hàng; Chuẩn hóa và đảm bảo dữ liệu.

Năm 2024, Công ty Điện lực Hưng Yên tiến tới áp dụng công nghệ số cho lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đó là xây dựng hệ thống các báo cáo quản trị từ các dữ liệu đã thu thập được; Áp dụng công nghệ ở phạm vi rộng có sự kết nối giữa các phần mềm kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Nhân viên Điện lực Mỹ Hào hướng dẫn khách hàng một số tính năng mới App CSKH mới cập nhập
Nhân viên Điện lực Mỹ Hào hướng dẫn khách hàng một số tính năng mới App CSKH mới cập nhập

Thời gian qua, Công ty Điện lực Hưng Yên đã chủ động ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, công nghệ số vào mọi lĩnh vực hoạt động. Qua đó, cải tiến phương thức điều hành quản trị doanh nghiệp, hướng tới trở thành một doanh nghiệp số mà trong đó lấy khách hàng sử dụng dịch vụ điện làm trung tâm; Cung cấp các dịch vụ trực tuyến, minh bạch, vận hành hệ thống tin cậy với công nghệ tự động hoá hiện đại; Kết nối liên thông các quy trình nội bộ và cộng tác với khách hàng, đối tác; Vận hành thích ứng với nền kinh tế số. Công ty đã cơ bản xây dựng môi trường tương tác trên không gian số; Công tác sản xuất kinh doanh, vận hành lưới điện, các nghiệp vụ chuyên môn, tương tác giữa các đồng nghiệp, giữa các đơn vị trực thuộc, đơn vị trong ngành được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số thông qua các ứng dụng (App) liên thông nội bộ.

Công ty đã áp dụng nhiều App nghiệp vụ, giao tiếp khách hàng được sử dụng trên mạng xã hội, Zalo, Facebook, Web,… tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận các dịch vụ điện. Công ty tiếp tục nâng cao các dịch vụ điện trực tuyến trên các nền tảng số, khách hàng đã có thể sử dụng các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi qua các nền tảng trực tuyến như App chăm sóc khách hàng (CSKH) của EVNNPC, Website CSKH EVNNPC (https://cskh.npc.com.vn), cổng dịch vụ công quốc gia (http//dichvucong.gov.vn), …

Khách hàng trên địa bàn tỉnh đã quen với các ứng dụng và tiện ích sử dụng của ngành Điện. Chỉ cần thao tác ngay trên thiết bị di động là có thể sử dụng các tiện ích cũng như dịch vụ điện ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào để xử lý nhanh chóng. Các tiện ích được khách hàng sử dụng phổ biến như: Tra cứu, quản lý mọi thông tin về điện, từ lịch ghi chỉ số công tơ, lịch tạm ngừng cấp điện; Tra cứu các thông tin hoá đơn tiền điện, sản lượng điện tiêu thụ; Gửi các yêu cầu và theo dõi tiến độ thực hiện các dịch vụ điện ngay trên ứng dụng như dịch vụ cấp điện mới; thanh toán hoá đơn tiền điện, hỗ trợ giải đáp thắc mắc, …

Ông Nguyễn Đức Thông, Trưởng phòng Viên thông- Công nghệ thông tin, Công ty Điện lực Hưng Yên cho biết: Nhờ ứng dụng kịp thời những thành tựu của chuyển đổi số vào các mặt công tác từ sản xuất đến công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng của Công ty Điện lực Hưng Yên, Công ty đã đạt được những hiệu quả hoạt động đáng kể trong thời gian vừa qua. Để thích ứng với tốc độ phát triển hiện nay, Công ty Điện lực Hưng Yên sẽ tiếp tục ứng dụng, nghiên cứu chuyển đổi số phù hợp với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp như nâng cấp các phần mềm để phục vụ nhu cầu tốt hơn của khách hàng, phát triển thêm một số phần mềm mới, thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển của lưới điện thông minh.

