Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Chuyện vượt khó, làm giàu của thanh niên miền núi Ba Vì

LNV - Thông qua chương trình “Thanh niên sáng tạo làm kinh tế giỏi” do Thành đoàn Hà Nội phát động, đã có nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Ba Vì vượt khó, làm giàu trên chính quê hương mình. Đặc biệt, nhiều tấm gương sáng là thanh niên dân tộc Mường, Dao ở 7 xã vùng núi của huyện Ba Vì. Họ, với những mô hình kinh tế hiệu quả đã giúp tạo việc làm ổn định cho gia đình và cộng đồng, có thu nhập cao, góp phần hạn chế, ngăn chặn phát sinh tệ nạn xã hội.


Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Bùi Thanh Hải (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) cho doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm.


Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

12h trưa, sau khi hoàn thành công việc của Đoàn xã, anh Bùi Thanh Hải, người dân tộc Mường ở xã Ba Trại (huyện Ba Vì) lại tất tả đi về trang trại chăn nuôi, nơi đàn lợn, đàn gà đang chờ đến bữa. Ai từng đến trang trại của gia đình anh Hải sẽ thấy khuôn viên, chuồng trại được giữ sạch, gọn gàng, đàn lợn trong chuồng béo tròn, đàn gà hàng nghìn con đang mải miết ăn...

Sau 3 năm miệt mài đi các nơi "tìm thầy" để học cách chăn nuôi lợn gà, năm 2017, anh Hải chính thức khởi nghiệp bằng 300 triệu đồng, mua 100 con lợn, 2.000 con gà giống. Cũng từ đó, công việc chăn nuôi dần ổn định, phát triển. Đến nay, đàn lợn đã tăng lên 200 - 300 con, đàn gà 6.000 con. Tổng vốn đầu tư cơ sở vật chất chuồng trại, thức ăn, con giống của gia đình anh Hải lên đến 2,5 tỷ đồng, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng/năm.

Hằng năm, Đoàn xã Ba Trại phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều buổi tập huấn về phát triển kinh tế như phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gà; đưa đoàn viên, thanh niên đi tham quan những mô hình làm kinh tế giỏi ở huyện và khu vực lân cận. Anh Hải cũng tích cực tham gia các buổi tập huấn để tiếp thu thêm kiến thức. Các buổi tập huấn hiệu quả này đã giúp anh Hải và nhiều hộ chăn nuôi khác hiểu rõ hơn về cách phòng, chống, chữa bệnh cho gà, lợn, bò... “Nhờ nắm bắt kiến thức về chăn nuôi nên năm 2020, khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi và cúm gà, tôi đều có biện pháp phòng chống tốt nên vật nuôi của gia đình không nhiễm dịch. Dự kiến thời gian tới, tôi tiếp tục mở rộng chuồng trại, nuôi thêm đàn lợn nái để sản xuất lợn giống và lợn thương phẩm với số vốn khoảng 1 tỷ đồng” - anh Hải phấn khởi chia sẻ.

Theo Bí thư Đoàn xã Ba Trại Doãn Hữu Thành, toàn xã có hơn 200 đoàn viên, thanh niên, chủ yếu đi lao động tại các xưởng sản xuất, mộc, xây dựng... Còn khoảng 40% số thanh niên đang làm kinh tế với hình thức chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, trồng cây chè, bưởi... tại địa phương. “Những trường hợp làm kinh tế giỏi như Bùi Thanh Hải được nhiều đoàn viên, thanh niên ở các xã trong huyện như Tản Lĩnh, Minh Quang đến học hỏi kinh nghiệm” - Bí thư Đoàn xã Ba Trại Doãn Hữu Thành chia sẻ thêm.

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp - gà trắng, lên tới hơn 10.000 con, anh Man Văn Thái ở thôn Choóng, người dân tộc Mường ở xã Yên Bài (huyện Ba Vì) cũng đang là tấm gương sáng để nhiều đoàn viên, thanh niên địa phương học tập. Anh Thái cho biết, gia đình phối hợp với một công ty chăn nuôi, nên chủ yếu chỉ bỏ vốn đầu tư chuồng trại và thêm 1.500 - 2.000 con gà/lứa, còn công ty đầu tư 8.000 con giống/lứa, thức ăn và bao tiêu gà thương phẩm. Theo anh Thái, đây là một mô hình hợp tác sản xuất kinh doanh khá hiệu quả và người chăn nuôi không phải lo tìm đầu ra cho gà thương phẩm, giá cả lại ổn định.

Theo Bí thư Đoàn xã Yên Bài Nguyễn Văn Luân, trên địa bàn xã hiện có 5 mô hình trang trại chăn nuôi gà và các mô hình chăn nuôi đà điểu, bò sữa, lợn, trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, cây chè... của các đoàn viên, thanh niên, cho doanh thu từ 500 triệu đến hàng tỷ đồng/năm.