Trước xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Hưng Yên vẫn tiếp tục nâng cao ứng dụng chuyển đổi số để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Việc chuyển đổi số không chỉ thực hiện trong thời gian ngắn mà phải có một quá trình mà đã thay đổi trong thói quen của khách hàng. Từ việc số hóa, chuyển đổi từ hình thức hợp đồng, hồ sơ giấy tờ vật lý sang định dạng điện tử tại các đơn vị điện lực đem lại sự cải thiện rất lớn đối với quy trình quản lý cung cấp dịch vụ điện theo hướng tiết kiệm tối đa chi phí, đạt hiệu quả cao trong công tác kinh doanh điện, như: Giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ hợp đồng, hồ sơ giấy tờ, giảm chi phí về nhân công, tiết kiệm nhân lực tham gia trong công tác cung cấp dịch vụ điện.

Ông Đoàn Minh Lăng- Phó Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần ABC Việt Nam trải nghiệm tính năng mới trên App CSKH
Ông Đoàn Minh Lăng- Phó Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần ABC Việt Nam trải nghiệm tính năng mới trên App CSKH

Ông Đoàn Minh Lăng, Phó Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần ABC Việt Nam, địa chỉ tại huyện Phù cừ (tỉnh Hưng Yên) nhận xét: “Việc chuyển đổi số của ngành Điện nhiều năm nay đã giúp khách hàng như chúng tôi đóng tiền điện bằng hình thức chuyển khoản hoặc trích nợ tự động. Khi được ngành điện hướng dẫn cài đặt và sử dụng các tiện ích qua ứng dụng App CSKH, tôi nhận thấy có nhiều chức năng, tiện lợi theo dõi. Thông qua App, Công ty và gia đình theo dõi được các thông tin về tiền điện, lịch sử thanh toán, thậm chí yêu cầu sửa chữa điện, rất hữu ích cho khách hàng. Chính vì thế CBCNV Công ty chúng tôi đã sử dụng các App ứng dụng của ngành điện và các tiện ích tại công ty và tại gia đình để tiện theo dõi, thanh toán. Hơn nữa, khi được mời sang Công ty Điện lực Hưng Yên để dự Hội nghị khách hàng, tôi thấy sự chuyên nghiệp từ khâu chăm sóc khách hàng và chuyển đổi số trong mọi dich vụ. Tôi ấn tượng nhất đó là phòng họp không giấy, chỉ với mã quét trên điện thoại thông minh, tôi có thể xem hết được các tài liệu mà Ban tổ chức đưa ra. Đó là bước chuyển đổi số chuyên nghiệp đem lại tiện ích và hiệu quả cao với nhân viên ngành Điện và khách hàng”.

Với những nỗ lực và quyết tâm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, Công ty Điện lực Hưng Yên đang từng bước thực hiện công tác đổi mới, sáng tạo, tích hợp công nghệ số vào mô hình quản trị sản xuất, kinh doanh, quản lý kỹ thuật, góp phần quan trọng vào lộ trình chuyển đổi số của ngành điện, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hưng Yên. Nhưng để công cuộc chuyển đổi số thành công và được các khách hàng hiểu và tích cực ứng dụng như bây giờ, ngành Điện Hưng Yên đã tích cực tuyên truyền và lan tỏa để tất cả khách hàng từ gần chục năm nay. Từ đó, bà con cùng thấy hữu ích và đã thay đổi thói quen thủ công bằng thiết bị, máy móc thông minh phù hợp với xu hướng chuyển đổi số của toàn xã hội. Công tác giới thiệu đến khách hàng để người dân hiểu và nắm bắt cũng như các tiện ích mà ngành điện đang áp dụng để phục vụ trên lưới điện và các dịch vụ điện ngày vàng hiệu quả hơn. Đó là là yếu tố tiên quyết trong việc chuyển đổi số thành công tại Công ty Điện lực Hưng Yên.

Đến nay, khách hàng của Công ty Điện lực Hưng Yên đã chủ động tìm hiểu thông tin dịch vụ điện qua nhiều kênh như website cskh.npc.com.vn, các dịch vụ mọi lúc, mọi nơi và liên tục 24/24h qua các kênh giao dịch trực tuyến như: App EVNNPC.CSKH; Cổng dịch vụ công Quốc gia (http://dichvucong.gov.vn); Trang Tổng công ty Điện lực miền Bắc- EVNNPC trên ứng dụng Zalo; Fanpage của Tổng công ty Điện lực miền Bắc trên Facebook, Fanpage của Công ty Điện lực Hưng Yên, Fanpage các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên...

Đặc biệt, chỉ với “một chạm” ngay trên thiết bị di động, thiết bị thông minh hoặc máy vi tính là khách hàng đã có thể dễ dàng tra cứu, nắm biết mọi thông tin về điện (từ lịch ghi chỉ số công tơ, lịch tạm ngưng cung cấp điện, hóa đơn tiền điện, dịch vụ cấp điện mới…). Hay cũng vẫn chỉ với một vài thao tác trên nền tảng không gian số, khách hàng sẽ thực hiện được toàn bộ các dịch vụ điện năng do ngành Điện cung cấp như: Đăng ký cấp điện mới, thanh toán tiền điện, thay đổi chủ thể, hoặc gia hạn hợp đồng mua bán điện, thay đổi công suất sử dụng điện, thay đổi mục đích sử dụng điện… Theo đó, đến hết tháng 4 năm 2024, tỷ lệ cung cấp dịch vụ điện theo phương thức điện tử Công ty đạt 100%; Tỷ lệ cung cấp dịch vụ điện trực tuyến đạt cấp độ 4 là 100%.

Công ty Điện lực Hưng Yên tiếp nhận giải quyết 58 hồ sơ dịch vụ điện của khách hàng tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hưng Yên, thời gian và thủ tục giải quyết cấp điện đúng quy định. Công ty đã tiếp nhận 4.480/4.788 yêu cầu dịch vụ điện qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, đạt tỷ lệ 93,57%. Công tác tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng qua Trung tâm chăm sóc khách hàng (TTCSKH) với tỷ lệ ngày càng tăng. Lũy kế đến hết tháng 04/2024, tổng số cuộc gọi và ý kiến lên TTCSKH là 27.542 phiếu, trong đó TTCSKH xử lý 9.111 phiếu (chiếm 33,08%), PC Hưng Yên tiếp nhận và xử lý 18.431 phiếu, chiếm 66,92% tổng số yêu cầu. Tỷ lệ phiếu yêu cầu bị quá hạn tiếp nhận là 0,64%; Tỷ lệ phiếu bị quá hạn xử lý là 0,43%; Tỷ lệ yêu cầu của khách hàng được thực hiện đúng thời gian cam kết (bao gồm những yêu cầu TTCSKH xử lý đã loại trừ phiếu trễ do nguyên nhân khách quan) đạt 99,72%. Chương trình tin nhắn chăm sóc khách hàng qua tiện ích mạng xã hội được đẩy mạnh, lũy kế đến tháng 04/2024 Công ty đã gửi 1.817.525 tin nhắn qua Zalo.

Nhân viên Công ty Điện lực Hưng Yên tiếp nhận yêu cầu dịch vụ về điện qua Trung tâm hành chính công của tỉnh
Nhân viên Công ty Điện lực Hưng Yên tiếp nhận yêu cầu dịch vụ về điện qua Trung tâm hành chính công của tỉnh

Với những nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của Điện lực Hưng Yên đạt được nhiều kết quả tích cực, cùng với đó là đảm bảo vận hành điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Quý 1 năm 2024, Công ty Điện lực Hưng Yên đã có những kết quả hết sức ấn tượng, Công ty được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đánh giá và ghi nhận là Công ty trực thuộc đạt giải Nhất toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, với mục tiêu hướng đến nâng cao chất lượng công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, thời gian tới, bên cạnh việc thực hiện đúng các quy trình, quy định của Ngành, Công ty sẽ đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại để gia tăng các trải nghiệm tiện ích về các dịch vụ điện đến với khách hàng.

Cùng với đó, 4 tháng đầu năm 2024, Công ty Điện lực Hưng Yên tiếp tục ứng dụng các phần mềm, cùng các thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển của lưới điện thông minh. Trong đó, trọng tâm là nâng cao năng lực quản lý và khai thác vận hành hiệu quả thiết bị đối với lưới điện 110kV và lưới điện phân phối; nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh điện năng; nâng cao năng lực quản lý dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; áp dụng chức năng giám sát dữ liệu mất điện thu thập từ hệ thống công tơ đo xa và trên phần mềm OMS; Triển khai phần mềm quản lý máy biến áp; Quản lý thông tin khách hàng (CMIS3.0)...”,