Không chỉ phát triển kinh tế trang trại, nhiều đoàn viên, thanh niên ở huyện Ba Vì còn khởi nghiệp bằng các ngành nghề khác, đơn cử như đoàn viên Nguyễn An Công ở xã miền núi Khánh Thượng với mô hình kinh doanh xe đạp, xe máy điện kết hợp kinh doanh hàng tiêu dùng, vốn khởi nghiệp khoảng 200 triệu đồng. Hiện cửa hàng của anh Nguyễn An Công tạo việc làm cho 3 - 5 lao động với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm...

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, nhiều cán bộ Đoàn xã trên địa bàn huyện Ba Vì thường xuyên giới thiệu cho các đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là những thanh niên ở 7 xã miền núi của huyện, tham gia những lớp tập huấn của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hợp tác xã nông nghiệp của địa phương để tìm hiểu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển nghề phụ... Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất được các cơ sở Đoàn đặc biệt chú trọng.

Bí thư Đoàn xã Ba Trại Doãn Hữu Thành cho biết thêm: Đoàn xã Ba Trại đang duy trì 1 tổ Tiết kiệm vốn vay với nguồn vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ba Vì để hỗ trợ đoàn viên vay vốn, giải quyết việc làm tại địa phương. Hiện, tổng dư nợ do tổ chức Đoàn quản lý đạt hơn 2 tỷ đồng. Nguồn vốn vay được các đoàn viên, thanh niên xã Ba Trại sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao và nhiều đoàn viên đang nỗ lực vươn lên làm giàu.

Theo Bí thư Huyện đoàn Ba Vì Triệu Sinh Tuyển, địa bàn huyện hiện có 132 mô hình kinh tế của các đoàn viên, thanh niên, tập trung vào những lĩnh vực vườn ao chuồng, nuôi ong lấy mật, trang trại chăn nuôi lợn, gà, bò thịt, giun trùn quế, ếch thương phẩm... Đáng nói, có nhiều mô hình của các đoàn viên, thanh niên người dân tộc thiểu số ở các xã miền núi đang cho hiệu quả khả quan, thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm.

Đó là mô hình trồng bưởi Diễn của anh Nguyễn Văn Hoàng (xã Khánh Thượng), anh Phùng Văn Tuấn (xã Ba Trại); mô hình nuôi đà điểu của anh Nguyễn Tuấn Anh, mô hình kinh doanh du lịch Homestay Thung lũng bản Xôi của chị Hoàng Thị Ánh (xã Yên Bài); mô hình chăn nuôi lợn, gà của đoàn viên Bùi Thanh Hải (xã Ba Trại)... Nhiều mô hình đã giúp giải quyết việc làm cho 10 - 15 lao động với thu nhập từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, Huyện đoàn Ba Vì cũng tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc thực hiện các dự án cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn... nhằm kịp thời hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp, đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định. Tính từ năm 2017 đến nay, Huyện đoàn Ba Vì đã giúp hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên được vay vốn để phát triển kinh tế, có việc làm, góp phần ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu. Đồng thời, Huyện đoàn tiếp tục duy trì thường xuyên 6 dự án vay vốn theo dự án Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn với tổng số vốn vay 660 triệu đồng và 13 tổ tiết kiệm vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp gần 500 đoàn viên, thanh niên vay với tổng số vốn hơn 22,35 tỷ đồng.

“Thời gian tới, Huyện đoàn Ba Vì tập trung xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã thanh niên tại từng địa phương nhằm phát huy lợi thế của từng vùng, nhất là ở các xã vùng núi có thanh niên dân tộc thiểu số Mường, Dao. Điển hình như mô hình trồng và chế biến chè sạch tại xã Ba Trại; trồng, chế biến cây dược liệu ở xã người Dao Ba Vì...; tiếp tục phát triển các mô hình chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, lợn, gà, mở cửa hàng kinh doanh...” - Bí thư Huyện đoàn Ba Vì Triệu Sinh Tuyển nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Ánh Dương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025.
Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

LNV - Sinh năm 1987, anh Bùi Văn Tú, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thành An (Thạch Thành) không chỉ là một cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt huyết với các phong trào đoàn thanh thiếu nhi ở địa phương, mà còn là một trong những người tiên phong, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển mô hình nuôi dúi.
Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

LNV - “Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và là điểm đến tin cậy của những doanh nghiệp công nghệ tầm vóc khu vực và quốc tế!” là thông điệp mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn gửi đến cộng đồng startup, doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6.
Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

LNV - Sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định và Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia là hai chương trình đặc biệt quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

LNV - Nhận thấy nghề làm men lá truyền thống của người Mông đang dần bị mai một, cô gái trẻ bỏ việc ở Hà Nội để về quê Hà Giang khởi nghiệp và đã tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động