Năm 2024, Công ty Điện lực Hưng Yên đặt mục tiêu tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin theo từng giai đoạn và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, qua đó tăng thu nhập cho người lao động. Công ty Điện lực Hưng Yên tiếp tục tổ chức vận hành và tuân thủ đúng theo quy trình, quy định, không vi phạm quy trình, không xảy ra tai nạn lao động trong sản xuất kinh doanh, vận hành an toàn ổn định hệ thống lưới điện. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tạo bước chuyển biến tích cực nâng cao chỉ số hài lòng của khách hàng với Công ty; Cải tiến trình tự thủ tục hành chính nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được sử dụng các dịch vụ tư vấn tốt nhất, thông tin chính xác, kịp thời, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Công ty Điện lực Hưng Yên quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu như điện thương phẩm > 5,8 tỷ kWh; Tỷ lệ tổn thất < 2,75%; Giá bán điện bình quân > 1.955 đ/kWh; Chỉ tiêu tiếp cận điện năng ≤ 05 ngày làm việc; Thu, nộp tiền điện đạt 100% kế hoạch; Tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt > 99%; Tỷ lệ yêu cầu của khách hàng được thực hiện đúng thời gian quy định: ≥ 99,6%;Tỷ lệ cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử: 100%; Tỷ lệ cung cấp dịch vụ điện trực tuyến đạt cấp độ 4: 100%; Tỷ lệ các công việc hiện trường sử dụng thiết bị di động và cập nhật dữ liệu online đạt 100%; Thay thế lắp đặt công tơ điện tử đạt 100%; không có phương tiện đo đếm quá hạn.

Đinh Văn Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

LNV - Nói đến anh Nguyễn Văn Bính (SN 1996) thợ sửa chữa xe máy ở khu 3 Đào Xá, Phú Thọ, thì người dân các xã ven Sông Đà khu vực các xã Đào Xá, Thanh Thủy, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ và các xã Vật Lại, Cổ Đô của TP Hà Nội có nhiều người biết đến.
Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, nổi bật có Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại, những làng nghề truyền thống như Trát Cầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Thường Tín (nay là xã Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được bản sắc riêng với đôi bàn tay tài hoa của những người thợ.
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

LNV - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn là "chìa khóa" cho phát triển du lịch bền vững. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những năm qua, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực biến những giá trị văn hoá truyền thống này thành tài nguyên quý giá. Qua đó, không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Xứ Lạng.
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 140.600 đồng/kg.

Tin khác

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

LNV - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai giao chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cho 58 xã, phường mới vào sáng ngày 3/7, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đưa ra “mệnh lệnh thép”, nhằm mục đích xây dựng kiến tạo tỉnh Gia Lai mới bứt phá thần tốc, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

LNV - Thực hiện có hiệu quả những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân..., giai đoạn 2021 - 2025, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

LNV - Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Định liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với hai đại dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và du lịch nghỉ dưỡng - tài chính quốc tế. Đây được đánh giá là những bước đột phá chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng tầm vị thế địa phương trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

LNV - Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty SYRE Impact AB.
Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

LNV - Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

LNV - Khô cá lóc – một món ăn tưởng chừng mộc mạc, dân dã nay đang dần trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thức quà mang hương vị tuổi thơ, khô cá lóc còn đại diện cho mô hình sinh kế bền vững gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc địa phương. Trong đó, có thể kể đến hai sản phẩm tiêu biểu: Khô cá lóc Thạnh Hưng (Long An) và Khô cá lóc vị xưa “Khô cá Rừng Tràm” (An Giang). Hai thương hiệu với hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một khát vọng - lưu giữ hồn quê và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

LNV - Sáng 10-6, tại Phú Thọ, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

LNV - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị trong bối cảnh chính quyền cấp huyện sắp kết thúc hoạt động, đối với các dự án do cấp huyện là chủ đầu tư, phải có hướng xử lý, giải pháp chuyển tiếp đối với các dự án, bảo đảm yêu cầu về giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí.
Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025

LNV - Tính đến hết tháng 5 năm 2025, tỉnh Bình Định thu hút được 50 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 16.224,7 tỷ đồng. Con số này không chỉ đạt 50% chỉ tiêu năm mà còn tăng tới 108,3% về số lượng dự án và tăng 521,5% về tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Giao diện di động